kenbi0

New Member

Download miễn phí Hiện trạng các di tích lịch sử văn hoá của Bắc Ninh và mục tiêu và định hướng hoạt động khai thác du lịch





LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chon đề tài 1

2. Mục tiêu đề tài 1

3. Phương pháp nghiên cứu đề tài 2

4. Phạm vi nghiên cứu đề tài

Chương I: Các di tích lịch sử văn hoá - nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của Bắc Ninh 4

I. Giới thiệu chung vùng văn hóa Bắc Ninh. 4

1. Vị trí địa lí . 4

 2. Đặc điểm dân số 4

 3.Bắc Ninh - Trung tâm phật giáo của nước ta thời cổ 4

 4. Bắc Ninh - sứ sở của các di tích lịch sử văn hóa . 4

 4.1 Giới thiệu chung các di tích lịch văn hoá . 4

 4.2. Di sản kiến trúc -mĩ thuật 6

 4.3. Các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu . 8

4.3.1 Chùa Dâu 8

4.3.2 . Chùa Bút Tháp 9

4.3.3 . Chùa phật tích 10

4.3.4. Chùa Trăm Gian 10

4.3.5 Đình Đình Bảng 11

4.3.6. Đình Diềm. 12

4.3.7 Đền Bà Chúa Kho 13

4.3.8. Đền Đô 14

Chương II: Hiện trạng và tình hình khai thác các di tích lịch sử văn hoá để kinh doanh du lịch Bắc Ninh 15

I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH. 15

1. Khách du lịch 15

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ôi nhà gồm mười ngôi nhà với 162 gian lớn nhỏ, được bố trí cân xứng chặt chẽ ở trung tâm nhưng lại rất tự nhiên với xung quanh. Nhưng chú ý ở ngôi chùa này phải đến tháp Báo Nghiêm - nơi đặt xá lị của hoàng thượng Chuyết Chuyết và tháp Tôn Đức - nơi đặt xá lị của nhà sư Minh Hạnh . Tháp Bao Nghiêm được xây dựng bởi những phiếm đá xanh nhẵn bóng tám cạnh , đều đặn , cao 13.5m gồm năm tầng và một bút mái .Xung quanh tháp được chạm nổi với nhiều đề tài khác nhau . Tháp Bao Nghiêm là công trình bằng đá duy nhất và tương đối nguyên vẹn ở miền bắc .
Chùa Bút Tháp còn nổi tiếng với tác phảm điêu khắc tượng bà phật quan âm nghìn mắt nghìn tay , tác phẩm này gọn gàng , chặt chẽ trong một khối cao 3.70m và được chia làm hai phần : phần trên là phật ngồi tĩnh toạ , phần dưới là bệ tượng . Tượng được một nghệ nhân họ Trương khắc năm 1665 , người nghệ sỹ này đã tạo ra một phật bà quan âm giàu long nhân từ , nhìn khắp mọi nơi , biến hoá tinh tường để cứu muôn dân với 11khuôn mặt 1000 bàn tay và một nghìn con mắt phật.
Chùa Bút Tháp còn một số tượng khác như tượng Tam Thế , tượng Tuyết Sơn, Văn thù bồ tát ......và một số pho tượng khác có giá trị lịch sử văn hoá đáng quan tâm : tượng Tổ chùa và tượng Hậu Phập.....
4.3.3 . Chùa phật tích
Chùa Phật Tích được toạ lạc trên một ngọn núi có tên núi Phật Tích thuộc địa bàn xã Phật Tích Huyện Tiên Sơn . Ngọn núi là đoạn cuối của dãy Nguyệt Hằng , từ đỉnh núi phóng tầm mắt ra bốn phía , cảnh sắc như tranh vẽ . Vì vậy nơi đây đã sinh ra bao câu chuyện thần kì mà trong số đó có chuện Từ Thức gặp Tiên . Chùa Phật Tích cũng là một công trình kiến trúc và tạo hình nổi tiếng được giữ lại trong sử sách ở buổi đầu của thời đại quốc gia độc lập . Do tác động của thời gian và biến động lịch sử , ngôi chùa cũ xây dựng 1057dưới thời Lý Thánh Tông đã bị đổ . Ngôi chùa được xây dựng trên nên cũ vào thế kỉ XVII cũng bị phá hỷ hoàn toàn sau vài trăm năm tồn tại .
Chùa Phật Tích để lại cho chúng ta số lượng tác phẩm nghệ thuật không nhiều song đều có giá trị , nổi bật nhất chính là pho tượng A Di Đà bằng đá đã đi vào truyền kì của Phật Tích . Tác phẩm nổi tiếng này được chia làm hai phần : Phật A Di Đà và bệ đá toà sen . Tượng được diễn tả ngồi xếp bằng , mình thanh thản , khuôn mặt dịu hiền phúc hậu có vẻ đẹp lí tưởng của phái nữ . Ngoài ra còn một tượng đá khác như tượng Hộ Pháp , tượng các con thú ...
4.3.4. Chùa Trăm Gian
Chùa có tên chữ là : " Cảm ứng thánh tự " , chùa mang dấu ấn của nhà sư Vạn Hạnh và vị Vua đầu tiên của triều đại nhà Lí là Lí Thái Tổ .
Quần thể kiến trúc của ngôi chùa được xây dựng theo hình chữ nhật , chính giữa là lầu gác chuông ( dựng năm1693) . Từ chân núi lên đỉnh chùa là mấy chục bậc gạch là vào tới tam quan , du khách đi vào chùa đầu tiên là bước vào chùa Hộ qua nhà Hiêu Hương rồi vào chùa phật , từ chùa phật có nối vào phía sân trong . Chính viên khoảng giữa sân rộng rãi nổi bật lên kiến trúc gác chuông hai tầng tám mái với các đầu đao uốn cong , là nơi ghi nhận những người đứng lên xây dựng . Năm 1826 dưới triều Nguyễn , một lần chùa Cảm ứng được trùng tu khá lớn và hoàn chỉnh với một trăm gian và trở thành một trong những danh lam thắng cảnh của vùng Kinh Bắc
Những ngôi chùa cổ trước kia hiện không còn nữa , do vụ ném bm B52 của giặc Mĩ vào đêm 28/12/1972 đã bị phá huỷ hoàn toàn . Ngôi chùa như chúng ta thấy hiện nay là do nhân góp tiền xây dựng Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay , Tượng Quan Âm Toạ Sơn, Kim Đồng..........vẫn đưtheo một quy mô khác , song một số tác phẩm nghệ thuật như bia đá dựng năm 1697 , khánh đá chạm rồng , ợc lưu giữ đến ngày nay mặc dù không còn nuyên vẹn .
Cả nước ta có ba pho tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay thì đều thuộc đất Bắc Ninh trong đó chùa trăm gian lưu giữ một. Pho tượng này khá lớn kể cả vòng tay tới 3m69 rộng 2m60 ngồi trong thế : " Tham thiền nhập định với 42 (*) cánh tay mọc từ mình ra , hai cánh tay lớn chắp trước ngực như đang bấm huyệt những cánh tay nhỏ được chắp thành mảng tròn sáng đặt ở phía sau, riêng khuôn mặt đầy đặn còn giữ được những nét trần tục . Chính vì sự hoành tráng của pho tượng đã góp phần làm tăng giá trrị lịch sử , kiến trúc , của ngôi chùa này .
4.3.5 Đình Đình Bảng
Đình Bảng nằm trên xã Đình Bảng , huyện Tiên Sơn , đình trông về hướng nam , trước có Tam Quan sau đó là sân gạch . Hai bên có hai dãy tả vu và hữu vu . Nhưng những kiến trúc đó đã bị phá huỷ trong cuộc khánh chiến chống Pháp .
Đình ngày nay chỉ còn lại toà bái đường , ống muống , hậu cung nối liền nhau thành hình chữ công . Qua nhiều biến cố của lịch sử nhưng thành phần kiến trúc và lối cấu trúc vẫn còn được giữ nguyên . Đình Đình Bảng có thể xem như tài liệu gốc để tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc của thế kỉ XVIII . Toà đại đình có hình chữ nhật với các cạch là 14m và 20m chia làm gian chính và hai chái thông ông muông và hậu cung .
Toàn bộ mái đình đồ sộ , hệ thống cột kèo , xà thượng đều làm bằng gỗ lim, kết cấu theo lối chồng giường , phần :"Lòng giếng cảu đình " - tức gian thờ được lát băng gạch chéo lá nem . Hình ảnh toàn bộ kiểu thức nhà sàn , các yếu tố cột , cẩu đầu xà trung , xà thượng , quá giang , kẻ bẫy được bàn tay khéo léo của người thợ Việt Nam thế kỉ XVIII tạo ra những mộng ngoắt nghéo để gắn chặt chúng với nhau qua các cột một cách chắc chắn . Không những thế Đình Đình Bảng còn là nơi hội tụ nhưng công trình chạn khắc trang trí nổi tiếng . Xung quanh toà bái đường là những ván nong gạch nối tiếp nhau chạy vòng quanh đình .
Đầu bẩy chạm khắc chiều rồng , tất cả gồm 28 con với nhiều hình giáng sinh động , đa dạng , thân hình nhỏ nhắn và xen lẫn là những đám mây . Trong mảnh kiến trúc của ngôi đình này , rồng ,phượng....là những đề tài chủ đạo của người nghệ sỹ trang trí , đôi rồng trầu nhau với vẩy đơn , sừng ngắn có rồng mẹ rồng con từng bức với tên gọi như : " Ngũ long tranh trầu " ," Long vân đại hội " chạm khức cầu kì và gia công nhiều nhất là 12 chiếu đầu dư ở 12 cột cái của 5 gian đình chính . Hầu hết các bức chạm khắc theo chiều ngang, như rồng , vài bức cuốn xà , nách ở giữa tây đình , rồng được toạ lạc với tư thế thăng đứng . Chính vì những nét độc đáo trên mà khi viết về kiến trúc của dân tộc ta trong cuốn " bách khoa toàn thư nghệ thuật sơ sàn " có nhận xét là: " Ngôi đình nổi tiếng nhất trong các ngôi đình còn lại là ngôi đình Đình Bảng ". quả là không sai chút nào .
4.3.6. Đình Diềm.
Ca dao cổ có câu :
" thứ nhất là đình Đồng Khang
Thứ nhì Đình Bảng vẻ vang Đình Diềm " .
Đình Diềm còn có tên là đình Viêm Xá , được xây dựng vào năm 1690 nằm trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng bên dòng sông Cầu , núi quả Cảm thuộc xã Hoà Lang , huyện Yên Phong.
Đi qua công làng là vào tới sân đình . Đình được xây dựng theo kiểu chữ công gồm tái bái 5 gian ngang dọc , mỗi chiều gồm 6 hàng cột dài 17.5m rộng 14.9m chuôi vồ là hậu cung dài 6,8m rộng 9,4m còn ống muống ăn lấn một phần vào đại đình và một phần hậu cung . Trước kia , toà địa đình nguyên có bảy gian , sau kháng chiến chống pháp năm 1954 đình được sửa chữa lại thành 5 gian nhưng vẫn giữ nguyên dãy thềm đá bó nền đình dài 24,70m , toà đại đình 4 mái dao cong , lòng rộng lên tạo khoảng không gian thoáng đãng bên trong . Tầng trên cùng chạm thủng 4 con rồng bò vào giữa chầu mặt trời trên lưng là hình ảnh của một cô gái cổ kiêu ba ngấn , mặt trái xoan hình dải cánh sen xếp . Tầng ba chạm thủng mây lá cách điệu . Tầng bốn chạm mây lá cách điệu ở diềm thứ nhất , diềm thứ hai và thứ ba chạm chim , thú, người .....Tầng cuối cùng chậm đầu rồng lớn đặc biệt trên đầu xuất hiện một người binh dân mặt tròn , hai bên là bốn con rông nhỏ , con voi , con hổ ....được chạm khắc một cách sinh động .
Ngoài ra , trong bàn thờ đình làng còn có đôi phỗng cao 0.5m mình trần mặc váy , thắt lưng buộc nút buông hai dải , cổ đeo lá sen . Phỗng này được gọi là phỗng chàm . Chiếc hộp đựng làn thành hình con nghê rỗng lòng được trang trí văn hoa rất đẹp . Mang tâm hồn nghệ nhân dân tộc .
4.3.7 Đền Bà Chúa Kho
Từ Hà Nội theo quốc lộ 1A qua ga thi Cầu rẽ phải đi khoảng 500 m nữa là làng Cổ Mễ - nơi có đền thờ Bà Chúa Kho . Tương truyền bà là người phụ nữ khéo tổ chức sản suất , tích chữ lương thực , trông nom kho tàng quốc gia và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076) . Khi bà qua đơi nhân đã lập đền thờ để ghi nhố công ơn bà . Đền thờ bà được nhân xây dựng theo kiểu kiến trúc thời Nguyễn ( tam ban) ban hạ kiến trúc kiểu tiền, ban trung kiểu thượng chồng giường , hạ kê trong . Đền Bà Chúa Kho hiện nay đã được sửa chữa khang trang thu hút nhiều khách thập phương từ bắc đến nam về đây để xin lễ câù tài , cầu lộc , cầu may mắn....
4.3.8. Đền Đô
Trên những ngôi đền trên mảnh đất Bắc Ninh thì đền Đô được nhân trong làng biết đến nhiều nhất . Đền Đô còn gọi là đền Cổ Pháp được khởi công xây dựng thế kỉ XI trên mảnh đất làng Đình Bảng , Tiên Sơn , Bắc Ninh . Đây là quê phát tích nhà Lí nên còn gọi là đền Lí Bát Đế .
Đền Đô gồm 20 hạng mục công trình với trung tâm là điện thờ , nơi đặt bài vị và tượng bài của tám vị vua nhà Lí , xunh quanh có nhà tiền tế , nhà chuyển bang , nhà ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Những vấn đề lí luận về kinh tế đối ngoại, phân tích hiện trạng của vấn đề và đưa ra các giải pháp Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng quản trị hệ thống lương ở các doanh nghiệp hiện nay - Một số kiến nghị và giải pháp Kiến trúc, xây dựng 2
K Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại quận 8 TP Hồ Chí MInh Khoa học Tự nhiên 2
N Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Quảng Ngãi – Khoa học Tự nhiên 0
S Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả CTRCN và CTNH tại Khu công nghiệp Tân Bình Khoa học Tự nhiên 2
N Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bà Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top