candyshop_ntk

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro .Một trong những nội dung hoạt động của ngân hàng thương mại ( NHTM ) là huy động tiền nhàn rỗi từ những người thừa vốn để cho những người thiếu vốn vay với mục đích thu hồi được tiền gốc và lãi cho vay vào một thời điểm nhất định tog tương lai . Tuy nhiên , hoạt động cho vay của ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro khiến cho ngân hàng có thể không thu hồi được hoạc không thu hồi đủ tiền gốc và lãi khi đến hạn . Trong lịch sử hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã từng xảy ra những vụ án lớn bắt nguồn tự rủi ro tín dụng, như vụ Epco – Minh Phụng . Chính vì vậy , việc quản trị rủi ro tín dụng luôn phải đi kèm với hoạt động tín dụng.
Cùng với thời gian , tính chất của rủi ro tín dụng cũng thay đổi khi các doanh nghiệp phải cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trong việc đưa ra những sản phẩm và dịch vụ nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế .Vì vậy , họ sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro tín dụng nhiều hơn . Các NHTM phải đối mặt với mức độ rủi ro tín dụng ( hay rủi ro dối tác ) ngày càng tăng không chỉ ở các khoản cho vay mà còn ở những công cụ tài chính khác như giao dich ngoại hối , swaps , trái phiếu , cổ phiếu , quyền lựa chọn , bảo lãnh… Chính vì vậy việc quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng là rất quan trọng, thường xuyên được các ngân hàng quan tâm.
Với tầm quan trọng như vậy ,sâu thời gian học tập tại trường và thực tập tại ngân hàng TMCP VP bank em đã lựa chọn đề tài :
“Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank” .
Đề tài của em gồm ba phần :
Chương I : Một số vấn đề chung về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng Thương mại .
Chương II : Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank
Chương III : Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP bank.
Trong đề tài này em đi sâu vào thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank , từ đó đưa ra một số giải pháp theo ý kiến của bản thân em.Do kiến thức có hạn nên trong bài làm của em còn nhiều thiếu sót cần sửa chữa . Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô cùng ban lãnh đạo ngân hàng, các anh chị tại phòng tín dụng của ngân hàng.
Em xin chân thành Thank !



CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG , RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Ngân hàng thương mại và vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường .
1.1.1 Khái niệm NHTM :
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng của nền kinh tế, đóng vai trò như một guồng máy bôi trơn các dòng tiền lưu thông trong nền kinh tế , chuyển tiết kiệm thành đầu tư , thúc đảy nền kinh tế phát triển .
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về NHTM :
Theo quan điểm của Peter S.Rose : ” Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất -đặc biệt là tín dụng tiết kiệm và cá dịch vụ thanh toán –và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế .”
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học : “ NHTM là một doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh trên kĩnh vực đặc biệt là tiền tệ và tín dụng.”
Theo Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam : “ Hoạt động Ngân hàng TMCP VP Bank hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng TMCP VP Bank hàng với nọi dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.”
1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại .
Với hai nghiệp vụ cơ bản là huy động vốn và cấp tín dụng , cùng với việc mở rộng thêm các dịc vụ thanh toán , bảo lãnh ... Ngân hàng đang ngày càng trở thành tổ chức tài chính quan trọng , có vai trò sống còn đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
1.1.2.1 NHTM là một trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế
Chuyển tiết kiệm thành đầu tư là hoạt động chủ yếu của NHTM . thông qua việc trả lãi cho người gửi tiết kiệm Ngân hàng thu hút các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư rồi sử dùng nguồn tiến huy động được này cho các nhà đầu tư ,các tổ chức , cá nhân có nhu cầu về vốn vay tiền để thu lãi .Qua đó, ngân hàng tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế , đó là : các cá nhân / tổ chức có thu nhập lớn hơn chi tiêu ( có tiết kiệm ) và cá nhân / tổ chức có thu nhập thấp hơn chi tiêu ( Không có tiết kiệm) .Thấy được nhu cầu của hai bên , Ngân hàng đã đứng ra làm trung gian cho hai nhóm này gặp nhau , qua đó bên thừa vốn sẽ chuyển tiền sang cho bên thiếu vốn còn ngân hàng thì thu được phí (lãi).Như vậy cả ba bên đều có lợi.
Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp dịch vụ tiết kiệm với những khoản tiền nhỏ (vài trăm nghìn hay một vài triệu )không có khả năng đầu tư sinh lãi nhiều (đầu tư chứng khoán). Dịch vụ này phục vụ hầu hết cho mọi người, có nhiều tiện ích không những tiết kiệm được một khoản tiền mà còn có lãi .
1.1.2.2 Ngân hàng thương mại là trung gian thanh toán trong nền kinh tế.
Bằng việc thay mặt khách hàng của mình (cá nhân, tổ chức) ngân hàng thực hiện việc thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ . Ngân hàng đang ngày càng đa dạng hoá các hình thức thanh toán (séc, uỷ nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ thanh toán …) đồng thời cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử ngày càng hiện đại, tiện lợi ,nhanh chóng ,tiết kiệm chi phí và thời gian cho khách hàng …Ngày nay, ngân hàng đang dần trở thành trung gian thanh toán lớn nhất ở hầu mỗi quốc gia , phục vụ đắc lực và có hiệu quả cho nền kinh tế.
1.1.2.3. NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế :
Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính thuộc sở hữu Nhà nước, có chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ , tín dụng .Thông qua chính sách tiền tệ quốc gia đặc biệt là qua công cụ nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn , các NHTM giúp Nhà nước có thể điều tiết vĩ mô nền kinh tế . Thông qua nghiệp vụ tín dụng thương mại của ngân hàng các chính sách đó đã mở rộng khối lượng cung ứng tiền tệ trong lưu thông đáp ứng nhu cầu sản xuất và tái sản xuất của các doanh nghiệp , đồng thời thu hẹp khối lượng tiền tệ trong lưu thông khi có lạm phạt cao xảy ra.
1.1.2.4. Ngân hàng thương mại là cấu nói giũa nền tài chính trong nước và nền tài chính quốc tế.
Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế , thì việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước khác trên thế giới đang ngày càng trở nên cần thiết . Sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó, vì vậy nền tài chính của mỗi quốc gia cũng cần được hoà nhập với nền tài chính quốc tế. Các ngân hàng thương mại cùng với hoạt động kinh doanh của mình có một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hội nhập này.Với các nghiệp vụ kinh doanh như nhận tiền gửi , cho vay, thanh toán , nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ khác … , Ngân hàng đã tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển mạnh mẽ đồng thời góp phần điều tiết nền tài chính trong nước ổn định và phù hợp hơn với nền tài chính quốc tế.
1.1.3 Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại.
1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng. Để trang trải các chi phí hoạt động và đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng thì các NHTM không thể chỉ dựa vào vốn tự có mà còn phải huy động thêm từ các nguồn khác.Khi nền kinh tế trong nước ngày càng phát triển thì các NHTM ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn trong hoạt động huy dộng vốn vì nếu không huy động được vốn , hoạt động của NHTM sẽ không đạt được hiệu quả, không có hay đạt được ít lợi nhuận, thậm chí có thể bị thua lỗ , dẫn tới phá sản khi đó hậu quả rất lớn không chi với ngân hàng má còn với cả nền kinh tế
Các hình thức huy động vốn của NHTM là:
• Nhận tiền gửi :nhận tiền gửi là một dich vụ của ngân hàng để bảo quản tiền hộ người gửi tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn cho họ. Đây là nguồn tiền rất quan trọng , có tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng . Để có thể gia tăng nguồn tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng liên tục đã đưa ra và thực hiện hiều hình thức huy động với lãi suất cũng như chương trình khuyến mãi hấp dẫn khác nhau.
• Tiền vay: tiền gửi là nguồn quan trọng nhất mà các ngân hàng luôn muốn huy động nhưng khi cần một lượng vốn lớn mà nguồn cung tiền gửi không đáp ứng hết được , các ngân hàng phải đi vay mượn thêm. Ở nhiều nước , ngân hàng Trung Ương thường quy định tỷ lệ giữa nguồn tiền huy động và vốn của chủ. Do vậy nhiều ngân hàng vào những giai đoạn cụ thể phải vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả do khả năng huy động bị hạn chế . Cá hình thức vay vồn của NHTM : Vay NHNN; Vay các tổ chức tín dụng khác; vay trên thị trường vốn thông qua phát hành giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu , trái phiếu).
• Ngoài ra,các NHTM cũng có thể nhận vốn nợ khác như : vốn uỷ thác, nguồn trong thanh toán.
1.1.3.2.Hoạt động sử dụng vốn :
Đây là việc ngân hàng sử dụng nguồn vốn của mình ( vốn chủ sở hữu, vốn huy động) và các nguồn vốn khác để cho vay đối với các chủ thể đi vay và thực hiện đầu tư. Đây là hoạt động quan trọng quyết định đến khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại. Hoạt động này bao gồm:
• Hoạt động quản lý ngân quỹ : với vai trò là thủ quỹ cho nền kinh tế ngân hàng có trách nhiệm chi trả kịp thời mọi nhu cầu của khách hàng gửi tiền .Chính vì vậy các NHTM luôn phải giữ một lượng tiền dự trữ dưới dạng tiền mặt trong két hay tiền gửi tại ngân hàng khác . Đây là loại tài sản có tính lỏng cao nhất nhưng khả năng sinh lời rất thấp nên các NHTM luôn muốn hạn chế tới mức tối đa lượng tài sản này.NHNN thường quy địng lượng tiền này của các ngân hàng Thương mại.
• Hoạt động tín dụng : đây là nghiệp vụ đòi hỏi phải có nguồn huy động lớn nhất và là nghiệp vụ quan trọng nhất trong quản lý các tài sản “có” của ngân hàng .Tín dụng bao gồm nhiều hình thức như cho vay , cho thuê tài chính , chiết khấu và bảo lãnh.
• Hoạt động đầu tư tài chính: Bên cạnh hoạt động thu lợi chính là tín dụng , ngân hàng còn sử dụng vốn đầu tư vào các tổ chức kinh tế khác hay mua chứng khoán (cổ phiếu công ty , chứng khoán Chính Phủ …) , mua trái phiếu Chính Phủ . Nguồn vốn sử dụng trong hoạt động này không lớn như trong hoạt động tín dụng nhưng đã tạo ra tính chủ động, đa dạng hoá trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ đó giảm thiểu rủi ro , nâng cao khả năng sinh lời cho ngân hàng .
1.1.3.3 Các hoạt động kinh doanh khác
Ngoài các nghiệp vụ cơ bản nói trên thì hiện nay ngân hàng đang mở rộng các dịch vụ tài chính khác bên cạnh đó là đa dạng hóa các sản phẩm của mình để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế và đáp ứng nhu cấu ngày càng cao của khách hàng . Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động thương mại đã thúc đẩy quá trình thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng . Với rất nhiều cách thanh toán mới đã đem lại cho khách hàng rất nhiều tiện ích hấp dẫn , đáp ứng được nhu cầu của họ. Ngoài ra , việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào ngành ngân hàng đã giúp cho việc thu thập và xử lý thông tin nhanh , chính xác hơn. Việc kết nối Internet toàn cầu đã làm xuất hiện nhiều dịch vụ tài chính mới như E-banking ,Home-banking , thẻ ATM, Visa, Mastercard …
1.1.4 Hoạt động tín dụng tại ngân hàng thưong mại.
1.1.4.1 Khái niệm :
Loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM là tín dụng , phản ánh hoạt động đặc trưng của các ngân hàng .Thuật ngữ “ Tín dụng “được xuất phát từ gốc Latinh “Creditum” , có nghĩa là sự tin tưởng và tín nhiệm lẫn nhau . Đây là những tài sản mà NHTM cung cấp cho khách hàng với điều kiện khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi vào một thời điểm nào đó trong tương lai . Như vậy là yếu tố thời gian đã xen lẫn vào , cũng vì có sự xen lẫn đó nên dễ có sự bất trắc , rủi ro xảy ra ,và cũng cần có sự tín nhiệm , sử dụng sự tín nhiệm của nhau nên mới có danh từ tín dụng.
Theo quản điểm của K.Mác , tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người này sang người khác .Sau một thời gian nhất định , lượng giá trị này quay lại nhưng lúc này giá trị mới đã lớn hơn lượng giá trị ban đầu .Theo quan điểm này thì khái niệm tín dụng có ba nội dung chính , đó là tính chuyển nhượng tạm thời của một lượng giá trị ,tính thời hạn và tính hoàn trả.
Theo quan điểm kinh tế hiện đại , tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn , gồm cả đi vay và cho vay . Đây là mối quan hệ tiền tệ giữa một bên là Ngân hàng - một tổ chức kinh doanh tiền tệ với một bên là các tổ chức , cá nhân trong xã hội .
Còn theo Luật tổ chức tín dụng của Việt nam:
“ Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có , nguồn vốn huy động để cấp tín dụng .”
“Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bắng các nghiệp vụ cho vay , chiết khấu , cho thuê tài chính , bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.”
1.1.4.2 Đặc trưng cơ bản của hoạt động tín dụng :
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất cho các NHTM nên các ngân hàng luôn mong muốn mở rộng , phát triển hoạt dộng này cả về quy mô và chất lượng . khi nền kinh tế càng phát triển , thì doanh số cho vay của các NHTM càng tăng nhanh và các hình thức cho vay ngày càng đa dạng hơn. Ở các nước phát triển hàng đầu trên thế giới, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại đã chuyển đần từ ngán hạn sang trung-dài hạn. Trong khi đó , ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam , hoạt động tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn. Nguyên nhân là do sự thiếu an toàn của các khoản đầu tư dài hạn (trong đó có những tác nhân chủ yếu như trình độ quản lý , chức năng động của chủ đầu tư , tình hình tăng trưởng , lạm phát….) và do cơ cấu nguồn huy động chủ yếu vẫn là ngắn hạn.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là một lĩnh vực rất phức tạp và chịu nhiều tác động từ môi trường kinh tế. Vì thế , để có thể hiểu rõ về tín dụng , ta cần tìm hiểu những nét đặc trưng quan trọng của nó :
• Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của hầu hết các ngân hàng . Phần lớn nguồn tiền ngân hàng huy động được là để cho vay và thu lãi từ khoản tiền đó . Vì vậy, hiệu quả hoạt động tín dụng rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của ngân hàng, ảnh hưởng đến các chiến lược kinh doanh của ngân hàng .
• Tín dụng là hoạt động có mức độ rủi ro tiềm ẩn rất cao. Thông thường , ngân hàng chỉ cho khách hàng vay khi thấy không có rủi ro xảy ra với khoản tiền cho vay. Nhưng phán đoán của các nhà ngân hàng không phải bao giờ cũng chính xác vì có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới việc trả nợ ( nguyên nhân khách quan và chủ quan ). Mặt khác trình độ nghiệp vụ và đạo đức của cán bộ tín dụng trong ngân hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cho vay của ngân hàng .Do vậy , rủi ro là khách quan , là không thể tránh khỏi trong hoạt động cho vay của ngân hàng, ( theo quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng )
• Hai hình thức chủ yếu của hoạt động tín dụng là cho vay ( bằng tièn ) và cho thuê ( bất đọng sản và động sản ). Trước đây , hoạt động tín dụng chỉ là cho vay bằng tiền. Chính vì vậy mà nhiều lúc thuật ngữ ‘tín dụng “ và “ cho vay” được coi là đồng nghĩa với nhau. Nhưng những năm gần đây, bên cạnh cho thuê vận hành và cho thuê tài chính , ngân hàng còn cung cấp hoạt động chiết khấu và bảo lãnh cho khách hàng.
• Hoạt động Tín dụng của ngân hàng phải tuân thủ theo nguyên tắc hoàn trả (cả vốn và lãi ).Do đó khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng người cho vay ( ngân hàng ) phải có cơ sở để tin rằng người di vay sẽ trả khoản nợ ( tiền vay và lãi )đủ và đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong việc quản lý tín dụng của ngân hàng. Trên khía cạnh pháp lý , các văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng ,khế ước ….. thực chất là lệnh phiếu, trong
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG , RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Ngân hàng thương mại và vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường . 3
1.1.1 Khái niệm NHTM : 3
1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại . 3
1.1.2.1 NHTM là một trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế 4
1.1.2.2 Ngân hàng thương mại là trung gian thanh toán trong nền kinh tế. 4
1.1.2.3. NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế : 5
1.1.2.4. Ngân hàng thương mại là cấu nói giũa nền tài chính trong nước và nền tài chính quốc tế. 5
1.1.3 Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại. 5
1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn. 5
1.1.3.2.Hoạt động sử dụng vốn : 6
1.1.3.3 Các hoạt động kinh doanh khác 7
1.1.4 Hoạt động tín dụng tại ngân hàng thưong mại. 8
1.1.4.1 Khái niệm : 8
1.1.4.2 Đặc trưng cơ bản của hoạt động tín dụng : 9
1.1.4.3 Ý nghĩa hoạt động tín dụng đối với NHTM: 10
1.1.4.4. Các loại hình tín dụng của Ngân hàng thương mại : 11
1.2Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại . 13
1.2.1 Khái niệm và bản chất của rủi ro tín dụng : 13
1.2.1.1Khái niệm 13
1.2.1.2. Bản chất 14
1.2.2Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng . 14
1.2.2.1 Những nguyên nhân bất khả kháng: 15
1.2.2.2 Những nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay ; 16
1.2.2.3 Những nguyên nhân thuộc về ngân hàng : 17
1.3 Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại 18
1.3.1Các chỉ tiêu đo lường và phản ánh rủi ro tín dụng 18
1.3.2 Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại 20
1.3.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng 23
1.3.3.1 Các nguyên tắc cần thiết để đảm bảo an toàn tín dụng. 23
1.3.2.2 Xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề . 31
1.3.3 Vài nét về quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và quy định của Uỷ ban Basel. 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA 37
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK) 37
2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank 37
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank. 37
2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động: 39
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank qua các chỉ tiêu tài chính – kinh tế: 40
2.1.4 Các hoạt động nghiệp vụ chính 44
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn. 44
2.1.4.2. Hoạt động tín dụng: 47
2.1.4.3 Hoạt động kinh doanh khác. 49
2.2 Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank. 53
2.2.1 Những rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank. 53
2.2.3 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank. 55
2.2.3.1 Thành tựu đạt được : 55
2.2.3.2 Những hạn chế trong công tác phòng ngừa , xử lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng VP Bank. 61
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOÀI QUỐC DOANH VP BANK 64
3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank trong thời gian tới . 64
3.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng 65
3.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ ngân hàng 65
3.2.1.1 Năng lực điều hành của cán bộ ban lãnh đạo ngân hàng 65
3.2.1.2.Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng 66
3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng 67
3.2.3.Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng 68
3.2.3.1.Cần nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng bằng hình thức thế chấp, cầm cố. 68
3.2.3.2.Bảo lãnh 70
3.2.3.3.Thực hiện bảo hiểm tín dụng 71
3.2.4.Xử lý món vay có vấn đề 72
3.2.5.Mở rộng cạnh tranh 73
3.2.5.1.Mở rộng quan hệ tín dụng nhằm phân tán rủi ro 73
3.2.5.2.Đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ tín dụng 73
3.2.5.3.Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng 74
3.3.Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP VP Bank. 76
3.3.1 Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP VP Bank 76
3.3.2 Kiến nghị với NHNN 77
3.3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ : 78
KẾT LUẬN 80


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top