Download miễn phí Đề tài Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO - 9002 ở Công ty da giày Hà Nội





Lời nói đầu 1

Chương I 3

Hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO-9000 3

I. Lý luận chung về hệ thống quản lý chất lượng 3

1. Các quan điểm về chất lượng 3

1.1. Quan điểm chất lượng dựa trên sản phẩm 3

1.2. Quan điểm chất lượng dựa vào sản xuất. 3

1.3. Quan điểm chất lượng hướng tới người tiêu dùng 4

1.4. Một số nhận thức sai lầm về chất lượng 4

2. Khái niệm và nguyên tắc, phương pháp quản lý chất lượng. 6

2.1. Khái niệm về quản lý chất lượng và hoạt động quản lý chất lượng. 6

2.2. Các nguyên tắc của quản lý chất lượng 10

2.2.1. Nguyên tắc định hướng bởi khách hàng 10

2.2.2. Nguyên tắc sự lãnh đạo 11

2.3. Một số phương pháp quản lý chất lượng 12

2.3.2. Kiểm soát chất lượng 12

II. Hệ thống quản lý chất lượng ISO - 9000 13

1. Quá trình hình thành và phát triển của bộ ISO-9000 13

2. Cách tiếp cận và triết lý của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 14

2.1. Cách tiếp cận của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 được thể hiện bằng một số đặc điểm cơ bản sau. 14

2.2. Triết lý của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 15

3. Kết cấu của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 15

Biểu 3 20

Quan hệ giữa các tiêu chuẩn của bộ ISO-9000 20

5. Quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng 29

5.1. Giai đoạn 1: Phân tích tình hình và hoạch định. 29

5.2. Giai đoạn 2: Viết các tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng 32

5.3. Giai đoạn 3: Thực hiện và cải tiến 32

6. Quá trình chứng nhận. 33

7. Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO - 9000 34

III. Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO-9000 39

1. Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO-9000 trên thế giới 39

2. Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO-9000 ở Việt Nam 41

Chương II 43

thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO- 9000 tại công ty Da- giầy Hà Nội 43

I. Giới thiệu chung về Công ty Da- Giầy Hà Nội 43

2. Đặcđiểm kinh tế- kỹ thuật của công ty Da- Giầy Hà Nội 44

2.1. Đặc điểm về máy móc thiết bị và công nghệ 44

2.2. Đặc điểm về lao động. 47

2.3. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đặc điểm của sản phẩm 49

2.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 51

2.5. Một số kết quả đạt được và phương hướng sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới. 52

II. Phân tích hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO- 9000 ở công ty Da- giầy Hà Nội. 55

1. Quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO- 9002 55

1.3. Các quá trình sản xuất tại xí nghiệp giầy vải của Công ty da - Giầy Hà Nội 73

1.4. Các nguồn lực có thể huy động để thực hiện việc quản lý chất lượng: 76

2. Một số tồn tại của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 của Công ty Da - Giầy Hà Nội. 77

2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của các xí nghiệp cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. 77

2.2. Hệ thống văn bản của Công ty có nhiều mẫu biểu không được áp dụng. 77

2.3. Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty chưa có mục tiêu và kế hoạch chất lượng cho từng giai đoạn. 78

2.4. Chưa thực hiện tuyệt đối các thủ tục và các hướng dẫn. 79

2.5. Công ty đang có một số nhận thức sai lầm về ISO 9002 ở một số bộ phận và cá nhân. 79

Chương III 81

Một số kiến nghị nhằm duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 tại Công ty Da - Giầy Hà Nội 81

I. Một số phương hướng và giải pháp của Công ty Da - Giầy Hà Nội nhằm duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 81

1. Phương hướng chung của Công ty Da - Giầy Hà Nội. 81

1.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý các xí nghiệp theo hướng gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả. 81

1.2. Phát triển nguồn nhân lực. 82

1.3. Đầu tư phát triển chiều sâu. 83

2. Phương hướng và các giải pháp của Công ty đối với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002. 84

2.1. Duy trì hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các tiêu chuẩn ISO 9002 (duy trì chứng chỉ ISO 9002). 84

2.2. Phương hướng và biện pháp cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. 85

II. Một số kiến nghị nhằm duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 tại Công ty Da - Giầy Hà Nội. 88

1. Tăng cường việc xem xét của lãnh đạo. 89

2. Xây dựng mục tiêu chất lượng, cụ thể hoá chính sách chất lượng cho từng giai đoạn. 90

4. Xây dựng các phương án có thể có của mục tiêu chất lượng. 94

3. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002. 96

4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng và thực hiện theo các thủ tục, các hướng dẫn của hệ thống quản lý chất lượng, xây dựng chính sách thưởng phạt hợp lý để thúc đẩy mọi người cùng góp sức duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các xí nghiệp thành viên trong Công ty. 97

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


y cũng không kém phần quan trọng trong việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, công ty đã thành lập trung tâm kỹ thuật may với nhiệm vụ nghiên cứu và áp dụng các mẫu mã mới vào sản xuất để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và các yêu cầu của đơn đặt hàng.
2.2. Đặc điểm về lao động.
Từ năm 1998 Công ty Da- giầy Hà Nội chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh từ thuộc da sang sản xuất kinh doanh giầy vải và giầy da cho nên số lượng cán bộ công nhân viên của công ty tăng lên đáng kể và chủ yếu là lao động nữ chiếm đa số, cũng như tuổi đời và tuổi nghề (bậc thợ của công nhân) còn trẻ. Đây vừa là thuận lợi vừa là khó khăn cho công ty trong việc đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm và năng suất lao động của công ty.
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của công ty Da- Giầy Hà Nội.
STT
Nội dung
Số lượng
Phần trăm
1
Tổng số lao động
1058
100
2
Nam
407
38.5
- Nữ
651
61,5
3
Công nhân viên
968
91,5
Quản lý
90
8,5
4
Lao động trực tiếp
883
83,5
Lao động gián tiếp
90
8,5
Lao động hành chính
85
8,0
5
Nhóm tuổi < 25
709
67
Nhóm tuổi từ 25 - 35
224
24,2
Nhóm tuổi từ > 35
125
11,8
Nguồn: Bảng thống kê CBCNV công ty Da- giầy Hà Nội năm 2000
TT
Các xí nghiệp
Số lượng CN
CN bậc 1
CN bậc 2
CN bậc 3
CN trên bậc 3
Kỹ sư
1
Giầy vải
451
223
180
17
31
2
Giày da
236
179
32
12
1
12
3
Cao su
127
70
36
5
3
10
4
Xưởng cơ điện
27
2
2
6
13
5
Tổng công nhân
838
474
250
40
17
58
%
100
56,5
29,8
4,8
2
7
Nguồn: Bảng thống kê CBCNV công ty Da- giầy Hà Nội năm 2000
Đồ thị 2.2: Biểu đồ cơ cấu lao động của Công ty Da - Giầy Hà Nội
Qua bảng cơ cấu lao động của công ty Da giầy Hà Nội, cho thấy có vài đặc điểm sau.
- Lao động nữ chiếm đa số trong toàn bộ công ty với 651 người chiếm 61,5% tổng số lao động và làm việc chủ yếu ở các xưởng may, xưởng gò, xưởng hoàn tất, vệ sinh sở dĩ lao động nữ chiếm đa số là vì đó là yêu cầu của sản xuất đòi hỏi phải cẩn thận và tỷ mỉ cũng như công việc tương đối nhẹ nhàng. Trong khi đó, lao động nam chỉ chiếm 36,5% trong tổng số lao động trong toàn công ty và chủ yếu làm ở các phân xưởng cơ điện, xưởng cán, xí nghiệp cao su là những công việc đòi hỏi sự nặng nhọc và tính kỷ luật cao.
Tỷ trọng công nhân bậc 1 của công ty chiếm đa số với 474 người chiếm 56,5% tổng số công nhân và công nhân bậc 2 là 250 nguời chiếm 29,8%, trong khi đó công nhân lành nghề (bậc > 3) và kỹ sư chiếm thiểu số với 75 người chiếm 9% tổng số lao động trong toàn công ty. Nhìn chung, trình độ tay nghề của công nhân công ty Da- giầy Hà Nội tương đối thấp, điều này ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của toàn công ty. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do công ty mới chuyển đổi từ thuộc da sang sản xuất giầy, công nhân chưa được đào tạo hoàn chỉnh mà hình thức chủ yếu là vừa học vừa làm (đào tạo qua công việc). Tuy nhiên, tuổi đời của công nhân viên còn rất trẻ (67% lao động có tuổi đời dưới 25 tuổi và 11,8% lao động có tuổi đời trên 35 tuổi) đây là điểm mạnh của công ty trong tương lai nếu như có chính sách đối với nguồn nhân lực hợp lý, phát huy tính sáng tạo của lực lượng lao động trẻ cũng như tiếp tục đào tạo cho lực lượng lao động trẻ là điều cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động của công ty.
- Là một công ty trực tiếp sản xuất kinh doanh cho nên lao động trực tiếp chiếm đa số trong công ty (883 người chiếm 83,5% tổng số lao động trong toàn công ty) và số lao động gián tiếp và hành chính là 176 người chiếm 16,5% tổng lao động trong toàn công ty.
- Xí nghiệp giày vải có số lao động nhiều nhất (524 người) vì đây là xí nghiệp sản xuất chính của công ty, cung cấp đa số các sản phẩm của công ty phục vụ khách hàng và đơn đặt hàng. Xí nghiệp cao su và xưởng cơ điện có số lượng công nhân ít nhất (150 người), vì nó có chức năng sản xuất các bán thành phẩm phục vụ cho xí nghiệp giày vải và giày da.
Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của công ty. Vì vậy công tác phát triển và quản lý nguồn nhân lực là mối quan tâm đặc biệt của công ty. Hàng năm, công ty đều có kế hoạch đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên. Hơn nữa, theo định kỳ công ty có các cuộc họp, hội nghị về kỹ thuật sản xuất và chất lượng. Những hội nghị này đã mang lại cho công nhân cũng như công ty nhiều cơ hội để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm về kỹ thuật hay những thay đổi của thị trường. Những đòi hỏi mới phát sinh từ phía khách hàng.
2.3. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đặc điểm của sản phẩm
Công ty Da- Giầy Hà Nội chủ yếu sản xuất giầy vải và giày da xuất khẩu phục vụ nhu cầu thị trường và khách hàng. Ngoài việc sản xuất phục vụ xuất khẩu công ty cũng sản xuất phục vụ nhu cầu nội địa. Công ty Da- giầy Hà Nội có quy mô sản xuất khá lớn, sản phẩm hoàn chỉnh đưa ra thị trường thế giới mà chủ yếu là các nước châu Âu. Đây là thị trường yêu cầu rất khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường và chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, công ty da giầy Hà Nội phải duy trì chất lượng ổn định thường xuyên và hoàn thiện về tiêu chuẩn kỹ thuật và quản lý để đảm bảo cho sản phẩm của công ty thâm nhập được các thị trường khó tính và nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty, mở rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Một đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là mang tính thời vụ. Các loại giầy xuất khẩu thường có thời vụ từ tháng 9 đến tháng 3. Còn trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8, công ty chủ yếu sản xuất các loại giầy nội địa.
Sản phẩm của công ty đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Công ty Da- giầy Hà Nội có một trung tâm kỹ thuật mẫu khá mạnh chuyên nghiên cứu và áp dụng các mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củ thị trường. Nhờ đó mà công ty luôn đổi mới mẫu mã và chất lượng sản phẩm theo xu hướng phát triển của thị trường.
Các sản phẩm của công ty rất đa dạng nên không thể nêu ra một cách chi tiết, ở đây chỉ xin nêu một số sản phẩm chính
Bảng 2.2. Danh mục các sản phẩm của công ty Da- giầy Hà Nội
STT
Tên sản phẩm
Giá bán lẻ năm 2000(đồng)
1
Ba ta xanh trắng
10.000
2
Vema
18.700
3
Xăng đan nữ
85.000
4
Giày XR2
26.000
5
Cho non
9.500
6
Covi
50.500
7
Navy
63.500
8
Thể thao trẻ em
50.00
9
Lifung trẻ em
7.000
10
Cầu lông
29.000
11
Kcalibu
32.000
12
Filada
10.000
13
Superga
20.000
14
Barbie
44.000
15
Giầy da nam
110.000
16
Giầy da nữ
49.000
17
Giầy da thời trang buộc dây, môka
100.000
18
Dép eva
21.500
Nguồn: Báo cáo tổng hợp số lượng giầy xuất khẩu nhập bán phòng kế hoạch năm 2000
2.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Do công ty mới chuyển từ thuộc da sang sản xuất giầy xuất khẩu cho nên thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty khá khiêm tốn so với các đối thủ cạnh tranh trong nước như: Công ty Giầy Thuỵ Khuê, công ty giầy Thăng Long, Công ty giầy Thượng Đình Bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt từ trong nước thì sự cạnh tranh không khoan nhượng của các quốc gia trong khu vực đặc biệt trong năm 2001, Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì tình hình tiêu thụ sản phẩm của ngành cũng như của công ty khó khăn hơn.
Mặc dù sự cạnh tranh rất lớn từ trong nước và thế giới nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng mở rộng cùng với sự lớn mạnh của công ty và chủ yếu xuất khẩu sang các nước châu Âu như Anh, Đức, Thuỵ Sỹ, Pháp, Hà Lan, ý Tuy nhiên, công ty chưa có cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm ở nước ngoài nhưng giá trị xuất khẩu hàng năm của công ty chiếm hơn 60% doanh thu của công ty và năm sau cao hơn năm trước: Điều đó chứng tỏ chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty ngày càng được nâng cao trên thị trường thế giới.
Công ty Da- giầy Hà Nội cũng chú trọng khai thác thị trường nội địa và đã mở một số cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của công ty như:
- 409 Nguyễn Tam Trình- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội
- 151 Hoàng Hoa Thám- Quận Ba Đình- Hà Nội
- 25 Nguyễn Thái Học- Quận Ba đình- Hà Nội
Và các tỉnh trong nước như: Hải Phòng, Thanh Hoá, Phú Thọ, và thành phố Hồ Chí Minh.
2.5. Một số kết quả đạt được và phương hướng sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới.
Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình chất lượng sản phẩm và dịch vụ, với những số liệu về quá trình hoạt động của công ty Da- giầy Hà Nội trong những năm gần đây, chúng ta thấy rằng mặc dù có rất nhiều khó khăn chung cũng như khó khăn riêng về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, tay nghề công nhân So với nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên đặc biệt trong công tác quản lý chất lượng, công ty đã đạt được một số kết quả đáng mừng, đặc biệt là uy tín sản phẩm của công ty trên thị trường thị phần của công ty ngày càng được mở rộng, chất lượng và giá thành sản phẩm phù hợp. Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn nhu cầu khách hàng. Được sự chỉ đạo sát sao của ban giám đốc cùng với sự nỗ lực chung của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, năm 2000 công ty Da- giầy Hà Nội đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn ISO- 9002. Nhờ đó, mà công tá...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Y Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO- 9002 tại Công ty da giày Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
H Nâng cao hiệu quả của hệ thống động viên, khuyến khích để thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại công Luận văn Kinh tế 0
G Phân tích chi phí lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Luận văn Kinh tế 0
C Một số biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng tình hình duy trì và phát triển thị trường tại công ty TNHH Hoá chất Hồng Phát Luận văn Kinh tế 0
V Một số phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng hoạt động chuyển khẩu sang thị trường Trung Luận văn Kinh tế 0
G Phương hướng và một số giải pháp nhằm duy trì, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty thươ Luận văn Kinh tế 0
K Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ là nhân tố cơ bản tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và p Luận văn Kinh tế 0
K Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Dệt 10 -10 Luận văn Kinh tế 0
B Duy trì và mở rộng thị trường là nhân tố cơ bản tạo điều kiện cho doanh nhgiêp tồn tại và phát triển Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top