vanchungvnn

New Member

Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu các thành phần kinh tế ở Việt Nam và sự hình thành các tổng công ty và tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam





MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 5

1. Khái niệm về thành phần kinh tế 5

1.1 Định nghĩa thành phần kinh tế 5

1.2 Các thành phần kinh tế của Việt Nam 5

1.3 Thành phần kinh tế Nhà nước 5

1.3.1 Vai trò của kinh tế Nhà nước 5

1.3.2. Định hướng phát triển kinh tế nhà nước theo hướng phân loại và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước 5

1.4 Thành phần kinh tế tập thể 6

1.4.1 Vai trò của kinh tế tập thể 6

1.4.2 Định hướng phát triển 6

1.5 Thành phần kinh tế tư bản nhà nước 6

1.5.1 Vai trò của kinh tế tư bản nhà nước 6

1.5.2 Định hướng phát triển 7

1.6 Thành phần kinh tế tư nhân 7

1.6.1 Vai trò của kinh tế tư nhân 7

1.6.2 Định hướng phát triền Thành phần kinh tế tư nhân 7

1.7 Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 7

1.7.1 Vai trò của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 8

1.7.2 Định hướng phát triển 8

1.8 Cơ sở tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần 8

2. Căn cứ để phân chia thành phần kinh tế của Việt Nam 8

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨC NỀN KINH TẾ NHIỀN THÀNH PHẦN 14

2.1. Khái niệm 14

2.2 Sự cần thiết của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta 14

2.3 Phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế 15

2.4 Những vấn đề cần tháo gỡ để phát triển các thành phần kinh tế 18

CHƯƠNG 3: SỰ HÌNH THÀNH CÁC TỔNG CÔNG TY VÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 20

3.1 Khái niệm tập đoàn: 20

3.2 Những đặc điểm cơ bản của Tập đoàn kinh tế 21

3.3 Vai trò của tập đoàn kinh tế 21

3.4 Nhiệm vụ chủ yếu của tập đoàn kinh tế 22

3.5 Quan điểm và định hướng của Chính phủ cho việc hình thành Tập đoàn kinh tế 22

3.6 Quan điểm hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 23

3.7 Sự hình thành các Tổng công ty và tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 25

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


người trong sự chiếm hữu tự nhiên, là một phạm trù lịch sử, thay đổi cùng với sự thay đổi của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử. Sự biến đổi và phát triển của các hình thức sở hữu là quá trình lịch sử - tự nhiên.
Các hình thức sở hữu: hình thức đầu tiên là công hữu, sau đó do sự phát triển của lực lượng sản xuất, có sản phẩm dư thừa, có kẻ chiếm làm của riêng xuất hiện tư hữu. Đó là hai hình thức sở hữu cơ bản thể hiện ở mức độ, quy mô và phạm vi sở hữu khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và lợi ích của chủ sở hữu chi phối. Chẳng hạn, công hữu thể hiện thông qua sở hữu nhà nước, sở hữu toàn dân. Sở hữu tư nhân thể hiện ở tư hữu lớn, tư hữu nhỏ. Ngoài ra còn có hình thức sở hữu hỗn hợp. nó phát sinh tất yếu do yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất cũng như quá trình xã hội hóa nói chung đòi hỏi đồng thời nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích ngày càng tăng và khắc phục sự bất lực, yếu kém của các chủ thể kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sở hữu hỗn hợp là một hình thức phái sinh từ hình thức sở hữu khác, hình thành thông qua hợp tác, liên doanh, liên kết tự nguyện, phát hành mua bán cổ phiếu. các hình thức sở hữu đều có ưu nhược điểm vốn có của nó.
Sở hữu công cộng: bao gồm
Ưu điểm: tạo cơ sở cho mọi người bình đẳng trước tư liệu sản xuất; bố trí hợp lý tài nguyên trong phạm vi toàn xã hội.
Nhược điểm: tước bỏ sự tích lũy tài sản – cơ sở của sự phát triển sản xuất và tiến bộ xã hội mà chỉ tạo mục đích theo đuổi lợi ích tiêu dùng, tức là sở hữu công cộng không tạo điều kiện làm giàu cho con người.
Trong điều kiện thể chế, cơ chế và hệ thống luật pháp thiếu đồng bộ, cùng với sự đồng nhất sở hữu nhà nước với sở hữu toàn dân và coi ngang hàng với nhau, chỉ dừng ở hiến pháp, văn bản, thực tế là vô chủ thì không thể không dẫn đến hai thái cực đối lập nhau, phổ biến là sự tham nhũng tài sản, tiền vốn của xã hội của một bộ máy quan liêu, nhiều kẻ lợi dụng chức quyền, ô dù, thông qua biến hợp đồng thành thông đồng, lợi dụng nhà nước, quốc doanh để làm ăn phi pháp, thay ruột tư nhân trong cái vỏ quốc doanh và cực còn lại là việc xa lạ, cha chung không ai khóc của phía phần lớn người lao động mà ngộ nhận minh là chủ.
Sở hữu tư nhân:
Ưu điểm: phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh về vốn, lao động, công nghệ, trình độ và kinh nghiệm quản lý, mối liên hệ với thị trường nghĩa là chủ thể kinh tế năng động và linh hoạt vì thế thúc đẩy sản xuất và các thành tựu xã hội phát triển nhanh chóng; tạo cơ may để làm giàu. Con người có được công cụ và phương tiện theo đuổi những dự kiến, phương án mà đánh giá là hợp lý; động lực thúc đẩy con người hoạt động kinh tế, theo đuổi lợi ích kinh tế cá nhân, thực hiện tiết kiệm, hiệu quả.
Nhược điểm: tư hữu về tư liệu sản xuất nghĩa là cá nhân tùy ý sử dụng và định đoạt vì thế xã hội không thể chiếm hữu và phân phối trực tiếp tư liệu sản xuất vì mục đích chung, khó đảm bảo được các cân đối lớn trong nền kinh tế; biến quyền sở hữu tài sản thành quyền bóc lột lao động người khác; nguồn gốc bất bình đẳng và các tệ nạn xã hội khác phát sinh. Đặc biệt đối với tư hữu nhỏ chỉ phù hợp với trạng thái lực lượng sản xuất kém phát triển, vốn ít, dân trí thấp nên khó áp dụng khoa học công nghệ.
Việt Nam giành được chính quyền trước thực trạng một nền kinh tế lạc hậu thấp kém, chúng ta đã dùng sức mạnh chính trị và tư tưởng làm trái với yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất bằng cách xóa bỏ ngay chế độ tư hữu thông qua chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và tập thể hóa nông nghiệp, chuyển trực tiếp sang chế độ công hữu dưới hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể. Cần nhấn mạnh rằng nguồn gốc của sự nhận thức không đúng trên bắt nguồn từ chỗ hiểu không đúng tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong tác phẩm “những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản”, Mác và Ăngghen giải thích thêm “không phải là xóa bỏ sở hữu nói chung mà là xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản”, tức là chế độ tư hữu trong những điều kiện tách người sản xuất khỏi tư liệu sản xuất, rằng chế độ tư hữu tư sản dùng sản phẩm của người lao động làm công cụ nô dịch, bóc lột chính bản thân họ”. C. Mác nói: “ phương pháp đặc thù để thực hành sự kết hợp ấy (tư liệu sản xuất và sức lao động) chính là cái dùng để phân biệt các thời kỳ kinh tế khác nhau mà kết cấu xã hội đã trải qua” và Mác cho rằng chế độ tư hữu chưa thể bị xóa bỏ chừng nào mà chưa có được lực lượng sản xuất phát triển đến mức độ phổ biến mà chế độ trở thành xiềng xích đối với chúng, nó chỉ có thể bị xóa bỏ trong điều kiện cá nhân được phát triển toàn diện.
Ở Việt Nam hiện nay có các hình thức sở hữu sau:
Sở hữu nhà nước là hình thức sở hữu mà nhà nước là thay mặt cho nhân dân sở hữu những tài sản, tài nguyên, những tư liệu sản xuất chủ yếu và những của cải của đất nước. nhà nước là chủ sở hữu còn quyền sử dụng giao cho các tổ chức kinh tế và các cá nhân để phát triển kinh tế một cách hiệu quả nhất. Đó là sự tách biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng, chủ sở hữu với chủ kinh doanh, làm cơ sở và tạo điều kiện để nhà nước thực hiện vai trò kinh tế của mình, còn doanh nghiệp nhà nước có được tính tự chủ của đơn vị sản xuất hàng hóa thực sự
Sở hữu tư nhân của người sản xuất nhỏ là sở hữu về tư liệu sản xuất của bản thân người lao động. Chủ thể của sở hữu này là nông dân, cá thể, thợ thủ công, tiểu thương. Họ vừa là chủ sở hữu đồng thời là người lao động. Nếu qui mô và phạm vi rộng hơn là tư hữu của tiểu chủ, chủ trang trại có thuê lao động. Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ là đại biểu cho sở hữu tư nhân nhỏ.
Sở hữu tư nhân tư bản là hình thức sở hữu của các nhà tư bản (trong và ngoài nước) đầu tư vào các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. thành phần này dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê.
Sở hữu tư nhân có vị trí và vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề cấp bách hiện nay ở nước ta là nhận thức đúng vị trí, vai trò của nó và quan trọng hơn phải thông qua luật pháp, thể chế, cơ chế, chính sách, môi trường để hình thành sở hữu tư nhân và các loại hình kinh tế của nó.
Sở hữu hỗn hợp là hình thức sở hữu mà các chủ thể tự nguyện tham gia đóng góp vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh dịch vụ khi họ thấy có lợi. sở hữu hỗn hợp là hình thức tất yếu, phù hợp, linh hoạt và hiệu quả trong thời kỳ quá độ, nhằm khai thác tiềm năng của nền kinh tế cũng như của mọi doanh nghiệp, mọi công dân để phát triển lực lượng sản xuất, tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Hình thức tổ chức của sở hữu hỗn hợp rất đa dạng, linh hoạt như hợp doanh giữa nhà nước với tư nhân (trong và ngoài nước), đó là công ty liên doanh liên kết (đầu tư trực tiếp và gián tiếp), công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các loại hình hợp tác xã Một chủ thể kinh tế (nhà nước, doanh nghiệp người lao động, các tổ chức kinh doanh khác) tùy khả năng và điều kiện của mình có thể tham gia nhiều hình thức góp vốn. sở hữu hỗn hợp chức đựng trong nó nhiều loại hình kinh tế (thành phần kinh tế). Sở hữu tập thể chỉ là một hình thức sở hữu phái sinh từ sở hữu hỗn hợp và các hình thức sở hữu khác
Sở hữu tập thể là phần lợi nhuận mà các thành viên thống nhất không chia đẻ lại nhằm tái sản xuất mở rộng và hình thành các loại quỹ tập thể. Trong sở hữu tập thể quyền sở hữu pháp lý vẫn thuộc về các thành viên, nhưng quyền chiếm hữu thực tế và quyền sử dụng lại mang tính tập thể. Sở hữu tập thể biểu hiện trong các hợp tác xã nông nghiệp, công nghiệp, ở cả các nhóm, tổ đội và các công ty cổ phần và cả trong các doanh nghiệp nhà nước, phần lợi nhuận của doanh nghiệp được hưởng để sử dụng làm các quỹ tập thể và đầu tư tái sản xuất mở rộng.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam còn tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Đó là một tất yếu khách quan vì những lí do sau đây:
Thứ nhất, sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia do đặc điểm lịch sử, điều kiện chủ quan và khách quan nên tất yếu có sự phát triển không đều về lực lượng sản xuất giữa các ngành, các vùng, các doanh nghiệp. chính sự phát triển không đều đó quyết định quan hệ sản xuất, trước hết là hình thức, quy mô và quan hệ sở hữu phù hợp với nó, nghĩa là tồn tại những quan hệ sản xuất không giống nhau. Đó là cơ sở hình thành các thành phần kinh tế khác nhau.
Thứ hai, một số thành phần kinh tế do xã hội cũ để lại: các thành phần kinh tế này vẫn có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có lợi cho đất nước trong việc giải quyết việc làm, tăng sản phẩm, huy động nguồn vốn(như là thành phần kinh tế tư nhân: cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân). Vì thế, nhà nước bằng đường lối, chính sách, luật pháp, cơ chế, biện pháp khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, một số thành phần kinh tế mới xuất hiện trong quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước. các thành phần kinh tế cũ và mới tồn tại khách ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu các phương pháp phân lớp dữ liệu và ứng dụng trong bài toán dự báo thuê bao rời mạng viễn thông Công nghệ thông tin 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Các loại sai số trong nghiên cứu dịch tễ học Y dược 0
D Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top