Covell

New Member

Download miễn phí Luận văn Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp - Thực tiễn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4





MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: Cơ sở pháp lý về hợp đồng giao nhận thầu xây lắp 2

I. Cơ sở lý luận về hợp đồng giao nhận thầu xây lắp 2

1. Quan hệ kinh tế trong cơ chế thị trường định hướng XHCN 2

1.1. Kinh tế thị trường 2

1.2. Kinh doanh 4

1.3. Quan hệ kinh tế 7

1.4. Hoạt động giao nhận thầu xây lắp 9

2. Hợp đồng 10

2.1. Khái niệm 10

2.2. Đặc điểm 11

2.3. Hợp đồng kinh doanh, thương mại 11

3. Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp 13

II. Chế độ pháp lý của hợp đồng giao nhận thầu xây lắp 17

1. Hệ thống văn bản hiện hành điều chỉnh 17

2. Chế độ pháp lý của hợp đồng giao nhận thầu xây lắp 19

2.1. Chế độ giao kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp 19

2.2. Chế độ thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây lắp 28

2.3. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng giao nhận thầu xây lắp 32

2.4. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng 37

Chương II: Thực tiễn về pháp luật hợp đồng giao nhận thầu xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 40

I. Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 40

1. Quá trình phát triển của công ty 40

2. Ngành nghề kinh doanh 41

3. Cơ cấu tổ chức 42

4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 43

4.2. Nguồn nhân lực của công ty 44

4.3. Định hướng phát triển của công ty 45

II. Thực tiễn về hợp đồng giao nhận thầu xây lắp tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 47

1. Thực tiễn về giao kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp tại công ty 47

1.1. Căn cứ giao kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp 47

1.2. Các bên tham gia giao kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp 47

1.3. Nội dung của hợp đồng giao nhận thầu xây lắp tại công ty 48

1.4. Hình thức trình tự ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp của công ty 54

1.5. Biện pháp bảo đảm hợp đồng giao nhận thầu xây lắp 55

2. Thực tiễn về thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây lắp tại công ty 56

2.1. Quá trình thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây lắp 56

2.2. Việc thanh lý hợp đồng giao nhận thầu xây lắp của công ty 61

2.3. Thưởng phạt hợp đồng và xử lý tranh chấp hợp đồng trong hoạt động giao nhận thầu xây lắp 63

Chương III: Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng giao nhận thầu xây lắp 65

I. Khái quát về thực tiễn hợp đồng giao nhận thầu xây lắp 65

1. Thực tiễn về hợp đồng giao nhận thầu xây lắp tại công ty 65

2. Thực trạng về hợp đồng giao nhận thầu xây lắp của nước ta hiện nay 72

3. Xu hướng phát triển của hợp đồng giao nhận thầu xây lắp trong tương lai 73

II. Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật hợp đồng giao nhận thầu xây lắp 74

1. Kiến nghị với việc xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật hợp đồng giao nhận thầu xây lắp 74

2. Kiến nghị đối với công ty 81

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC THAM KHẢO 88

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hòa giải không có quyền quyết định hay áp đặt bất kỳ vấn đề gì nhằm ràng buộc các bên tranh chấp.
Điểm khác nhau cơ bản giữa hòa giải và thương lượng, đó là trong hòa giải luôn có sự xuất hiện của người thứ ba làm trung gian, tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp, còn thương lượng thì không có sự xuất hiện của bên thứ ba mà là sự tự giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Về mặt hiệu lực thì hòa giải có những hạn chế. Đó là, thỏa thuận giải quyết bằng hòa giải không có tính chất bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay của tòa án mà nó dựa trên sự tự nguyện thi hành của các bên tranh chấp. Hiệu lực cao nhất của thỏa thuận giải quyết bằng hòa giải chỉ giống như một điều khoản của hợp đồng ràng buộc các bên.
c. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài
Đây là cách giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thông qua các Trọng tài do các bên thỏa thuận lựa chọn. Thực chất đây là việc giao tranh chấp cho một bên thứ ba là Trọng tài viên để họ xem xét, giải quyết và ra quyết định cuối cùng. Theo Pháp lệnh trọng tài thương mại (quy định tại khoản 3 Điều 2) thì “Trọng tài thương mại là cách giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh này quy định”.
Hiệu lực của phán quyết trọng tài: Với tư cách là một tổ chức phi chính phủ, trọng tài thương mại không có cơ quan cấp trên nên phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, có hiệu lực kể từ ngày được công bố, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm như bản án sơ thẩm của tòa án, cũng không có thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Nếu quyết định của trọng tài không bị tòa án hủy bỏ theo đơn yêu cầu của một trong các bên thì nó sẽ được thi hành. Như vây, quyết định trọng tài có thể được cưỡng chế thi hành nếu như quyết định này là hợp pháp\
d. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Đây là cách giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của tòa án nếu không có sự tuân thủ sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.
Việc các bên lựa chọn tòa án nào để giải quyết tranh chấp là do sự thỏa thuận của các bên khi xảy ra tranh chấp. Khi lựa chọn tòa án để giải quyết tranh chấp các bên cần lưu ý đến thẩm quyền của tòa án theo cấp, theo lãnh thổ, theo sự lựa chọn của nguyên đơn, được quy định tại Điều 29, điều 33, 34, 35, 36 Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
Thuận lợi của cách giải quyết tranh chấp tại Tòa án là phán quyết của tòa án có tính ràng buộc và cưỡng chế cao, việc thi hành được thực hiện theo quy định của pháp luật (Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 14/01/2004). Tuy nhiên, cách này có bất lợi đó là thủ tục xét xử công khai nên các bên khó gữ được bí mật và quá trình xét xử kéo dài, phức tạp.
Như vậy, mỗi cách giải quyết tranh chấp đều có những ưu, nhược điểm riêng, do đó các bên trong quan hệ hợp đồng cần lựa chọn cách nào phù hợp và thuận lợi nhất cho chính mình.
Chương II: Thực tiễn về pháp luật hợp đồng giao nhận thầu xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4
I. Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4
Công ty được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103010772 do Phòng kinh doanh Sở kế hoạch & đầu tư Hà nội cấp.
Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 (viết tắt ICON4)
Trụ sở chính: 243A Đê La Thành- Láng Thượng- Đống Đa- Hà Nội
Điện thoại: 04.7668776
Email: [email protected]
Người thay mặt theo pháp luật: Tổng giám đốc Nguyễn Minh Cương
Vốn điều lệ: 45 tỷ đồng Việt nam
Tổng số cán bộ công nhân viên: 7103 người
1. Quá trình phát triển của công ty
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4- Tổng công ty xây dựng Hà nội được chuyển từ doanh nghiệp nhà nước hạng 1- Công ty xây dựng số 4 sang công ty cổ phần theo quyết định số 2370/QĐ- BXD ngày 26/12/2005
Công ty xây dựng số 4 được thành lập ngày 18/10/1959 tiền thân từ hai đơn vị công trường nhà máy Phân đạm Hà Bắc và Công ty kiến trúc khu Bắc Hà nội. Trên 47 năm xây dựng và trưởng thành công ty đã lớn mạnh dần từ một văn phòng thay mặt tại Hà nội đến nay công ty đã có 03 chi nhánh 13 xí nghiệp và các đội xây dựng. Công ty đã huy động mọi nguồn vốn hiện có tăng cương năng lực tiếp thị tham gia đấu thầu thi công nhiều công trình xây dựng quy mô lớn trong và ngoài nước. Đồng thời Công ty đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị thi công hiện đại phù hợp với công nghệ mới, kỹ thuật mới có hiệu quả cao, nhằm tăng tỷ trọng cơ giới hóa trong việc thi công xây dựng các công trình, dự án và tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Công ty hết sức quan tâm đến đào tạo xây dựng xây dựng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật, cán bộ quản lý, chuyên viên giỏi ở tất cả các lĩnh vực. Đến nay, công ty ICON4 có đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, được tuyển chọn kỹ luôn tiếp thu những công nghệ tiên tiến cùng sự năng động nhạy bén tiếp xúc với các thị trường mới, công ty ký kết được rất nhiều hợp đồng xây dựng các công trình, dự án công nghiệp, dân dụng, giao thông lớn trong phạm vi cả nước góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và tích lũy của đơn vị.
Về thi công xây dựng các công trình dân dụng, công trình áp dụng công nghệ thi công mới, các đơn vị trực thuộc công ty cũng không ngừng phát triển nâng cao năng lực, cùng với sự trưởng thành của các đơn vị trực thuộc đã tạo điều kiện để công ty vươn tới làm tổng thầu từ quy hoạch, khảo sát, thiết kế đến thi công các dự án khu công nghiệp, khu đô thi mới, khu nhà ở chung cư cao tầng. Một số công trình dân dụng công ty đã và đang thi công: Nhà khách văn phòng chính phủ, Nhà làm việc văn phòng quốc hội
Về thi công các công trình giao thông hạ tầng, công ty đã và đang khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực thi công này qua dự án: Đường Hồ Chí Minh, Nâng cấp cải tạo quốc lộ 10 đoạn R6
Trong lĩnh vực thi công xây lắp, công ty luôn coi trọng việc ứng dụng tiến bôn kỹ thuật công nghệ mới tăng cường hợp tác với các tổ chức nước ngoài. Công ty đã vươn lên làm chủ và chiếm lĩnh thị trường về thi công nhà ở cao tầng Ngoài việc đảm nhận thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, hạ tầng với vai trò là nhà thầu. Công ty còn tham gia làm chủ đầu tư khu nhà ở, đô thị mới như: Dự án Làng Quốc tế Thăng Long . Dù thi công các công trình với vai trò là nhà thầu hay là chủ đầu tư và xây dựng phát triển khu đô thị thì với nguồn nhân lực dồi dào và thiết bị thi công hiện đại. Với bề dày kinh nghiệm 47 năm về xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 công ty đã trở thành một doanh nghiệp đa ngành nghề, đa sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: xây lắp, sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng, đầu tư dự án và kinh doanh nhà ở hoạt động trong nước và ngoài nước.­
2. Ngành nghề kinh doanh
- Nhận thầu, tổng thầu xây dựng các công trình xây dựng, công nghiệp giao thông, thủy lợi, bưu điện, hạ tầng kỹ thuât, đường dây và trạm biến thế điện, trang trí nội ngoại thất
- Tư vấn, tổng thầu vốn đầu tư và xây dựng các dự án đầu tư xây dựng bao gồm: Lập và thẩm tra dự án, dự án đầu tư; tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát và quản lý dự án; tư vấn công nghệ thiết bị và tự động hóa; khảo sát địa hình, địa chất thủy văn, đo đạc công trình, thí nghiệm; thiết kế lập tổng dự toán và thẩm tra thiết kế tổng dự toán; thiết kế quy hoạch chi tiết các khu dân cư, khu chức năng đô thị, khu công trình; kiểm định chất lượng công trình và các dịch vụ tư vấn khác
- Sửa chữa phục hồi và phục chế các công trình di tích lịch sử
- Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng đô thị, khu dân cư, khu công nghệ cao, khu kinh tế mới, khu chế xuất, khu công nghiệp; kinh doanh bất động sản, dịch vụ cho thuê nhà, quản lý khai thác dích vụ các khu đô thị mới
- Khai thác, sản xuất, chế biến, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn, vận tải, bốc xếp dịch vụ giao nhận hàng hóa
- Đầu tư, kinh doanh du lịch, thương mại dịch vụ, nhà hàng, khách san, đồ thủ công mỹ nghệ, rượu, bia, nước giải khát, nước sạch, hàng tiêu dùng.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu xây dựng máy móc, thiết bị, phụ tùng, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, phương tiện vận tải
- Cung cấp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành điều hòa không khí, điện lạnh, thiết bị phòng cháy nổ, thang máy, sửa chữa xe máy thi công xây dựng
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật
3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Nguyên tắc quản trị và điều hành của công ty: công ty hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tôn trọng pháp luật.
Cơ quan quyết định cao nhất của công ty là: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ). ĐHĐCĐ bầu Hội đồng quản trị (HĐQT) để quản lý công ty, bầu Ban Kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị, điều hành công ty. Điều hành hoạt động của công ty là Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm.
4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở pháp lý cho việc giao kết và thực tiễn thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu của các công ty hà Khoa học Tự nhiên 0
B Chế độ pháp lý về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ Luận văn Kinh tế 2
C Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao Luận văn Kinh tế 0
N Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại công ty xây dựng sông Đà II Công nghệ thông tin 0
V Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác giao dịch và hợp đồng xuất nhập khẩu tại công ty xuất nhập Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) theo quy định của pháp luật Việt Nam - Thực trạng Luận văn Kinh tế 0
A Nghiên cứu một số giao thức bảo vệ thông tin trong thỏa thuận hợp đồng điện tử Hệ Thống thông tin quản trị 0
N Nghiên cứu Luật kết hợp và thử nghiệm khai phá cơ sở dữ liệu hợp đồng giao nhận vận tải tại công ty STC Việt Nam Hệ Thống thông tin quản trị 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top