Download miễn phí Đề tài Phương pháp chọn mẫu kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam Trách nhiệm Hữu hạn thực hiện





BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN

BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5

I. Chọn mẫu kiểm toán trong qui trình kiểm toán Báo cáo Tài chính. 5

1.1. Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu. 5

1.2. Vị trí của chọn mẫu kiểm toán trong qui trình kiểm toán. 7

1.3. Ý nghĩa của chọn mẫu trong qui trình kiểm toán báo cáo tài chính. 9

II. Một số phương pháp chọn mẫu kiểm toán. 11

2.1. Chọn mẫu thống kê. 11

2.2. Chọn mẫu phi thống kê. 12

2.3. Chọn mẫu xác suất. 14

2.4. Chọn mẫu phi xác suất. 19

III. Quy trình chọn mẫu. 20

3.1. Thiết kế mẫu. 20

3.2. Lựa chọn các phần tử của mẫu. 28

3.3. Thực hiện các thủ tục kiểm toán (kiểm tra mẫu). 28

3.4. Đánh giá kết quả của việc kiểm tra chọn mẫu. 28

IV. Chọn mẫu thuộc tính. 30

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


kiểm soát cụ thể phải được thiết kế để đảm bảo hợp lý cho việc đạt được mục tiêu. Sự vắng mặt của một thuộc tính được xem như một sai lệch trong việc thực hiện các chính sách, thủ tục kiểm soát. Dưới đây trình bày năm thuộc tính được quan tâm và các tình trạng lệch lạc của chúng:
Thuộc tính
Tình trạng lệch lạc
1. Bản sao hóa đơn bán hàng được phê chuẩn việc bán chịu.
Không có những chữ ký tắt chỉ rõ sự phê chuẩn việc bán chịu.
2. Một bản sao của chứng từ vận chuyển được đính kèm với bản sao hóa đơn bán hàng.
Chứng từ vận chuyển không được đính kèm với bản sao hóa đơn bán hàng.
3. Số hiệu của tài khoản được tính tiền được ghi trên bản sao hóa đơn bán hàng.
Số hiệu của tài khoản không được ghi vào bản sao hóa đơn bán hàng.
4. Một bản sao hóa đơn bán hàng có thật cho từng chứng từ vận chuyển.
Bản sao hóa đơn bán hàng không có thật cho từng chứng từ vận chuyển.
5. Số lượng trên hóa đơn bán hàng giống như số lượng trên chứng từ vận chuyển.
Số lượng trên chứng từ vận chuyển và bản sao hóa đơn bán hàng khác nhau.
Các thuộc tính cần kiểm tra phải được xác định để khi tiến hành kiểm tra ta có thể tiếp cận một cách chính xác đến sự có mặt hay vắng mặt của thuộc tính đó. Sau khi xác định được thuộc tính cần kiểm tra, KTV cần xác định tổng thể. Trong kiểm tra chọn mẫu để thu thập các bằng chứng về hoạt động kiểm soát thì tổng thể được xác định dựa trên các hoạt động kiểm soát mà ta tin tưởng và các nghiệp vụ được thực hiện các hoạt động kiểm soát.
Khi xác định cỡ mẫu thuộc tính của thử nghiệm kiểm soát, KTV phải chú ý tới các nhân tố ảnh hưởng đến cỡ mẫu (đã nêu ở phần quy trình chọn mẫu). Để xác định qui mô mẫu KTV cần thực hiện:
Thứ nhất là xác định tần số sai lệch lạc chấp nhận được (TDR). Việc xây dựng TDR đòi hỏi óc phán đoán chuyên nghiệp của các KTV. Ví dụ, KTV đánh giá TDR của thuộc tính Bản sao hóa đơn bán hàng được phê duyệt việc bán chịu là 5% thì dù có 5% Bản sao hóa đơn bán hàng không có chữ ký tắt phê duyệt việc bán chịu, hoạt động kiểm soát được đánh giá là hiệu quả.
Thứ hai là xác định tần số lệch lạc ước lượng của tổng thể (EPDR) là rất cần thiết để tính được kích cỡ mẫu thích hợp. Trong thực tế, KTV thường sử dụng những hiểu biết về hoạt động kiểm soát của khách hàng, kết quả kiểm toán năm trước để ước lượng. Tuy nhiên, nếu không có kết quả kiểm toán năm trước hay nếu KTV cho rằng chúng không đáng tin cậy, thì KTV có thể chọn một mẫu sơ bộ nhỏ từ tổng thể của năm đang được kiểm toán để nhằm đạt được mục đích trên.
Thứ ba là xác định rủi ro chấp nhận được của độ tin cậy quá mức vào quá trình kiểm soát nội bộ (ARO). Chọn mức ARO thích hợp trong những tình huống cụ thể phụ thuộc vào khả năng đánh giá của KTV. Bảng dưới đây minh họa hướng dẫn của quá trình xây dựng các tần số lệch lạc chấp nhận được (TDR) và các mức rủi ro chấp nhận được của độ tin cậy quá mức vào quá trình kiểm soát nội bộ (ARO).
Bảng 1.6: Nhân tố ảnh hưởng tới ARO và TDR
Nhân tố
Phán xét
Hướng dẫn
● Mức đánh giá kế hoạch của rủi ro kiểm soát hãy xem xét:
- Bản chất, phạm vi và thời gian của cuộc khảo sát chính thức. Thí dụ, các khảo sát chính thức lớn hơn mức đánh giá kế hoạch cao hơn của rủi ro kiểm soát.
- Chất lượng của bằng chứng có sẵn của các khảo sát kiểm soát. Thí dụ, chất lượng thấp hơn của bằng chứng, mức đánh giá rủi ro kiểm soát cao hơn của rủi ro kiểm soát.
Mức thấp nhất
Mức trung bình
Mức cao hơn
ARO là 5%
ARO là 10%
ARO là 20%
●Tầm quan trọng của các nghiệp vụ và số dư các tài khoản liên quan mà các quá trình kiểm soát nội bộ có dự định tác động.
Số dư cao đáng kể.
Số dư đáng kể.
Số dư thấp đáng kể
TDR là 4%
TDR là 5%
TDR là 6%
Thứ tư là xem xét ảnh hưởng của qui mô mẫu. Qui mô của tổng thể càng lớn thì qui mô mẫu càng lớn.
Bốn yếu tố xác định qui mô mẫu ban đầu của quá trình chọn mẫu thuộc tính là: qui mô của tổng thể, tần số lệch lạc chấp nhận được, mức rủi ro chấp nhận được của độ tin cậy quá mức vào quá trình kiểm soát nội bộ, và tần số lệch lạc ước tính của tổng thể. Sở dĩ được gọi là qui mô mẫu ban đầu là vì những lệch lạc trong mẫu thực tế phải được đánh giá trước khi có thể quyết định mẫu đã đủ lớn để thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán chưa.
Khi ba nhân tố chính (TDR, ARO và EPDR) ảnh hưởng đến qui mô mẫu đã được xác định thì có thể tính qui mô mẫu ban đầu bằng cách sử dụng bảng. Các bảng này được lấy từ sổ tay hướng dẫn cách chọn mẫu kiểm toán của AICPA (Viện kế toán viên công chứng Hoa Kỳ).
Khi sử dụng bảng để tính qui mô mẫu ban đầu, phải thực hiện bốn bước:
Chọn bảng có liên quan với mức rủi ro chấp nhận được của độ tin cậy quá mức.
Định vị tần số lệch lạc chấp nhận được ở phía trên bảng.
Định vị tần số lệch lạc ước lượng ở cột ngoài cùng bên trái.
Đọc theo cột tần số lệch lạc chấp nhận được thích hợp cho đến dòng tần số lệch lạc ước lượng thích hợp. Con số nằm trên giao điểm này là qui mô mẫu ban đầu.
Bảng 1.7: Xác định qui mô mẫu của chọn mẫu thuộc tính
Mức rủi ro của độ tin cậy quá mức ARO là 10%
Tần số lệch lạc ước lượng của tổng thể EPDR (%)
Tần số lệch lạc chấp nhận được TDR (%)
2
3
4
5
6
7
8
9
0,00
0,25
0,50
0,75
1,00
1,25
114
194
194
265
*
*
76
129
129
129
176
221
57
96
96
96
96
132
45
77
77
77
77
77
38
64
64
64
64
64
32
55
55
55
55
55
28
48
48
48
48
48
25
42
42
42
42
42
Giả sử trong bảng trên, ta có TDR là 8%, ở mức ARO là 10% KTV nhận định EPDR là 1%. Tra bảng ta sẽ có qui mô của mẫu là 48.
Tuy nhiên, chúng ta phải xem xét sự ảnh hưởng của qui mô của tổng thể tới qui mô của mẫu, chúng ta có công thức sau:
n =
Trong đó: n’ là qui mô xác định qua bảng trên.
N là qui mô của tổng thể.
n là qui mô mẫu cần chọn.
Với ví dụ trên, giả sử tổng thể gồm 1.000 phần tử thì qui mô mẫu sẽ là:
n = = 46.
Nếu tổng thể là 10.000 phần tử thay vì 1.000 phần tử thì qui mô mẫu xét lại là 47, chỉ thấp hơn 1 phần tử so với con số 48 được ghi trên bảng. Tổng thể càng lớn thì qui mô mẫu xét lại càng gần với qui mô mẫu được chọn ra từ bảng.
Sau khi xác định được qui mô của mẫu cần chọn KTV sẽ tiến hành việc lựa chọn các phần tử của mẫu.
Nếu các phần tử của tổng thể được đánh số thứ tự và được trình bày theo hàng trên một danh sách thì việc chọn mẫu sử dụng Bảng số ngẫu nhiên là phổ biến. hay sử dụng phần mềm máy tính, khi đó, số ngẫu nhiên giữa số nhỏ nhất và lớn nhất tồn tại trong tổng thể sẽ được chọn. Tùy thuộc vào các thuộc tính của tổng thể, sự thể hiện của các phần tử trong tổng thể mà KTV sẽ áp dụng phương pháp chọn mẫu phù hợp.
Sau khi chọn được mẫu, kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm toán để tìm ra các sai lệch của mẫu. Các thủ tục kiểm toán được thực hiện giống nhau theo cùng cách thức khi chọn mẫu thống kê hay chọn mẫu phi thống kê. Kiểm toán viên kiểm tra từng phần tử trong mẫu để xác định liệu xem nó có phù hợp với định nghĩa thuộc tính hay không và duy trì sự ghi chép về tất cả các lệch lạc tìm được.
Dựa trên những phát hiện khi tiến hành kiểm tra mẫu, KTV tiến hành đánh giá mẫu. Khi đánh giá mẫu, sự đánh giá định tính và định lượng đều cần thiết.
Việc đánh giá định tính sẽ bao gồm việc đánh giá mục tiêu kiểm tra có được thỏa mãn hay không, hay sự tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ có còn hiệu lực nữa không?
Nếu phát hiện được các lệch lạc trong mẫu thì đánh giá định tính sẽ thường đề cập tới những vấn đề sau:
Có phát hiện thấy có sự khai báo sai về số tiền không?
Có tiến hành những thủ tục kiểm toán hợp lý để xác định các phần tử mẫu bị thiếu và tìm hiểu nguyên nhân lệch lạc hay không?
Các lệch lạc có thể hiện là điểm yếu của hoạt động kiểm soát cụ thể hay không?
Các phát hiện của kiểm toán viên là gian lận hay sai sót?
Đánh giá định lượng liên quan tới xác định tần số lệch lạc ước tính lớn nhất trong tổng thể (CUDR), căn cứ vào rủi ro của độ tin cậy quá mức vào quá trình kiểm soát nội bộ mà KTV xem xét có thể chấp nhận được. CUDR được xác định bằng cách sử dụng một bảng biểu chọn mẫu thuộc tính. Bảng này tương tự như bảng được dùng để xác định qui mô mẫu.
Cách sử dụng bảng để tính tần số lệch lạc trên (lớn nhất):
Chọn bảng có liên quan với rủi ro của độ tin cậy quá mức. Rủi ro của độ tin cậy quá mức phải giống như khi sử dụng ARO để xác định qui mô mẫu ban đầu.
Định vị số lượng lệch lạc thực tế tìm được trong các cuộc khảo sát kiểm toán ở phía trên bảng biểu.
Định vị qui mô mẫu thực tế ở cột ngoài cùng bên trái của bảng.
Dò theo cột số lượng lệch lạc thực tế thích hợp cho đến khi cắt hàng qui mô mẫu thích hợp. Con số nằm trên giao điểm này là tần số lệch lạc lớn nhất.
Bảng 1.8: Đánh giá các kết quả mẫu theo cách chọn mẫu thuộc tính.
Mức rủi ro của độ tin cậy quá mức là 10%
Số lượng lệch lạc thực tế phát hiện
Qui mô mẫu
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
20
10,9
18,1
*
*
*
*
*
*
*
*
*
25
8,8
14,7
19.9
*
*
*
*
*
*
*
*
30
7,4
12,4
16.8
*
*
*
*
*
*
*
*
35
6,4
10,7
14.5
18,1
*
*
*
*
*
*
*
40
5,6
9,4
12.8
15,9
19,0
*
*
*
*
*
*
45
5,0
8,4
11.4
14,2
17,0
19,6
*
*
*
*
*
50
4,5
7,6
10...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Tìm hiểu phương pháp phân tích các thành phần chính, ứng dụng trích chọn các đặc trưng cho bài toán Luận văn Kinh tế 0
Q Lựa chọn phương pháp định giá BIDV Khoa học Tự nhiên 0
Q Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đối với việc lựa chọn phương tiện quảng cáo cho thương hiệu Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các phương pháp trích chọn sự kiện và ứng dụng vào bài toán trích chọn sự kiện dịch bệnh Khoa học Tự nhiên 0
D NHẬN BIẾT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN BẢN ĐỒ Khoa học Tự nhiên 0
N ghiên cứu các phương pháp trích chọn các thuộc tính đặc trưng để phát triển thuật toán hiệu quả nhằm Luận văn Sư phạm 0
P Lựa chọn nội dụng và phương pháp phù hợp trong giảng dạy môn Luận văn Sư phạm 0
N Nghiên cứu lựa chọn xúc tác và phương pháp xử lý policlobiphenyl (PCBs) trong phế thải dầu biến thế Luận văn Sư phạm 0
F Áp dụng phương pháp tính vào việc dạy toán ở các lớp chuyên, lớp chọn phổ thông trung học Khoa học Tự nhiên 0
H Nghiên cứu áp dụng các phương pháp đánh giá và lựa chọn thông tin trong xử lý - phân tích số liệu đị Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top