ngptin1

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 11 tháng 01 năm 2007 Nước Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) điều này cũng đồng nghĩa với việc nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập mạnh và gắn kết với nền kinh tế thế giới. Với lộ trình mở cửa trong vòng 7 năm theo cam kết, cạnh tranh thị phần ngân hàng Việt Nam hứa hẹn sẽ rất gay gắt khi ngày càng có nhiều Ngân hàng nước ngoài muốn nhảy vào. Nói cách khác, thách thức lớn nhất đối với các NHTM Việt Nam khi mở cửa đó chính là gia tăng áp lực cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến nay các Ngân hàng nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam dưới các hình thức: 34 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 4 Ngân hàng liên doanh và trên 40 văn phòng thay mặt đến từ hơn 10 quốc gia, hiện tập trung chủ yếu tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết các Ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam đều trong Top 1.000 ngân hàng lớn trên thế giới. Tăng trưởng nhanh, sinh lời và thâm nhập sâu thị trường - đó là những dấu hiệu khởi sắc của các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua.
Điểm yếu của các NHTM Việt Nam là quy mô tài chính còn rất nhỏ (trung bình từ 20 đến 250 triệu USD); tỉ lệ nợ xấu theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế còn lớn; 5 NHTMNN (trong đó có NHCT Việt Nam) chiếm thị phần tín dụng đến 75% nhưng tổng vốn tự có cũng chỉ trên 1 tỷ USD, chưa đạt hệ số an toàn vốn tối thiểu (8%), khả năng tăng vốn và xử lý nợ xấu của các NHTMNN còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, sản phẩm dịch vụ của các NH trong nước còn đơn điệu, tính tiện ích chất lượng chưa cao. Việc mở cửa thị trường tài chính nội địa sẽ làm tăng rủi ro thị trường về giá cả, tỷ giá, lãi suất. Hệ thống các NH trong nước sẽ phải đối mặt với các rủi ro khủng hoảng, các cú sốc kinh tế tài chính khu vực và trên thế giới khi lan truyền; mất dần lợi thế về khách hàng và hệ thống kênh phân phối. Một thách thức nữa mà chính các NHTM trong nước sẽ phải tự giải quyết đó là việc có thể một bộ phận khách hàng chiến lược của hệ thống NHTM đang hưởng sự bảo hộ của Nhà nước (nhất là DNNN sản xuất trong các lĩnh vực nhiên liệu, sắt thép, xi măng, phân bón, giầy, hoá chất) khi họ làm ăn kém hiệu quả sẽ tăng rủi ro đối với các ngân hàng.
Vậy giải pháp gì để Hệ thống NHTM Việt Nam có thể hội nhập thành công, đủ sức cạnh tranh và đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng nước ngoài đang ồ ạt xâm nhập trong cơ chế mở cửa thị trường của Việt Nam như hiện nay? Đây là một câu hỏi thật sự rất bức bách và cấp thiết song lại không thể thực hiện nhanh chóng trong ngày một ngày hai mà phải là cả một quá trình chuyển biến, đổi mới, cải tạo, hoàn thiện của cả Hệ thống NHTM Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây các DNVVN ở Việt Nam được hình thành và từng bước hoàn thiện theo xu hướng năng động tích cực, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên một trong những khó khăn lớn mà các DNVVN gặp phải hiện nay là vấn đề vốn. Vốn là nhân tố quyết định năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, năng lực thị trường, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp…Làm thế nào để có vốn đầu tư và sử dụng vốn có hiệu quả là bài toán nan giải đặt ra cho các nhà quản lý doanh nghiệp, đồng thời nó cũng thu hút sự quan tâm của các nhà tài trợ chẳng hạn như các Ngân hàng thương mại. Bởi vì hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp cao hay thấp có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đến thu nhập của các nhà tài trợ trong đó phải kể đến các nhà tài trợ là các ngân hàng. Để mở rộng cho vay và không ngừng nâng cao chất lượng cho vay đối với các DNVVN đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có các giải pháp cụ thể cho vấn đề này.
Đề ra những giải pháp thiết thực cho hệ thống các NHTM Việt Nam và các DNVVN Việt Nam phải chăng là hai mặt của một vấn đề?
Xuất phát từ tình hình thực tế trên và qua thời gian nghiên cứu công tác tín dụng đối với DNVVN tại Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh, tui chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với DNVVN tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tĩnh.” với tiêu chí thu thập những kiến thức cần thiết để phục vụ quá trình học tập và công tác sau này đạt hiệu quả cao, nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng cho vay nói chung và chất lượng cho vay đối với DNVVN nói riêng tại Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của NHCT Hà Tĩnh vì sự phát triển bền vững của Ngân hàng trong tương lai đi lên cùng đất nước; sánh ngang tầm cùng Hệ thống NHTM trong nước cũng như cạnh tranh và đứng vững trước sự thâm nhập của các Ngân hàng nước ngoài.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề có tính lý luận cơ bản về DNVVN. Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng cho vay ngân hàng đối với DNVVN tại Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh trong những năm qua.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với DNVVN tại Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Chủ yếu tập trung nghiên cứu nâng cao chất lượng cho vay ngân hàng đối với DNVVN.
 Phạm vi nghiên cứu: Được thực hiện tại Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh qua các năm 2005 - 2007.
 Phương pháp nghiên cứu: Đề tài vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế chủ yếu, từ phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, cho đến phương pháp tổng hợp phân tích, so sánh, phương pháp toán học.
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ và hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các Ngân hàng Thương mại.
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tĩnh.
Chương3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tĩnh.
Chương 1
Lý luận chung về Doanh nghiệp vừa và nhỏ và hoạt động cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Tại các Ngân hàng Thương mại

1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo luật Doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, có tài sản riêng, có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh.
Việc đưa ra khái niệm chính xác về doanh nghiệp vừa và nhỏ là khó có thể mà hầu hết các nước đều nghiên cứu tiêu thức để phân biệt DNVVN với các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên không thể đưa ra tiêu thức thống nhất để phân biệt DNVVN với doanh nghiệp lớn cho tất cả các nước mà tuỳ từng giai đoạn, từng lĩnh vực ngành nghề, song chủ yếu đều dựa trên hai tiêu thức là: Tổng số vốn sản xuất kinh doanh và số lượng lao động của doanh nghiệp.
Như ở Mỹ, một doanh nghiệp có mức lợi nhuận hàng năm dưới 150 ngàn USD được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hay ở Nhật Bản, một doanh nghiệp sản xuất có dưới 300 lao động hay vốn đầu tư dưới 1 triệu USD được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Còn ở Việt Nam, theo nghị định 90/2001/NĐ - CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ quy định: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hay số lao động sử dụng trung bình hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội cụ thể của từng ngành và từng địa phương mà có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai tiêu chí vốn và lao động hay một trong hai tiêu chí nói trên.
Theo Nghị định 90/NĐ - CP của Chính phủ thì DNVVN bao gồm các doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty Cổ phần, hợp tác xã hay liên minh hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo Nghị định 02/2000/NĐ - CP.
1.1.2. Những đặc điểm chủ yếu của DNVVN
DNVVN là một loại hình doanh nghiệp nên nó mang đầy đủ đặc điểm của một doanh nghiệp. Ngoài ra DNVVN có những đặc điểm riêng sau:
 DNVVN có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt do vậy dễ thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh: Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ là điều kiện thuận lợi để chủ doanh nghiệp quản lý và giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động nội bộ trong doanh nghiệp. Điều này cho phép DNVVN giảm thiểu sai lệch thông tin do giảm bớt cấp trung gian hơn so với doanh nghiệp lớn. Cũng do đặc trưng có quy mô vừa và nhỏ nên các DNVVN có tính linh hoạt cao hơn các doanh nghiệp lớn. Điều này được thể hiện DNVVN có thể nhanh chóng điều chỉnh các mục đích, mục tiêu và chiến lược hành động trong mỗi giai đoạn, thời điểm để thích ứng với tình hình thị trường. Do vậy DNVVN dễ thích nghi với điều kiện kinh doanh.
 DNVVN cần vốn đầu tư ban đầu ít, tốc độ thu hồi vốn nhanh, hiệu quả kinh tế cao. Vì loại hình DNVVN có quy mô vừa phải nên yêu cầu về vốn đầu tư sản xuất không quá lớn (dưới 10 tỷ) hơn nữa chu kỳ sản xuất thường ngắn nên vòng quay của mỗi đồng vốn nhanh, hiệu quả kinh tế đem lại cao.
 DNVVN có lợi thế trong việc nắm bắt nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng để sản xuất ra các sản phẩm phù hợp. Cụ thể các DNVVN cung ứng ra thị trường khối lượng sản phẩm lớn, đa dạng và phong phú về chủng loại thoả mãn được nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng. Một số DNVVN có khả năng cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao thay thế được hàng nhập khẩu, từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế như hàng may mặc cao cấp, đồ gốm kỹ nghệ, đồ trạm khảm, mây tre đan…
 DNVVN tham gia vào hầu hết các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, có đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước: Các DNVVN hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và hoạt động dưới nhiều hình thức như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ sở kinh tế cá thể khác.
 DNVVN có khả năng nắm bắt và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp lớn. Trong thời đại bùng nổ khoa học công nghệ ngày nay, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh về sản phẩm, về thị phần tiêu thụ mà còn cạnh tranh gay gắt về công nghệ và kỹ thuật. Đối với một DNVVN việc đầu tư đổi mới một dây truyền công nghệ đòi hỏi số vốn bổ sung không nhiều lại có thể thu hồi vốn nhanh hơn các doanh nghiệp lớn. Lợi thế này giúp các DNVVN nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá bán, nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời giảm được thiệt hại do sự lạc hậu lỗi thời của dây truyền công nghệ cũ.
1.1.3. Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế thị trường
Trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, sự tồn tại nhiều hình thức sản xuất kinh doanh, nhiều loại hình doanh nghiệp với quy mô và trình độ phát triển khác nhau là một tất yếu khách quan. Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những vai trò riêng biệt, song so với các doanh nghiệp lớn, DNVVN có những vai trò sau:
1.1.3.1. DNVVN tham gia giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định xã hội
Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh
Bảng 2.4: Tình hình cho vay đối với DNVVN của Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh
Bảng 2.5: Tình hình thu nợ đối với DNVVN của Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ cho vay đối với DNVVN của Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh
Bảng 2.7: Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN theo thành phần kinh tế
Bảng 2.8: Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN theo thời gian
Bảng 2.9: Tình hình dư nợ cho vay đối với DNVVN theo bảo đảm (đối với DNVVN vay > 50 triệu đồng
Bảng 2.10: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNVVN của Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh
Bảng 2.11 Mức sinh lời từ hoạt động cho vay DNVVN
Bảng 2.12 Số lượng DNVVN vay vốn tại Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh



Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương 1: Lý luận chung về Doanh nghiệp vừa và nhỏ và hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các Ngân hàng Thương mại. 3
1.1.Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3
1.1.2. Những đặc điểm chủ yếu của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 4
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường. 5
1.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 7
1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. 7
1.2.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng. 8
1.2.3. Phân loại tín dụng ngân hàng. 9
1.2.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 11
1.3. Chất lượng cho vay và sự cần thiết nâng cao chất lượng cho vay đối với các DNVVN. 13
1.3.1. Khái niệm chất lượng cho vay. 13
1.3.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng cho vay đối với DNVVN. 14
1.3.3. Các chỉ tiêu đo lường chất lượng cho vay 15
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với DNVVN.. 18
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tĩnh 25
2.1.Những nét cơ bản về hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tĩnh 25
2.1.1.Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tĩnh. 25
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tĩnh. 26
2.1.3.Hoạt động dịch vụ 30
2.1.4.Kết quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công Hà Tĩnh………….31
2.2.Thực trạng chất lượng cho vay đối với DNVVN tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tĩnh. 32
2.2.1.Tình hình cho vay, thu nợ đối với DNVVN 33
2.2.2.Tình hình dư nợ đối với DNVVN 35
2.2.3.Chỉ tiêu nợ quá hạn của DNVVN. 39
2.3.Đánh giá chung về chất lượng cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng Công thương Hà Tĩnh. 39
2.3.1. Kết quả đạt được. 39
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tĩnh. 41
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với DNVVN tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tĩnh. 45
3.1.Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tĩnh. 45
3.1.1.Phương hướng hoạt động chung của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tĩnh. 45
3.1.2. Định hướng hoạt động đầu tư cho DNVVN tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tĩnh. 47
3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với DNVVN tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tĩnh. 47
3.2.1.Ngân hàng cần đảm bảo sự bình đẳng thực sự giữa các khách hàng là các DNVVN đến xin vay vốn, có định hướng đầu tư đúng đắn cho các DNVVN. 48
3.2.2.Củng cố và hoàn thiện mạng lưới thu thập và xử lý thông tin về các DNVVN. 49
3.2.3.Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đối với khách hàng là DNVVN. 50
3.2.4.Hoàn thiện các hình thức bảo đảm tiền vay. 52
3.2.5.Tăng cường biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro và các biện pháp xử lý nợ quá hạn. 53
3.2.6.Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 56
3.2.7.Tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ Ngân hàng. 56
3.3.Một số kiến nghị về nâng cao chất lượng cho vay đối với DNVVN tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tĩnh. 57
3.3.1.Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước. 57
3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam. 60
3.3.3.Kiến nghị với doanh nghiệp. 62
Kết luận 65
Danh mục tài liệu tham khảo 66

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu PNJ Silver theo định hướng khách hàng tại thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top