Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU
Lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam không còn xa , điều này đặt cho nền kinh tế Việt Nam trước những thời cơ , vận hội và thách thức mới.
Với vai trò là con chim đâù đàn của ngành dệt may Việt Nam .Công ty cổ phần may Thăng Long đã và đang thực hiện nhiều chương trình , kế hoạch và chiến lược mới để bắt nhịp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của nước nhà .Một trong những công tac quan trọng phải kể đến là nâng cao chất lượng của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty .
Đối với một doanh nghiệp bất kỳ thì hoạt động lập kế hoạch là chức năng đầu tiên của quá trình quản lý , có vai trò rất quan trọng . Lập kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai , là cơ sở để xác định và triển khai các chức năng còn lại là tổ chức , lãnh đạo , kiểm tra .Bởi vậy chất lượng của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doang được nâng cao sẽ là điều kiện cần thiết để đảm bảo quá trinh kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc lập kế hoạch và trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động lập kế hoạch tại Công ty cổ phần may Thăng Long nên em đã chọn đề tài : “Thực trạng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần may Thăng Long" làm chuyên đề tốt nghiệp của mình .
Ngoài phần mở đầu , kết luận và danh mục tài liệu tham khảo , nội dung của chuyên đề gồm 3 phần sau :
Phần I : Lý luận chung về kế hoạch , lập kế hoạch trong quản lý.
Phần II : Thực trạng lập kế hoạch tại Công ty cổ phần may Thăng long.
Phần III : Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng lập kế hoạch tại công ty .
Em xin chân thành Thank Khoa khoa học quản lý – Trường Đại học Kinh tế quốc dân , Phòng kế hoạch vật tư Công ty cổ phần may Thăng Long và cô giáo hướng dẫn – Th.s Nguyễn Thị Lệ Thuý đã giúp đỡ , hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này


PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH
LẬP KẾ HOẠCH TRONG QUẢN LÝ

I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA LẬP KẾ HOẠCH
1. Khái niệm
Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch , tổ chức , lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.
Cho đến nay thì có rất nhiều khái niệm về chức năng lập kế hoạch. Với mỗi quan điểm , mỗi cách tiếp cận khác nhau đều có khái niệm riêng nhưng tất cả đều cố gắng biểu hiện đúng bản chất của phạm trù quản lý này.
Trên giác độ ra quyết định : “ Lập kế hoạch là một loại ra quyết định đặc thù để xác định một tương lai cụ thể mà các nhà quản lý mong muốn cho tổ chức của họ “. Quản lý có bốn chức năng cơ bản là lập kế hoạch , tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra . Lập kế hoạch có thể ví như là bắt đầu từ rễ cái của một cây sồi đồ sộ , rồi từ đó mọc lên các “ nhánh” tổ chức , lãnh đạo và kiểm tra. Trên ý nghĩa này thì lập kế hoạch là chức năng khởi đầu và trọng yêú đối với mỗi nhà quản lý. (1)
Với cách tiếp cận theo quá trình :(2)
Kế hoạch sản xuất kinh doanh là quá trình liên tục xoáy trôn ốc với chất lượng ngày càng tăng kể từ khi chuẩn bị xây dựng cho tới lúc chuẩn bị tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm đưa hoạt động của doanh nghiệp theo đúng mục tiêu đã định.
Theo STEYNER thì :”Công tác lập kế hoạch là một quá trình bắt đầu từ việc thiết lập các mục tiêu , quyết định các chiến lược , các chính sách , kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu .Nó cho phép thiết lập các quyết định khả thi và nó bao gồm chu kỳ mới của việc thiết lập mục tiêu và quyết định chiến lược nhằm hoàn thiện hơn nữa.”
Theo cách tiếp cận này thì lập kế hoạch là môt quá trình tiếp diễn phản ánh và thích ứng được với nhữnh biến động diễn ra trong môi trường của mỗi tổ chức, là quá trình thích ứng với sự không chắc chắn bằng việc xác định các phương án hành động để đạt được mục tiêu cụ thể của tổ chức.

Với cách tiếp cận theo nội dung và vai trò (3) :
Theo RONNER :”Hoạt động của công tác lập kế hoạch là một trong những hoạt động nhằm tìm ra con đường để huy động và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả để phục vụ các mục tiêu kinh doanh.”
Theo HENRYPAYH : “ Kế hoạch là một trong những hoạt động cơ bản của chu trình quản lý cấp công ty , xét về mặt bản chất hoạt động này nhằm xem xét các mục tiêu , các phương án kinh doanh , bước đi trình tự và cách tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.”
Như vậy , Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các cách để đạt được các mục tiêu đó . Lập kế hoạch có liên quan tới mục tiêu cần đạt được là cái gì ?và phương tiện để đạt được cái đó như thế nào ? Nó bao gồm việc xác định rõ các mục tiêu , xây dựng một chiến lược tổng thể để đạt được các mục tiêu , và triển khai một hệ thống các kế hoạch để thống nhất và phối hợp hoạt động.



2. Vai trò của lập kế hoạch3
Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế , kế hoạch là một trong những công cụ điều tiết chủ yếu của Nhà nước.Trong phạm vi doanh nghiệp thì lập kế hoạch là khâu đầu tiên , là chức năng quan trọng của công tác quản lý và là cơ sở để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiêụ quả cao , đạt được mục tiêu đề ra.
Các nhà quản lý cần lập kế hoạch bởi lập kế hoạch cho biết phương hướng hoạt động , làm giảm sự tác động của những thay đổi , tránh được sự lãng phí và dư thừa , và thiết lập nên những tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra. Hiện nay , trong cơ chế thị trường có thể thấy lập kế hoạch có các vai trò to lớn đối với các doanh nghiệp. Bao gồm :
-Kế hoạch là công cụ đắc lực trong việc phối hợp nỗ lực của các thành viên trong một doanh nghiệp . Lập kế hoạch cho biết mục tiêu , hướng đi của doanh nghiệp . Khi tất cả mọi người những người trong doanh nghiệp biết được doanh nghiệp sẽ đi đâu và họ sẽ phải đóng góp gì để đạt được mục tiêu đó , thì đương nhiên họ sẽ phối hợp , hợp tác với nhau và làm việc một cách có tổ chức .Thiếu kế hoạch , quĩ đạo đi tới mục tiêu của doanh nghiệp sẽ là đường ziczăc phi hiệu suất .
-Lập kế hoạch có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp. Sự bất ổn định và thay đổi làm cho việc lập kế hoạch trở thành tất yếu và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp , mỗi nhà quản lý .Lập kế hoạch buộc những nhà quản lý phải nhìn về phía trước , đoán những thay đổi trong nội bộ doanh nghiệp cũng như môi trường bên ngoài , cân nhắc ảnh hưởng của chúng và đưa ra những phản ứng đối phó thích hợp.
-Lập kế hoạch làm giảm được sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí . Khi lập kế hoạch thì những mục tiêu đã được xác định , những cách tốt nhất để đạt mục tiêu đã được lựa chọn nên sẽ sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả , cực tiểu hoá chi phí vì nó chủ động vào các hoạt động hiệu quả và phù hợp.
-Kập kế hoạch thiết lập nên những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra . Một doanh nghiệp không có kế hoạch giống như một khúc gỗ trôi nổi trên dòng sông thời gian . Nếu doanh nghiệp không rõ là phải đạt tới cái gì và đạt tới bằng cách nào , thì đương nhiên là không thể xác định đựợc liệu nó có thực hiện được mục tiêu hay chưa , và cũng không thể có được những biện pháp điều chỉnh kịp thời khi có những lệch lạc xảy ra . Vì vậy không có kế hoạch thì cũng không có cả kiểm tra .
Như vậy , lập kế hoạch thật là quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp , mỗi nhà quản lý . Nếu không có các kế hoạch nhà quản lý có thể không biết tổ chức và khai thác con người và các nguồn lực khác của doanh nghiệp một cách có hiệu quả , thậm chí không có được một ý tưởng rõ ràng về cái họ cần tổ chức và khai thác . Không có kế hoạch , nhà quản lý và các nhân viên của họ có rất ít cơ hội để đạt được mục tiêu của mình , không biết khi nào và ở đâu phải làm gì .
Còn đối với mỗi cá nhân chúng ta cũng vậy , nếu chúng ta không biết lập kế hoạch thì chúng ta không thể xác định được rõ mục tiêu của chúng ta là gì ? với thực lực của mình thì chúng ta có thể làm gì để đạt được mục tiêu ? Chúng ta sẽ không có những lịch biểu , những sự nỗ lực và cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu . Từ đó , chúng ta cứ để thời gian trôi đi và hành động một cách thụ động trước sự thay đổi của môi trường xung quanh ta . Do vậy , việc đạt được mục tiêu của mỗi cá nhân ta sẽ là không cao , thậm chí còn không thể đạt được mục tiêu mà mình mong muốn.
Tóm lại , chức năng lập kế hoạch là chức năng đầu tiên , là xuất phát điểm của mọi quá trình quản trị . Bất kể cấp quản trị là cao hay thấp , việc lập ra được những kế hoạch có hiệu quả là chiếc chìa khoá cho việc thực hiện một cách hiệu suất những mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.

3. Hệ thống kế hoạch của tổ chức4
Hệ thống kế hoạch của một tổ chức là tổng thể của nhiều loại kế hoạch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo một định hướng chung nhằm thực hiện mục tiêu tối cao của tổ chức.
Các kế hoạch của một tổ chức được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Theo mỗi tiêu thức phân loại thì lại có một hệ thống kế hoạch khác nhau.

3.1 Theo mức độ tổng quát

3.1.1. Sứ mệnh
Sứ mệnh là bức thông điệp thể hiện lý do tồn tại của tổ chức, nó trả lời cho câu hỏi : Tổ chức tồn tại vì mục đích nào? Sứ mệnh của tổ chức được đặt ra trên cơ sở xác định những lĩnh vực hoạt động của tổ chức , những giả định về mục đích , sự thành đạt và vị trí của tổ chức trong môi trường hoạt động của nó .Sứ mệnh của tổ chức là bộ phậ tương đối ổn định , mang tính bản sắc của tổ chức và có vai trò thống nhất cũng như khích lệ các thành viên của tổ chức.Sứ mệnh bao gồm:
Sứ mệnh được công bố : Thông báo cho mọi người một cách công khai , thông qua thị trường để doanh nghiệp đạt đựơc mục tiêu , nó đựơc thể hiện thông qua các khẩu hiệu , các triết lý kinh doanh ngắn gọn.
Sứ mệnh không được công bố: Thể kiện lợi ích tối cao của doanh nghiệp.
Như vậy , có thể nói sứ mệnh là cơ sở đầu tiên để xác định mục tiêu chiến lược của tổ chức và nó cũng là cơ sở để xác định cách hành động cơ bản của tổ chức.

3.1.2. Kế hoạch chiến luợc
Kế hoạch chiến lược là kế hoạch ở cấp độ toàn bộ doanh nghiệp , thiết lập nên những mục tiêu chung của doanh nghiệp và vị trí của nó đối với môi trường. Các kế hoạch chiến lược do những nhà quản lý cấp cao của tổ chức thiết kế nhằm xác định những mục tiêu tổng thể cho tổ chức .Các kế hoạch chiến lược liên quan đến mối quan hệ giữa con người của tổ chức với các con người của những tổ chức khác .

31.3.Kế hoạch tác nghiệp
Kế hoạch tác nghiệp là kế hoạch trình bày rõ chi tiết cần làm như thế nào để đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch chiến lược.Kế hoạch tác nghiệp đưa ra những chiến thuật hay những bước cụ thể mà doanh nghiệp sẽ tiến hành để thực hiện kế hoạch chiến lược.Các kế hoạch tác nghiệp được chia thành hai nhóm sau:
Các kế hoạch tác nghiệp xây dựng một lần sử dụng một lần: là những kế hoạch cho những hoạt động không lặp lại.Bao gồm:
-Chương trình: bao gồm một số các mục đích , chính sách ,thủ tục , qui tắc , các nhiệm vụ được giao , các bước phải tiến hành , các nguồn lực có thể huy động và các yếu tố khác .Chương trình được hỗ trợ bằng những ngân quĩ cần thiết .Một chương trình quan trọng thường ít khi đứng một mình , thường là một bộ phận của một hệ thống phức tạp các chương trình.
Chương trình thường có mục tiêu lớn quan trọng , mang tính độc lập tương đối trong quá trình phân bổ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu.
-Dự án : Có mục tiêu thuờng cụ thể , quan trọng , mang tính độc lập tương đối . Nguồn lực để thực hiện mục tiêu thường phải rõ ràng đối với tất cả các hình thái nguồn lực theo thời gian và không gian.
-Các ngân quĩ: Là bản tường trình các kết quả mong muốn được biểu thị bằng các con số . Có thể coi đó là chương trình được “số hoá” .Ngân quĩ ở đây không đơn thuần là ngân quĩ bằng tiền , mà còn có ngân quĩ thời gian , ngân quĩ nhân công , ngân quĩ máy móc thiết bị , ngân quĩ nguyên vật liệu….
Các kế hoạch tác nghiệp xây dựng một lần sử dụng nhiều lần : Là các kế hoạch cho những hoạt động thường xuyên lặp lại. Bao gồm:
-Chính sách: Là quan điểm , phương hướng và cách thức chung để ra quyết định trong tổ chức . Trong một tổ chức có thể có nhiều loại chính sách khác nhau cho những mảng hoạt động trọng yếu. Ví dụ . chính sách đào tạo nhân viên nhằm xác định cách đào tạo nhân viên để đáp ứng với đòi hỏi của công việc hiện tại và tuơng lai. cách đào tạo ở đây có thể là đào tạo qua công việc , đào tạo tại các cơ sở đào tạo bên trong hay bên ngoài tổ chức..
Chính sách là kế hoạch theo nghĩa nó là những qui định chung đẻ hướng dẫn hay khai thông cách suy nghĩ và hành động khi ra quyết định . Các chính sách giúp cho việc giải quyết các vấn đề trong các tình huống nhất định và giúo cho việc thống nhất các kế hoạch khác nhau của tổ chức . Các chính sách là tài liệu chỉ dẫn cho việc ra quyết định trong phạm vi co giãn nào đó. Chính sách khuyến khích tự do sáng tạo nhưng vẫn trong khuôn khổ một giới hạn nào đó , tuỳ từng trường hợp vào các chức vụ và quyền hạn trong tổ chức.
-Thủ tục: Là các kế hoạch thiết lập một phương pháp cần thiết cho việc điều hành các hoạt động trong tương lai . Đó là sự hướng dẫn hành động , là việc chỉ ra một cách chi tiết , biện pháp chính xác cho một hoạt động nào đó cần thực hiện .Đó là một chuỗi các hoạt động cần thiết theo thứ tự thời gian, theo cấp bậc quản lý .
-Quy tắc : Giải thích rõ ràng những hành động nào có thể làm , những hành động nào không được làm . Đây là loại kế hoạch đơn giản nhất. Không nên nhầm lẫn giữa thủ tục với qui tắc .Các qui tắc gắn với hướng dẫn hành động mà không ấn định trình tự thời gian , trong khi đó thủ tục cũng bao hàm sự hướng dẫn những qui định cả trình tự thời gian cho các hành động . Hơn nữa , các chính sách hướng dẫn việc ra quyết định trong khi qui tắc cũng là sự hướng dẫn nhưng không cho phép có sự lựa chọn trong khi áp dụng chúng . Như vậy , so với qui tắc và thủ tục thì chính sách có độ linh hoạt cao hơn.
3.2. Theo thời gian thực hiện kế hoạch
Các kế hoạch được phân ra thành kế hoạch ngắn hạn , trung hạn , dài hạn.
- Kế hoạch dài hạn : Là kế hoạch cho thời kỳ từ 5 năm trở lên nhằm xác định các lĩnh vực hoạt động mà tổ chức sẽ tham gia , xác định các mục tiêu chính sách giải pháp dài hạn về tài chính , đầu tư , nghiên cứu phát triển con người …do cấp quản lý cấp cao lập mang tính tập trung cao và linh hoạt.
-Kế hoạch trung hạn: Là kế hoạch cho thời kỳ từ 1 đến 5 năm nhằm phác thảo các chính sách , chương tình trung hạn để thực hiện các mục tiêu được hoạch định trong chiến lược lựa chọn .Loại kế hoạch này được lập bởi các chuyên gia quản lý cấp cao và chuyên gia quản lý điều hành . Loại này ít tập trung và ít uyển chuyển hơn kế hoạch dài hạn.
-Kế hoạch ngắn hạn : Là kế hoạch cho thời kỳ dưới 1 năm , là sự cụ thể hoá nhiệm vụ sản xuất kinh doanh dựa vào mục tiêu chiến lược , kế hoạch , kết quả điều tra , các căn cứ xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện năm kế hoạch , là kết quả hoạch đinh của các chuyên gia quản lý điều hành và chuyên gia quản lý thực hiện . Nó không mang tính chất tập trung và thường rất cứng nhắc.
Ba loại kế hoạch trên có quan hệ hữu cơ với nhau . Kế hoạch dài hạn giữ vai trò trung tâm , chỉ đạo trong hệ thống kế hoạch sản xuất kinh doanh , là cơ sở để xây dựng kế hoạch trung hạn và kế hoạch hằng năm.
3.3.Theo mức cụ thể
Gồm có kế hoạch cụ thể và kế hoạch định hướng.
-Kế hoạch cụ thể : Là những kế hoạch với những mục tiêu đã được xác định rất rõ ràng , không có sự mập mờ và hiểu nhầm trong kế hoạch này.
-Kế hoạch định hướng : Là kế hoạch có tính chất linh hoạt đưa ra những huớng chỉ đạo chung . Kế hoạch định hướng hay được sử dụng hơn kế hoạch cụ thể khi môi trường có độ bất ổn định cao , khi doanh nghiệp đang trong giai đoạn hình thành và suy thoái trong chu kỳ kinh doanh của nó.
Tuy nhiên, việc phân loại các kế hoạch theo các tiêu thức trên chỉ mang tính chất tương đối . Các kế hoạch có mối quan hệ qua lại với nhau.Như, kế hoạch chiến lược có thể bao gồm cả kế hoạch dài hạn và ngắn hạn nhưng kế hoạch chiến lược nhấn mạnh bức tranh tổng thể và dài hạn hơn , trong khi kế hoạch tác nghiệp phần lớn là những kế hoạch ngắn hạn.
II. QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH5
Quá trình lập kế hoạch bao gồm các bước cơ bản sau:
1. Nghiên cứu và dự báo
Nghiên cứu và dự báo là điểm bắt đầu của việc lập kế hoạch. Để nhận thức được cơ hội cần có những hiểu biết về môi trường , thị trường ,về sự cạnh tranh , về điểm mạnh và điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Chúng ta phải đoán được các yếu tố không chắc chắn và đưa ra phương án đối phó .Việc lập kế hoạch đòi hỏi phải có những đoán thực tế về cơ hội .Doanh nghiệp phải phân tich môi trường để biết :
-Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh đã đi đến đâu trong lĩnh vực công nghệ , đã tung ra sản phẩm mới nào ? giá cả bao nhiêu ? Đồng thời cũng phải biết được hiện nay nhu cầu của khách hàng là sản phẩm gì?
-Những luật và những chính sách mới nào sẽ ra đời ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp.Đây là điều rất quan trọng , bởi hiện nay Nhà nước ta đang hoàn thiện hệ thống luật nên có rất nhiều luật và chính sách mới ra đời ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp , mà muốn tồn tại lâu dài trên thương trường doanh nghiệp không thể không phân tích những thay đổi đó như luật thuế , các chế độ kế toán mới, luật xuất nhập khẩu…
-Những thay đổi thị trường cung ứng đầu vào như lao động , vật tư , nguyên vật liệu cho sản xuất , máy móc thiết bị…
KẾT LUẬN
Một doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả thì việc đầu tiên phải làm là lập kế hoạch . Bởi lập kế hoạch cho biết phương hướng hoạt động , làm giảm sự tác động của những thay đổi , tránh được sự lãng phí dư thừa và thiết lập nên những tiêu chuẩn thuận lợi cho công tác kiểm tra.
Dự trên cơ sở những luận giải và trình bày một cách hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong quá trình quản lý của doanh nghiệp , chuyên đề đã đi sâu phân tích trên nhiều góc độ khác nhau để đánh giá đúng những thành quả, hạn chế và những nguyên nhân làm cản trở hoạt động lập kế hoạch tại Công ty cổ phần may Thăng Long .
Dựa vào kế quả phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động lập kế hoạch tại Công ty , chuyên đề cũng đã đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm mục đích nâng cao chất lượng của công tác lập kế hoạch tại Công ty cổ phần may Thăng Long . Các biện pháp được đề cập là : Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy công ty , Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường , tăng cường bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác lập kế hoạch , tăng cường hoạt động thu thập và xử lý thông tin , tăng cường sự phôi hợp giữa các phòng ban trong công ty …
Được thực hiện trong sự giới hạn về thời gian , mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng , khả năng và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên chuyên đề chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết và chưa thể nghiên cứu một cách hoàn chỉnh những vấn đề đã đặt ra.Vì vậy em rất mongnhận được ý kiến đónggóp của quí thầy cô và các cô chú ở Công ty cổ phần may Thăng Long để tiếp tục hoàn thiện chuyên đề của mình .

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khoa khoa học quản lý - Khoa học quản lý tập I - PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS . Nguyễn Thị NGọc Huyền - NXB Khoa học và kỹ thuật Hà NỘi - 2004
2. Khoa khoa học quản lý - Quản lý kinh tế tập I - GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn, TS. Mai Văn Bưu - NXB khoa học và kỹ thuật - 2001
3. Khoa khoa học quản lý - lý thuyết quản trị doanh nghiệp - TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ, PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền - NXB Khoa học kỹ thuật - 1997
4. Kế hoạch hoá và quan hệ thị trường - Nguyễn Thành Bang, Võ Duy Kiệt - NXB giáo dục.
5. Những vấn đề cốt yếu của quản lý - Harold Koontz, Cyril odonell, Heint weihrich - NXB khoa học và kỹ thuật - 1992.
6. Quản lý có hiệu quả theo phương pháp của Deming - NXB Thống kê - 1996
7. Giáo trình quản trị doanh nghiệp - Bộ môn quản trị doanh nghiệp.
8. Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu KHSX năm 2004, 2005.
9. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
10. Báo cáo năng lực sản xuất của công ty.



MỤC LỤC

I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA LẬP KẾ HOẠCH 3
1. Khái niệm 3
2. Vai trò của lập kế hoạch 5
3. Hệ thống kế hoạch của tổ chức 7
3.1 Theo mức độ tổng quát 7
3.1.1. Sứ mệnh 8
3.1.2. Kế hoạch chiến luợc 8
31.3.Kế hoạch tác nghiệp 8
3.2. Theo thời gian thực hiện kế hoạch 10
3.3.Theo mức cụ thể 11
II. QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH 11
1. Nghiên cứu và dự báo 11
2. Thiết lập các mục tiêu 12
3. Phát triển các tiền đề 13
4. Xây dựng các phương án 14
5. Đánh giá các phương án 14
6. Lựa chọn phương án và ra quyết định 14
III. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG LẬP KẾ HOẠCH 14
1. Quan điểm của các nhà lập kế hoạch 14
3. Chu kì kinh doanh của doanh nghiệp 16
4. Tính không chắc chắn của môi trường kinh doanh 17
5. Hệ thống mục tiêu , chiến lược của doanh nghiệp 18
6. Sự hạn chế của các nguồn lực 18
7. Hệ thống thông tin 19
8. Hệ thống kiểm tra đảm bảo cho quá trình lập kế hoạch đạt kết quả và hiệu quả 19
9. Năng lực của các chuyên gia lập kế hoạch 19
10. Cơ chế quản lý kinh tế và kế hoạch hoá của Nhà nước 20
IV. PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH 20
1. Những yêu cầu đối với công tác lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp 20
2. Các căn cứ để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 21
2.1. Căn cứ vào chủ trương , đường lối , chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước 21
2.2.Căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu thị trường 21
2.3 Căn cứ vào kết quả phân tích và dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh , về khả năng nguồn lực có thể khai thác. 22
3. Các phương pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 22
3.1.Phương pháp cân đối 22
3.2. Phương pháp tỷ lệ cố định 23
3.3 Phương pháp lập kế hoạch từ việc phân tích các nhân tố tác động 23
3.4. Phương pháp lợi thế vượt trội 24
3.5. Phương pháp mô hình PIMS (Profit Impact Market Strategy) 24
3.6. Phương pháp phân tích chu kỳ sống của sản phẩm 25
I. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 26
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 26
2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty 29
2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty 29
2.1.1 Cấp công ty 31
2.1.2.Cấp xí nghiệp 32
2.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty 34
2.3.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 35
2.4.Đặc điểm loại hình sản xuất ,ngành nghề kinh doanh của Công ty 36
2.4.1.Loại hình sản xuất 36
2.4.2. Ngành nghề kinh doanh 36
2.4.3.Thị trường hoạt động,tiềm năng về vốn ,lao động . 37
3.Kết quả sản xuất kinh doanh Công ty trong thời gian qua 39
4. Mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2010 40
II. THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY 41
1. Hệ thống kế hoạch hiện nay của Công ty 41
2. Các căn cứ lập kế hoạch của Công ty 42
2.1 Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch do Tập Đoàn Dệt –May giao. 42
2.2 Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và dự báo thị trường 42
2.3 Căn cứ vào năng lực hiện có của Công ty 44
2.4 Căn cứ vào kết quả đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước 47
3. Các phương pháp lập kế hoạch của Công ty 50
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY 50
1. Đánh giá công tac lập kế hoạch trên cơ sở đánh giá hiệu quả sản xuát kinh doanh của Công ty trong những năm qua và xây dựng kế hoạch cho năm 2006. 50
2. Những kết quả đạt được 53
4. Những nguyên nhân 54
PHẦN III.CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NƯNG LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY……………………………………………………………55
I. QUAN ĐIỂM VỀ VAI TRÒ CUA LẬP KẾ HOẠCH 55
II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY 56
1.Hoàn thiện bộ máy tổ chức trong Công ty 56
2. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường 56
4. Tăng cường hoạt động thu thập và xử lý thông tin 58
5. Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban trong công ty 60
6. Đánh giá chính xác việc thực hiện các kết quả kế hoạch sản xuất kinh doanh để rút ra bài học kinh nghiệm 61



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Kiểm toán độc lập tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng kiểm toán Công nghệ thông tin 0
X Xác lập cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
A Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, thực trạng - Giải pháp Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán Th Luận văn Kinh tế 2
R thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non công lập tại quận 10, thành phố hồ c Luận văn Sư phạm 0
K Thực trạng công tác lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở của quận Hai Bà Trưng - Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng việc tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ cho người nghèo ở nước ta thời gian vừa qua - Kinh ngh Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng và giải pháp của quá trình thành lập và tổ chức hoạt động của Tổng Công ty theo mô hình t Luận văn Kinh tế 0
C Thực trạng việc lập báo cáo kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng về Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp in Việt Lập Cao Bằng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top