daicahp_123

New Member

Download miễn phí Đồ án Phân tích tình hình tiêu thụ và một số biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng





MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.

Phần I: Những vấn đề chung về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 6

I.1. Bản chất và vai trò tiêu thụ sản phẩm 6

 I.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 6

 I.1.2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm 7

 I.1.3. Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm 8

 I.1.3.1. Nguyên tắc của công tác tiêu thụ sản phẩm 8

 I.1.3.2. Các hoạt động chủ yếu của công tác tiêu thụ sản phẩm 9

 I.1.3.3. Yêu cầu cơ bản đối với công tác tiêu thụ sản phẩm 16

 I.1.3.4. Một số hoạt động xúc tiến và hỗ trợ công tác tiêu thụ 18

 I.1.4. Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm 21

I.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm 21

 I.2.1 Những nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài 21

 I.2.1.1. Môi trường kinh tế 21

 I.2.1.2. Môi trường văn hoá - xã hội 22

 I.2.1.3. Môi trường tự nhiên 23

 I.2.1.4. Môi trường chính trị, pháp luật 23

 I.2.1.5. Môi trường công nghệ 24

 I.2.1.6. Môi trường cạnh tranh 25

 I.2.2. Những nhân tố thuộc về môi trường bên trong 26

 I.2.2.1. Chính sách giá cả 26

 I.2.2.2. Nhân tố về sản phẩm 27

 I.2.2.3. Hoạt động phân phối 28

 I.2.2.4. Hoạt động xúc tiến bán 28

I.3. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 28

I.4. Phân tích tình hình tiêu thụ 29

 I.4.1. Khái niệm 29

 I.4.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động tiêu thụ 30

 I.4.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động tiêu thụ 30

 I.4.4. Các phương pháp phân tích 31

Phần II: Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 33

II.1.Giới thiệu khái quát chung về công ty 33

 II.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 33

 II.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 35

 II.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy 36

 II.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy 36

 II.1.3.2. Sơ đồ bộ máy quản lý 38

 II.1.3.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 39

II.2.Thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 42

 II.2.1. Công tác tài chính 42

 II.2.2. Đặc điểm về lao động 43

 II.2.3. Đặc điểm về sản phẩm 44

 II.2.4. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ xi măng 44

 II.2.5. Tình hình tiêu thụ xi măng của công ty 45

II.3. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2001 - 2005 46

II.4. Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 47

 II.4.1. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty 1998 - 2003 47

 II.4.2. Các nguồn cung ứng xi măng cho công ty 49

 II.4.3. Tổ chức hoạt động bán hàng 51

 II.4.4. Mạng lưới phân phối sản phẩm 53

 II.4.5. Giá cả 58

 II.4.6. Phân tích thị trường tiêu thụ xi măng 60

 II.4.6.1. Thị trường xi măng 60

 II.4.6.2. Phân tích sản phẩm cạnh tranh 62

 II.4.7. Các hoạt động bổ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 64

II.5. Đánh giá công tác tiêu thụ xi măng của công ty 66

 II.5.1. Những kết quả đạt được 66

 II.5.2. Những tồn tại 67

Phần III: Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty 70

III.1. Định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn tới 70

 III.1.1. Mục tiêu dài hạn 70

 III.1.2. Cơ sở xây dựng mục tiêu trên 70

III.2. Giải pháp thứ nhất: Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 71

 III.2.1. Căn cứ để đề ra giải pháp 71

 III.2.2. Nội dung của giải pháp 71

 III.2.3. Kết quả mang lại của giải pháp 72

III.3. Giải pháp thứ hai: Củng cố và phát triển hệ thống bán hàng 73

 III.3.1. Căn cứ để đề ra giải pháp 73

 III.3.2. Nội dung của giải pháp 73

 III.3.3. Kết quả mang lại của giải pháp 75

III.4. Một số phương pháp khác 76

 III.4.1. Tăng cường quảng cáo 76

 III.4.2. Chú trọng bảo quản xi măng 77

KẾT LUẬN 78

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


phân tích các chỉ tiêu tổng hợp và phân tích các nhân tố tác động vào các chỉ tiêu ấy. Phân tích nhân tố được chia thành phân tích thuận và phân tích nghịch.
- Phân tích nhân tố thuận là phân tích các chỉ tiêu tổng hợp sau đó mới phân tích các chỉ tiêu hợp thành nó
- Phân tích nhân tố nghịch là phân tích từng nhân tố của chỉ tiêu tổng hợp, rồi trên cơ sở đó chúng ta mới tiến hành phân tích các chỉ tiêu tổng hợp.
I.3.4.3. Các phương pháp phân tích khác.
- Phương pháp cân đối: Được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch và ngay cả trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ cân đối về lượng của yếu tố với lượng các mặt yếu tố và quá trình tiêu thụ và trên cơ sở đó có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố.
- Phương pháp phân tích chi tiết.
+ Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu: các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các yếu tố cấu thành. Nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu phân tích. Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sư biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rât nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được.
+ Chi tiết theo thời gian: các kết quả tiêu thụ bao giờ cũng là một quá trình trong từng khoảng thời gian nhất định. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp cho việc đánh giá kết quả tiêu thụ được sát, đúng và tìm được các giải pháp có hiệu quả cho công việc tiêu thụ.
+ Chi tiết theo điệ điểm và phạm vi kinh doanh: kết quả hoạt động tiêu thụ do nhiều bộ phận, theo phạm vi và địa điểm phát sinh khác nhau tạo nên. Việc chi tiết này nhằm đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ của từng bộ phận, phạm vi và địa diểm khác nhau, nhằm khai thác các mặt mạnh và khắc phục các mặt yếu kém của các bộ phận và phạm vi hoạt động khác nhau.
Phần II
Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng.
II.1. Giới thiệu khái quát chung về công ty vật tư Kỹ Thuật xi măng.
II.1. 1. Quá trình hình thành và phát triển.
Tên giao dịch: Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng .
Trụ sở giao dịch: Km6 - Đường Giải Phóng
Quận Thanh Xuân,Thành Phố Hà Nội.
Điện thoại: 8642410
Fax: 8642586
Số tài khoản: 102010000018010
Ngân Hàng Công Thương, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng là một đơn vị thành viên trong Tổng Công ty Xi măng Việt Nam có trụ sở tại vị trí Km số 6 đường Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Là đơn vị kinh tế quốc doanh, hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty là quá trình hoàn thiện và phù hợp với nhiệm vụ tổ chức lưu thông cung ứng xi măng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong thời kỳ phát triển đất nước.
- Ngày 12/02/1993, Bộ Xây Dựng ra quyết định số 023A về việc thành lập Xí nghiệp Vật tư Kỹ thuật Xi măng Việt Nam ( thuộc liên hiệp các xí nghiệp xi măng nay đổi thành Tổng Công ty Xi măng Việt Nam).
- Ngày 30/09/1993, Bộ Xây Dựng ra quyết định số 445/BXD - TCLĐ về việc đổi tên Vật tư Kỹ thuật Xi măng thành công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng, trực thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam.
- Ngày 10/7/1995, theo quyết định số 833/TCT - HĐQL của chủ tịch Hội đồng quản lý Tổng Công ty Xi măng Việt Nam. Công ty được giao nhiệm vụ lưu
thông, kinh doanh - tiêu thụ xi măng trên địa bàn thành phố Hà Nội theo cách kinh doanh làm tổng đại lý cho hai Công ty là: Công ty xi măng Hoàng Thạch và Công ty xi măng Bỉm Sơn, đồng thời chuyển giao tổ chức chức năng nhiệm vụ, tài sản và lực lượng cán bộ công nhân viên của hai chi nhánh này tại Hà Nội cho Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng.
- Ngày 23/05/1998, theo quyết định số 605/XMVN - HĐQT của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, hai trung tâm tiêu thụ xi măng tại địa bàn 3 huyện phía bắc Hà Nội (Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn) của công ty Vật tư kỹ thuật xi măng giao cho Công ty Vật tư - Vận tải xi măng quản lý.
- Ngày 23/05/1998, theo quyết định số 606/XMVN - HĐQT của Tổng Công ty xi măng Việt Nam về việc chuyển giao, tổ chức, nhiệm vụ, tài sản và lực lượng cán bộ công nhân viên các chi nhánh công ty xi măng Bỉm Sơn tại Hà Tây, tại Hoà Bình cho công ty Vật tư kỹ thuật xi măng quản lý và Công ty đã đổi tên các chi nhánh đó thành:
+ Chi nhánh Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng tại Hà Tây .
+ Chi nhánh Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng tại Hoà Bình.
- Ngày 21/03/2000, theo quyết định số 97/XMVN - HĐQT của Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng nhận thêm các chi nhánh của Công ty Vật tư Vận tải xi măng tại địa bàn các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai,Vĩnh Phúc. Được bàn giao cho công ty quản lý và công ty đổi tên các chi nhánh đó thành:
+ Chi nhánh Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng tại Lào Cai
+ Chi nhánh Công tyVật tư kỹ thuật xi măng tại TháI Nguyên.
+ Chi nhánh Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng tại Phú Thọ.
+ Chi nhánh Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng tại Vĩnh Phúc.
- Ngày 27/03/2002, quyết định số 85/XMVN- HĐQT của Tổng công ty xi măng Việt Nam về việc chuyển chi nhánh Hà Tây, Hoà Bình sang cho Công ty xi măng Bỉm Sơn quản lý kể từ ngày 1/04/2002. Như vậy, kể từ ngày 1/04/2002 Công tyVật tư kỹ thuật xi măng có 4 chi nhánh đặt tại các tỉnh: Lào Cai,Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và một xí nghiệp vận tải
Hiện nay, Công ty có trên 700 lao động, với những bước tiến triển nhảy vọt qua từng thời kỳ công ty đã chứng minh cho sự đầu tư đúng hướng của mình bằng kết quả hoạt động kinh doanh.
II.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng.
Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng có các chức năng nhiệm vụ sau:
- Tổ chức, lưu thông, kinh doanh, tiêu thụ xi măng trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh được phân công.
- Công ty thực hiện mua xi măng của các công ty xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hải Phòng, Hoàng Mai, tổ chức vận chuyển xi măng từ các công ty sản xuất đó đến các địa bàn tiêu thụ sau: Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch hàng năm phù hợp với nhiệm vụ của Tổng công ty giao và nhu cầu của thị trường.
- Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác mua và bán hàng hoá .
- Thực hiện chỉ đạo điều hành nhằm đảm bảo cân đối bình ổn giá cả thị trường xi măng tại các địa bàn được giao và thực hiện dự trữ khi cần thiết .
- Thực hiện nghĩa vụ với người lao động theo quy định của bộ lao động. Quản lý các hoạt động về đổi mới hiện đại hoá công nghệ trang thiết bị và cách tổ chức quản lý để mở rộng sản xuất phù hợp với tình hình của công ty.
- Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, các báo cáo khác theo định kỳ theo quy định của nhà nước và Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, đồng thời chịu trách nhiệm về tính sát thực của báo cáo đó.
- Chịu sự kiểm tra của Tổng Công ty, tuân thủ các quy định về thanh tra của các cơ quan tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Công ty có nghĩa vụ thực hiện chung các chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, về kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác của nhà nước và của Tổng công ty.
- Tận dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động của đơn vị để tổ chức các dịch vụ kinh doanh, cung cấp cho nhà máy xi măng, đại lý tiêu thụ một số mặt hàng, vật tư, vật liệu xây dựng.
II.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Vật tư kỹ thuật xi măng.
II.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.
Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng có 726 cán bộ công nhân viên làm nhiệm vụ quản lý, vận tải, tiêu thụ xi măng. Cơ cấu của Công ty được tổ chức theo cơ chế trực tuyến chức năng, đứng đầu là giám đốc, sau đó là hai phó giám đốc phụ trách về xây dựng cơ bản và kinh doanh. Dưới hai phó giám đốc là hệ thống phòng ban chức năng của công ty gồm:
1. Phòng kinh tế kế hoạch.
2. Phòng tài chính kế toán.
3. Phòng QLDA và KTĐT.
4. Phòng tổ chức lao động.
5. Phòng quản lý thị trường.
6. Văn phòng công ty.
7. Phòng điều độ quản lý kho.
8. Phòng tiêu thụ.
9. Xí nghiệp vận tải.
10. Các chi nhánh.
Hiện nay, công ty có 4 chi nhánh và một xí nghiệp vận tải.
+ Chi nhánh Công ty vật tư Kỹ thuật Xi măng tại Thái Nguyên.
+ Chi nhánh Công ty vật tư Kỹ thuật Xi măng tại Phú Thọ.
+ Chi nhánh Công ty vật tư Kỹ thuật Xi măng tại Vĩnh Phúc.
+ Chi nhánh Công ty vật tư Kỹ thuật Xi măng tại Lào Cai.
+ Xí nghiệp vận tải.
Tại thành phố Hà Nội Công ty có phòng tiêu thụ xi măng quản lý 5 trung tâm bán xi măng trên các địa bàn quận huyện. Mỗi trung tâm quản lý các cửa hàng và các đại lý bán xi măng.
II.1.3.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Các phòng ban xí nghiệp chi nhánh hoạt động theo chức năng được giám đốc phân công. Đây là bộ máy tham mưu giúp cho ban giám đốc thực hiện mục tiêu kế hoạch đề ra.
Giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng kế toán do tổng giám đốc công ty xi măng Việt nam bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trướ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top