cauvong_gacon

New Member

Download miễn phí Luận văn Phân tích dự trữ hàng hoá của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998-2005





MỤC LỤC

 

Danh mục các chữ viết tắt. 1

Lời mở đầu. 2

Chương I : Tổng quan về dự trữ hàng hoá của doanh nghiệp. 5

I. Khái niệm dự trữ và dự trữ hàng hoá. 5

1. Khái niệm dự trữ. 6

2. Khái niệm dự trữ hàng hoá. 7

II. Phân loại dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại. 7

1. Xét theo công dụng của các tư liệu vật chất. 8

2. Xét theo đặc điểm và quá trình chu chuyển hàng hoá. 8

3. Xét theo mục đích và cấp độ quản lý dự trữ. 9

III. Sự cần thiết của dự trữ hàng hoá đối với hoạt động

lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệp. 10

 

Chương II : Những vấn đề chung về phân tích thống kê

dự trữ hàng hoá của doanh nghiệp . 14

I. Lựa chọn chỉ tiêu thống kê dự trữ của doanh nghiệp. 14

1. Khái niệm chỉ tiêu thống kê, hệ thống chỉ tiêu thống kê

và xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê. 14

2. Sự cần thiết phải lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê

dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại. 15

3. Nguyên tắc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu dự trữ hàng hoá. 16

4. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu dự trữ hàng hoá. 17

4.1 Chỉ tiêu về quy mô dự trữ hàng hoá. 17

4.2 Chỉ tiêu về cơ cấu dự trữ hàng hoá.18

4.3 Mức đảm bảo dự trữ. 19

4.4 Tốc độ chu chuyển hàng hoá. 20

4.5 Chi phí dự trữ. 21

II. Lựa chọn phương pháp thống kê dự trữ hàng hoá. 22

1. Sự cần thiết phải lựa chọn các phương pháp

phân tích thống kê. 22

2. Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê. 23

3. Các phương pháp phân tích. . 24

3.1 Phương pháp bảng và đồ thị thống kê. 24

3.2 Phương pháp hồi quy tương quan. 25

3.3 Phương pháp dãy số thời gian. 27

3.4 Phương pháp chỉ số. 32

 

Chương III : Vận dụng một số phương pháp thống kê

phân tích dự trữ hàng hoá của công ty Thương mại

Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998-2005. 37

I. Tổng quan về công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang

Hà Nội. 37

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TMDV

Thời trang Hà Nội. 39

2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty TMDV Thời trang

Hà Nội. 39

3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty. 40

4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty TMDV

Thời trang Hà Nội. 44

5. Kết quả kinh doanh của công ty thời gian qua. 45

 

 

II. Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích

thực trạng dự trữ của công ty TMDVTT HN thời kỳ 1997-2005. 48

1. Hướng phân tích. 48

2. Phân tích dự trữ hàng hoá ở công ty TMDV

Thời trang Hà Nội. 50

2.1 Phân tích tổng mức dự trữ hàng hoá. 50

2.2 Phân tích cơ cấu dự trữ hàng hoá. 55

2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng mức dự trữ hàng hoá. 57

2.4 Phân tích mức đảm bảo dự trữ. 60

2.5 Phân tích tốc độ chu chuyển hàng hoá. 62

2.6 Phân tích chi phí dự trữ hàng hoá. 66

III. Đánh giá chung tình hình dự trữ của công ty TMDV TT HN. 67

1. Những mặt được. 67

2. Những mặt hạn chế. 68

IV. Định hướng phát triển của công ty thời gian tới. 68

V. Một số kiến nghị và giải pháp để quản lý và

sử dụng có hiệu quả dự trữ hàng hoá của Công ty. 69

1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. 69

2. Hoàn thiện công nghệ xúc tiến thương mại. 70

3. Cần xây dựng một chiến lược dự trữ. 71

4. Cần tổ chức một phòng thống kê hoạt động độc lập. 73

Kết luận. 75

Danh mục tài liệu tham khảo.77

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


động ngẫu nhiên nhưng nó lại làm mất đi dần các mức độ của dãy số thời gian.
Phương pháp số trung bình trượt (di động).
Số trung bình trượt (trung bình di động) là số trung bình của một nhóm nhất định của dãy số được tính bằng cách loại dần các mức độ đầu đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo sao cho tổng số lượng các mức độ tham gia tính số trung bình không thay đổi. Phương pháp này thường áp dụng cho những dãy số có mức dao động không lớn lắm.
Việc lựa chọn nhóm bao nhiêu mức độ để tính trung bình trượt phải dựa vào đặc điểm biến động về mặt lượng của hiện tượng qua thời gian và số lượng các mức độ nhiều hay ít để quyết định.
Phương pháp hồi quy theo thời gian.
Phương pháp này nhằm xác định một mô hình hồi quy phản ánh sự biến động (hay sự phụ thuộc) của hiện tượng theo thời gian, còn gọi là hàm xu thế. Hàm hồi quy có dạng:
Trong đó: t là biến độc lập chỉ thứ tự thời gian (t có thể theo thứ tự năm, quý, tháng).
Phương trình hồi quy có thể có 3 dạng sau:
- Phương trình đường thẳng:
- Phương trình parabol :
- Phương trình hàm mũ :
Trong đó: : là trị số các mức độ trong đường hồi quy lý thuyết
b0, b1, b2: là các tham số của hàm hồi quy
Biểu hiện biến động thời vụ.
Sự biến động của một hiện tượng kinh tế, xã hội thường có tính thời vụ. Biến động thời vụ là biến động mang tính chất lặp đi lặp lại trong từng khoảng thời gian nhất định của năm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, phong tục, tập quán sinh hoạt của người dân. Ảnh hưởng của biến động thời vụ thường gây ra hiện tượng căng thẳng, dồn đạp vào lúc thời vụ và nhàn rỗi khi qua thời điểm đó. Vì vậy cần nghiên cứu phân tích tính thời vụ để có biện pháp kinh doanh phù hợp với tính thời vụ của mỗi hiện tượng.
Để nghiên cứu biến động thời vụ có nhiều phương pháp, một trong những phương pháp đơn giản là tính chỉ số thời vụ. Yêu cầu dựa vào số liệu của nhiều năm, ít nhất là ba năm để xác định tính chất và mức độ của biến động thời vụ.
+ Trường hợp biến động thời vụ của hiện tượng tương đối đều đặn, không có hiện tượng tăng (giảm) rõ rệt thì chỉ số thời vụ tính như sau:
Trong đó: Ii là chỉ số thời vụ của thời gian thứ i
là số trung bình các thời gian cùng tên i
là số trung bình của tất cả các mức độ trong dãy số
+ Trường hợp biến động thời vụ của hiện tượng qua thời gian biến động tăng (giảm) rõ rệt thì chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau:
Trong đó: yi là mức độ thực tế của hiện tượng
là mức độ tính toán từ hàm xu thế
m là số năm trong dãy số thời gian
3.4 Phương pháp chỉ số.
3.4.1 Khái niệm.
Theo nghĩa rộng, chỉ số là một số tương đối (biểu hiện bằng lần hay %) được tính bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng.
Các số tương đối gồm có: số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch, số tương đối không gian.
Theo nghĩa hẹp, chỉ số là số tương đối dùng để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng phức tạp có đặc điểm, tính chất, đơn vị tính khác nhau.
Với đối tượng nghiên cứu chủ yếu của mình, chỉ số có những tính chất đáng chú ý. Một mặt, chỉ số vừa có tính chất tổng hợp lại vừa có tính phân tích. Mặt khác, không giống như các số tương đối thông thường, chỉ số là số tương đối có tính giả định. Nó là kết quả của sự so sánh giữa hai đại lượng được xác định theo giả thiết, không tồn tại trong đời sống kinh tế thực.
Phương pháp chỉ số có hai đặc điểm cơ bản:
- Khi nghiên cứu nhiều hiện tượng phức tạp thì phải tìm cách chuyển các đặc điểm, tính chất khác nhau về dạng đồng nhất để thực hiện tổng hợp tài liệu.
- Để nghiên cứu sự biến động của một hiện tượng nào đó thì cần giả thiết các nhân tố còn lại không biến đổi.
3.4.2 Đặc điểm vận dụng và phân loại chỉ số.
* Đặc điểm vận dụng:
- Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian và không gian.
- Dùng chỉ số để nêu lên nhiệm vụ kế hoạch hay tình hình thực hiện kế hoạch.
- Dùng chỉ số để phân tích ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng.
- Dùng chỉ số để phân tích các vai trò và ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp. Thực chất vấn đề này là nêu lên các nguyên nhân chủ yếu quyết định sự biến động của hiện tượng phức tạp và xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của các nguyên nhân này.
* Phân loại: có 3 cách phân loại chỉ số
- Theo nội dung mà chỉ số phản ánh, có 3 loại: chỉ số phát triển, chỉ số không gian, chỉ số kế hoạch.
Chỉ số phát triển phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian.
Chỉ số không gian phản ánh sự biến động của hiện tượng qua không gian.
Chỉ số kế hoạch dùng để lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch.
- Theo phạm vi tính toán thì chỉ số có 2 loại: chỉ số đơn và chỉ số tổng hợp.
Chỉ số đơn phản ánh sự biến động của từng đơn vị, từng hiện tượng cá biệt.
Chỉ số tổng hợp phản ánh sự biến động chung của nhiều đơn vị, nhiều hiện tượng.
- Theo tính chất của chỉ tiêu mà chỉ số phản ánh, có 2 loại: chỉ số chỉ tiêu chất lượng và chỉ số chỉ tiêu khối lượng.
Chỉ số chỉ tiêu chất lượng phản ánh sự biến động của một chỉ tiêu chất lượng nào đó. Ví dụ: giá thành, năng suất lao động...
Chỉ số chỉ tiêu khối lượng phản ánh sự biến động của một chỉ tiêu khối lượng nào đó. Ví dụ: khối lượng sản phẩm, số lao động...
3.4.3 Các mô hình phân tích biến động dự trữ.
Mô hình 1:
Tổng mức dự trữ hàng hoá theo giá hiện hành tăng hay giảm do 2 nhân tố:
- Lượng hàng hoá dự trữ
- Giá cả của hàng hoá dự trữ P
Mô hình 2:
Tổng mức dự trữ hàng hoá bình quân theo giá hiện hành hay giá so sánh tăng (giảm) do 2 nhân tố:
- Thời gian chu chuyển hàng hoá bình quân
- Tổng mức chu chuyển hàng hoá bình quân 1 ngày:
Mô hình 3:
Tổng mức dự trữ hàng hoá bình quân theo giá hiện hành hay giá so sánh tăng hay giảm do 2 nhân tố:
- Thời gian chu chuyển hàng hoá cá biệt của từng loại hàng hay nhóm hàng (t)
- Mức lưu chuyển hàng hoá bình quân 1 ngày của từng loại hàng, nhóm hàng
Mô hình 4:
Tổng mức dự trữ hàng hoá bình quân theo giá so sánh tăng hay giảm do 3 nhân tố:
- Thời gian chu chuyển hàng hoá cá biệt của từng loại hàng, nhóm hàng (t)
- Kết cấu của tổng mức lưu chuyển hàng hoá bình quân 1 ngày
- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bình quân 1 ngày
Tóm lại, chương II của luận văn đã trình bày những vấn đề chung về phân tích thống kê dự trữ hàng hoá của doanh nghiệp, trong đó đề cập đến hai vấn đề lớn là lựa chọn chỉ tiêu thống kê dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp và lựa chọn phương pháp thống kê dự trữ hàng hoá. Các phương pháp được sử dụng để phân tích là: phương pháp bảng và đồi thị thống kê, phương pháp hồi quy tương quan, dãy số thời gian, phương pháp chỉ số.
CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH DỰ TRỮ HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ THỜI TRANG HÀ NỘI THỜI KỲ 1998-2005
I. Tổng quan về công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội.
- Tên công ty: Công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội
- Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Trading Service Fashion Company
Viết tắt là: HAFASCO
- Trụ sở chính của công ty: 13 Đinh Lễ - Hoàn Kiếm – Hà Nội
Công ty thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương mại Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, sản xuất và cung cấp dịch vụ nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu cho người dân. Hiện nay Công ty đang trên đà phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh và đang cùng các đơn vị kinh tế khác tích cực phục vụ xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tiền thân của công ty Thưong mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội là công ty bông vải sợi may mặc Hà Nội được thành lập theo quyết định số 477/NT ngày 18/7/1960 của Bộ Nội thương. Thời gian này công ty thực hiện chức năng cơ bản là tiếp nhận, sản xuất và phân phối hàng vải sợi và may mặc theo tem phiếu cho tất cả các đối tượng thuộc khu vực Hà Nội. Đây là công ty chuyên doanh cấp hai duy nhất và độc quyền kinh doanh hàng vải sợi may mặc cho Thủ đô trong thời kỳ còn cơ chế bao cấp. Trong những tháng năm đó, công ty luôn được xếp hạng là một trong số ít doanh nghiệp quan trọng nhất Thủ đô.
Để thích ứng với sự biến đổi về kinh tế xã hội của đất nước, theo tinh thần nghị định 388 ngày 20/11/1981 của HĐBT về việc tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp quốc doanh trong tình hình mới, Uỷ ban Nhân dân Thành phố đã có quyết định số 2885/QĐ – UB ngày 11/11/1992 thành lập lại công ty với tên là Công ty vải sợi may mặc Hà Nội, giấy phép kinh doanh số 105894 ngày 28/11/1992 do Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp. Lúc này hoạt động của công ty không chỉ đơn thuần là kinh doanh sản xuất những mặt hàng len, dạ, vải, quần áo may sẵn nữa mà còn bao gồm nhiều loại hình kinh doanh khác. Ngày 18/5/1993 hội đồng trọng tài kinh tế đã chấp nhận bổ sung giấy phép đăng ký kinh doanh lần thứ nhất cho công ty như sau:
- Công ty được kinh doanh đại lý, ký gửi hàng hoá, tư liệu tiêu dùng.
- Được xuất khẩu các hàng may sẵn, thêu ren do công ty sản xuất, gia công.
- Tổ chức các dịch vụ phục vụ đời sống.
Không chỉ ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top