Gti_vn

New Member

Download miễn phí Đề tài Doanh nghiệp Việt nam trong tiến trình hội nhập AFTA - Vấn đề và giải pháp trong doanh nghiệp





LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP AFTA 4

1.1. Bản chất và tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 4

1.1.1. Khái niệm và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế 4

1.1.2. Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế 7

1.1.3. Tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 11

1.1.4. Những tác động của việc tham gia vào khu vực Mậu dịch tự do 14

1.2. Hợp tác kinh tế thương mại AFTA 16

1.2.1. Mục tiêu của AFTA 17

1.2.2. Cơ cấu tổ chức của AFTA 19

1.2.3. Những đặc điểm chủ yếu của AFTA 19

1.2.4. Chương trình CEPT 22

1.2.5. Một số lĩnh vực hợp tác khác trong ASEAN có liên quan với AFTA 28

1.3. Vai trò và những yếu tố tác động đối với doanh nghiệp Việt Nam trong

tiến trình hội nhập AFTA 32

1.3.1. Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập

kinh tế quốc tế 32

1.3.2. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu nâng cao sức

cạnh tranh đối với doanh nghiệp khi hội nhập kinh tế quốc tế 37

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất các sản phẩm, linh kiện của ngành đóng tầu.
Đối với sản phẩm mỹ phẩm và chất tẩy rửa:
Hiện nay, sản xuất trong nước đối với mặt hàng mỹ phẩm và chất tẩy rửa đã đáp ứng đáng kể nhu cầu trong nước về chất lượng, mẫu mã và giá cả. Tuy nhiên, phần lớn các chế phẩm dùng làm nguyên liệu cho đầu vào được nhập khẩu, mà trong đó một phần đáng kể từ ASEAN. Hiện nay các nước ASEAN đều đã đưa các mặt hàng này vào danh mục cắt giảm ngay, ngoại trừ chất tẩy rửa của Indonesia được để trong danh mục loại trừ tạm thời. Trên thực tế việc đưa các sản phẩm này vào danh mục cắt giảm thuế quan không ảnh hưởng nhiều đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với ngành xi măng:
So sánh với khả năng cạnh tranh của các nước trong khu vực, xi măng sản xuất trong nước sẽ phần nào có lợi thế về các chi phí vận tải, bảo hành và thị hiếu tiêu dùng. Song yếu tố quan trọng là giá thành sản xuất lại là một trong những mặt không thuận lợi của các doanh nghiệp Việt Nam và cần có một thời gian tương đối dài đầu tư thì ngành này mới có mặt bằng giá thành tương đương khu vực. Hiện nay, phần lớn các nước ASEAN đều đã đưa mặt hàng này vào danh mục cắt giảm với tiến trình giảm nhanh, ngoại trừ Malaysia. Hơn nữa, ngay với hàng rào bảo hộ hiện nay, lượng xi măng nhập khẩu từ các nước ASEAN, đặc biệt từ Indonesia và Thái lan đã chiếm một tỷ trọng lớn. Hiện mặt hàng này được Chính phủ đưa vào danh mục giảm thuế chậm nhất.
2.3. Xem xét Năng lực cạnh tranh của Việt Nam từ khi diễn ra quá trình hội nhập AFTA
2.3.1. Xem xét năng lực cạnh tranh quốc gia [20], [25], [38], [44], [45], [57]
Cho đến năm 1999, Diễn đàn kinh tế thế giới - WEF (World Economics Forum) đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia trên cơ sở sử dụng 8 nhóm tiêu chí với 155 chỉ tiêu, vừa kết hợp điều tra theo mẫu, vừa thăm dò ý kiến của 1500 công ty trên thế giới. Trong các xếp hạng khác nhau sự khác biệt trong xếp hạng ở các nền kinh tế phát triển, có đủ số liệu thấp hơn nhiều so với xếp hạng của những nền kinh tế đang phát triển và đang chuyển đổi.
Tám nhóm tiêu chí của WEF gồm:
1- Độ mở cửa của nền kinh tế (17/ 100);
2- Vai trò và hiệu lực của Chính phủ (17/100);
3- Sự phát triển của hệ thống tài chính – tiền tệ (17/100);
4- Trình độ phát triển của công nghệ (11/100);
5- Trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng (11/ 100);
6- Trình độ quản lý của doanh nghiệp (6/100);
7- Số lượng và chất lượng của lao động (15/100);
8- Trình độ phát triển của thể chế (6/100): bao gồm hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Mỗi nhóm có trọng số nhất định (tỷ trọng phần trăm trong dấu ngoặc).
Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng nền tảng vật chất cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đã chấp nhận xây dựng một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, Nhà nước Việt Nam cũng như các doanh nghiệp phải tuân theo các cơ chế trong nền kinh tế thị trường. Chính các cơ chế đó điều khiển sự vận hành của nền kinh tế; nó là một hệ thống cân bằng để đảm bảo cho thể chế kinh tế thị trường vận động và phát triển.
Cạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh tế thị trường; cạnh tranh là cách sống và tồn tại của các doanh nghiệp trong môi trường kinh tế thị trường. Thông qua cạnh tranh mà các sản phẩm mới ra đời để phục vụ cho nhu cầu con người. Cạnh tranh cũng buộc các hãng sản xuất phải điều chỉnh mức giá, qui mô và hình thức sản xuất cũng như phân phối để nhằm đạt được một kết quả duy nhất là tồn tại trên thị trường. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định lại rằng cạnh tranh chính là cách sống và tồn tại của các doanh nghiệp trong môi trường kinh tế thị trường.
Phân tích các yếu tố trên của các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy yếu tố nào của Việt Nam cũng đều yếu kém hơn so với các nước trong khu vực. Sau đây là một số yếu tố đáng quan tâm:
Thứ nhất, độ mở cửa nền kinh tế: Hiện nay, Việt Nam đã tiến hành chính sách mở cửa, nhưng sự mở cửa này còn thua xa so với các nước trong khu vực do tính không đồng bộ và thiếu nhất quán của các chính sách thương mại và chính sách đầu tư. Còn thiếu những giải pháp mạnh, những bước đi có tính chất đột phá trong việc phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại.
Ví dụ, Trung Quốc đã hình thành các đặc khu kinh tế. Trong các đặc khu kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài được hưởng một môi trường đầu tư hoàn hảo như bất cứ các nước phát triển nào, chẳng hạn như Anh, Mỹ... Các doanh nghiệp được quyền bảo vệ tài sản vĩnh viễn, được luân chuyển lợi nhuận của họ đi bất cứ nước nào, được hưởng một chế độ an ninh hơn hẳn các khu vực khác. Những người sống và làm việc trong đặc khu kinh tế đều có giấy phép đặc biệt như một loại visa và do đó đã hạn chế được rất nhiều kẻ tội phạm vào khu vực này. Qua đó, ta thấy Trung Quốc đã tạo ra một điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp để họ tập trung vào sản xuất và kinh doanh.
Nhìn lại nước ta, ta thấy đến ngay cả các doanh nghiệp Việt Nam còn phải ngại ngần về việc xin làm hộ chiếu khi muốn ra nước ngoài thăm quan và ký kết hợp đồng chứ chưa nói gì đến người nước ngoài. Như vậy, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp trong khu vực xét về góc độ độ mở cửa của nền kinh tế là yếu hơn.
Thứ hai, vai trò của Chính phủ và năng lực của các cơ quan Chính phủ. Vai trò của Chính phủ thể hiện ở mức độ can thiệp của Chính phủ thông qua chính sách tài khoá, chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân, còn năng lực của các cơ quan Chính phủ thể hiện trong việc hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ hành chính công. Tuy vai trò của Chính phủ đã được cải thiện, năng lực của Chính phủ cũng từng bước được nâng cao nhưng vẫn còn nhiều yếu tố hạn chế và bất cập.
Thứ ba, nguồn nhân lực: Việt Nam có gần 80 triệu dân. Dân số Việt Nam trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm 40% dân số. Điều này có nghĩa là nước ta có một nguồn nhân lực dồi dào. Hơn nữa, nguồn nhân lực có giá rẻ. Do đó, Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài vì giá nhân công rẻ. Và đây cũng là điểm mạnh để nước ta thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nhưng nếu phân tích yếu tố này một cách tổng thể, có sự so sánh với các nước trong khu vực và kết quả thực tế khả năng của nguồn nhân lực nước ta, ta thấy rằng nhân công Việt Nam rẻ (không rẻ hơn Trung Quốc) nhưng chất lượng lao động lại hoàn toàn thua kém so với các nước trong khu vực. Kết quả thực tế cũng chứng minh: có rất nhiều người Việt Nam được xuất khẩu lao động sang nước ngoài đã bị trả về vì không đủ trình độ tối thiểu. Ví dụ, đi làm người giúp việc nhưng không biết sử dụng máy giặt đã làm cháy máy, là cháy quần áo... Trong khi đó số người đi lao động xuất khẩu của Philippines là gần 4 triệu; chất lượng lao động của họ đủ để đáp ứng nhu cầu khách hàng thế giới. Người Philippines coi giúp việc là một nghề và họ có trường đào tạo nghề này cũng rất qui củ như các trường dạy nghề khác. Chỉ qua ba yếu tố trên, những yếu tố mà ta cho rằng là ta mạnh - cũng đã thấy được rằng năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn rất yếu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Là một nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam năm 1997 là 49/53 nước được xếp hạng, năm 1998 do các nước trong khu vực bị khủng hoảng kinh tế, Việt Nam xếp 39/53 nước, năm 1999 xếp 48/59 nước là những vị trí thấp. Cũng cần nói thêm, chỉ tiêu này chưa xét đến những nhân tố khác ảnh hưởng mạnh đến thu hút đầu tư nước ngoài như qui mô của nền kinh tế thị trường như trong trường hợp của Trung Quốc. Tuy Trung Quốc được xếp thứ hạng thấp (xếp thứ 41 năm 2000, thứ 32 năm 1999, thứ 28 năm 1998 và 29/53 năm 1997), song Trung Quốc vẫn thu hút đầu tư nước ngoài rất cao và ngày càng tăng...
Từ năm 2000, WEF điều chỉnh lại các nhóm tiêu chí, gộp thành ba nhóm lớn là: sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ, tài chính, quốc tế hoá, trong đó trọng số của sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ đã tăng mạnh từ 1/9 lên 1/3. Do thay đổi như vậy, xếp hạng của Việt Nam chỉ còn 53/ 59 và năm 2001 xếp hạng 62/75 nước. Sự xếp hạng cụ thể của 8 khối tiêu chí lớn của Việt Nam năm 1999 như sau:
Bảng 7 - Xếp hạng của các khối tiêu chí của Việt Nam năm 1999
Độ mở
55
Chính phủ
14
Tài chính
45
Kết cấu hạ tầng
53
Công nghệ
50
Quản lý
50
Lao động
43
Thể chế
31
Bảng 8 - Xếp hạng của các khối tiêu chí của Việt Nam năm 2000
Sáng tạo kinh tế, khoa học, công nghệ
50
Tài chính
47
Độ mở
56
Xếp hạng chi tiết năm 2001 của WEF cho Việt Nam cho thấy, chỉ số về năng lực cạnh tranh hiện tại (CCI) đứng thứ 62, xếp hạng hoạt động doanh nghiệp và chiến lược đứng thứ 64, xếp hạng chất lượng môi trường kinh doanh quốc gia đứng thứ 64.
Với sự đánh giá như trên (ở đây xin phép không bình luận về độ chính xác của xếp hạng trên), có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam chịu thiệt thòi để duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp việt nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Văn hóa, Xã hội 0
D Chiến lược marketing SME doanh nghiệp là việt coffee Luận văn Kinh tế 0
D Đề án Đặc điểm kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 3
D Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Vấn Đề Hoàn Thiện Kế Toán Hoạt Động Đầu Tư Góp Vốn Liên Doanh Trong Các Doanh Nghiệp Tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành thép việt nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích ngành đồ uống nước giải khát Doanh nghiệp Suntory Pesico Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mô hình thương mại điện tử của Alibaba và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top