ngoclan8309

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam,vấn đề chính quyền và việc xây dựng Đảng,hoàn thiện một nhà nước kiểu mới,nhà nước dân chủ ở Việt Nam luôn là mối quan tâm hàng đầu,một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng.Trong việc xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đảng khẳng định:”Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mac-LeNin và tư tưởng Hồ Chí Minh.Trong đó,chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng những tư tưởng,quan điểm,tư tưởng về pháp quyền,nhân quyền,về các quyền tự do dân chủ.Chính vì vậy quá trình đổi mới tư duy và hình thành quan điểm tư tưởng về pháp quyền hệ tư tưởng pháp quyền trở thành một tất yếu lịch sử.Nó không chỉ là sản phẩm riêng của nghĩa tư bản mà là tinh hoa,sản phẩm trí tuệ của xã hội loài người,của nền văn minh nhân loại.Tuy nhiên quá trình xây dựng ý thức pháp quyền sâu rộng trong xã hội là một quá trình lâu dài và khó khăn,đây là vấn đề của cơ cấu định chế,chính sách trên cơ bản dân trí,tư tưởng ,văn hóa,xã hội.Một công trình xây dựng cơ chế và tư tưởng cả về công quyền lẫn xã hội dân sự.
Trong giai đoạn hiện nay,khi chúng ta đang hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền và đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế,vấn đề pháp chế hóa chính quyền xã hội là một công trình thiết yếu và khả thi.Vì vậy việc nghiên cứu: ”Vai trò của ý thưc pháp quyền trong đời sống xã hội và ứng dụng trong quá trình xây dựng ý thức pháp quyền ở Việt Nam hiện nay” là một vấn đề trọng yếu của Việt Nam trên con đường pháp chế hóa xã hội













NỘI DUNG CHÍNH
PHẦN I
Ý THỨC PHÁP QUYỀN VÀ VAI TRÒ CỦA Ý THỨC
PHÁP QUYỀN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I-MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ Ý THỨC PHÁP QUYỀN
1-Khái niệm về ý thức pháp quyền
Ý thức pháp quyền là toàn bộ các hệ tư tưởng quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật,về quyền và nghĩa vụ của nhà nước,các tổ chức xã hội và côn dân,về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội,cùng với nhận thức và tình cảm của con người trong việc thực thi luật pháp của nhà nước
Hệ tư tưởng pháp quyền với tính chất là cách thức tổ chức và vận hành của một chế độ nhà nước và xã hội,không những được xây dựng ở chế độ tư bản mà còn được xây dưng ở chế độ xã hội chủ nghĩa.Như vậy trong nhận thức lí luận cũng như trong thực tiễn có hệ tư tưởng pháp quyền tư sản và hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp và nhà nước,ý thức pháp quyền luôn luôn mang tính chất gia cấp.Giai cấp nắm chính quyền không những củng cố địa vị thống trị về kinh tế bằng các luật lệ mà còn dựa trên hệ tư tưởng pháp quyền để lập luận về sự cần thiết và tính hợp lí của luật pháp của mình.Hệ tư tưởng pháp quyền tư sản đã giải thích luật pháp tư sản như là biểu hiện cao nhất của các quyền tự nhiên của con người.Nhưng trên thực tế luật pháp tư sản bảo vệ quyền chiếm hữu tư nhân về tư kiệu sản xuất,bảo vệ chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa và trật tự của xã hội tư bản.Pháp luật và hệ tư tưởng pháp quyền xã hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩa Mac-LeNin hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm nền tảng,phản ánh lợi ích của toàn thể nhân dân lao đọng,bảo vệ cơ sở kinh tế cua chủ nghã xã hội và trật tự của chủ nghĩa xã hội.Pháp luật xã hội chủ nghĩa là công cụ bảo vệ xã hội chủ nghĩa,bảo vệ lợi ích chính đáng của mọi giai cấp và tầng lớp xã hội
Ngoài tính giai cấp ý thức pháp quyền còn bao hàm các giá trị đặc thù.Tính đặc thù của Ý thức pháp quyền đượcxác định nởi nhiều yếu tố.Các yếu tố này về thực chất là rất đa dạng phong phú và phức tạp.Chúng được xác định bởi các điều kiện văn hóa,lịch sử,kinh tế,tâm lí xã hội và môi trường địa lí của mỗi dân tộc.Chúng không chỉ tạo ra các đặc tính riêng biệt của mỗi dân tộc trong quá trình dựng nước,giữ nước và phát triển mà còn quyết định mức độ tiếp thu và dung nạp các giá trị phổ biến của nhà nươc pháp quyền.Việc thừa nhận tính đặc thù của ý thức pháp quyền có ý nghĩa nhận thức quan trọng
2-Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ý thức pháp quyền
2.1.Đặc điểm lịch sử,chính trị,trình độ phát triển của kinh tế-xã hội
Ý thức pháp quyền vừa mang tính phổ biến vừa mang tính đặc thù,vừa là giá trị chung của nhân loại,vừa là giá trị riêng của mỗi dân tộc mỗi quốc gia.Do vậy,không thể có một hệ tư tưởng pháp quyền như mô hình chung thống nhất cho mọi quốc gia.Mỗi quốc gia dân tộc,dân tộc tùy vào các đặc điểm lịch sử,chính trị,kinh tế,xã hội và trình đọ phát triển mà xây dựng cho mình một hệ tư tưởng pháp quyền phù hợp
Hơn nữa,mức đọ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển của xã hội phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể,vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh,vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng,vào mức đọ phản ánh đúng đắn của tư tưởng dưới các nhu cầu phát triển của xã hội,vào mức đọ mở rộng của tư tưởng của quần chúng.Chính vì vậy trong mỗi bức trnh phức tạp của lịch sử,kinh tế,chính trị,xã hội lại tồn tại một hệ tư tưởng háp quyền riêng biệt.Mặt khác sự phát triển,hoàn thiện của nhà nước và pháp luật cũng không tách rời sự phát triển tiến bộ của nền văn minh nhân loại và trình đọ phát triển văn hóa xã hội cụ thể của quốc gia trong từng thời kì(trình đọ dân trí,vấn đề dân chủ và công bằng xã hội,vấn đề quyền con người và quyền công dân…).Đó là mối quan hệ biện chứng.Các tiền đề chính trị,kinh tế,tư tưởng,xã hội và quốc tế thúc đẩy sự hình thành ngày càng đày đủ và hoàn thiện hơn những tư tưởng,quan điểm,sự lãnh đạo,chỉ đạo xây dựng nên ý thức ohaos quyền trong xa hội dưới sự lãnh đạo của giai cấp thống trị.Cơ sở hạ tầng thay đổi tất yếu dẫn đến sự thay đỏi của nhà nước và pháp luật.Tình hình quốc tế thay đỏi cũng đòi hỏi phải có những đói sách tư tưởng,nhận thức thích hợp phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới.Một mặt giữ được bản sắc và truyền thống của hệ tư tưởng cũ,mặt khác biết tận dụng những nhân tố mới,tinh hoa mới của thời đại.Kết hợp nhuần nhuyễn và hiệu quả giữa sức mạnh tính quyết định của nội lực với súc mạnh của thời đại để hình thành một hệ tư tưởng mới tiến bộ,nhân văn,tạo sức bật mới trong hội nhập và phát triển
2.2-Ý thức chính trị
Ý thức chính trị(đặc biệt là tư tưởng chính trị)có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển cua xã hội.Thông qua tổ chức nhà nước nó tác động trở lại cơ sở kinh tế và có thể trong những giới hạn nhất định thay đỏi cơ sở kinh
tế.Hệ tư tưởng chính trị cũng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hôi.Nó thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác.Ý thức pháp
quyền và chính trị là hai hình thái có sự tương đồng cả về nội dung lẫn hình thức.Hệ tư tưởng chính trị được thể hiện trong đường lối cương lĩnh chính trị của các chính đảng,của các giai cấp khác nhau cuungxnhư luật pháp,chính sách nhà nước,công cụ của giai cấp thống trị.Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống quan điểm nhận thức của các giai cấp trong xã hội về tư tưởng,hành vi của mình về đạo đức và ý thức chính trị chỉ xuất hiện và tồn tại trong các xã hội có giai cấp và nhà nước,phản ánh cá quan hệ chính trị kinh tế xã hội giữa các giai cấp,các dân tộc và các quốc gia cung như thái đọ của giai cấp đối với quyền lực nhà nước.Ở trạng thái tâm lí xã hội những cảm xúc và tâm trạng về chính trị của quần chúng thường thiếu bền vững và không ổn định.Song những trạng thái tâm lí xã hội như vậy lại có vai trò tô lớn và trực tiếp đối với hành vi chính trị của quần chúng đông đảo,thông qua đó hệ tư tưởng chính trị tác động vào đời sống chinhs trị của xã hội.Từ đó tác động vào các tư tưởng,quan điểm của các giai cấp về các vấn đề chính trị như pháp luật và việc thực thi pháp luật của con người.Một giai cấp có hệ tư tưởng chính trị tiến bộ đi lên sẽ có một hệ tư tưởng pháp quyền đúng đắn,tác động tích cực đến phát triển xã hội.Ngược lại giai cấp có hệ tư tưởng chính trị lạc hậu,phản động sẽ phát sinh một hệ tư tưởng pháp quyền tiêu cực,kìm hãm sự pháy triển của xã hội
2.3-Ý thức đạo đức
Ý thức đạo đức là toàn bộ nghững quan niệm,tri thức và các trạng thái tình cảm tâm lí chung của các cộng đồng người về các giá trị thiện ác,lương tâm,trách nhiệm,hạnh phúc công bằng…và về những qui tắc đánh giá điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá nhân với xã hội.Trong tiến trình phát triển của xã hội đã hình thành những giá trị đạo đức mang tính toàn xã hội,tồn tại trong mọi xã hội và ở các hệ thống đạo đức khác nhau.Ý thức đạo đức và ý thức pháp quyền có mói quan hệ chặt chẽ với nhau trong xã hội.Ý thức đạo đức là nền tảng căn bản xây dựng nên ý thức về các vấn đề xã hội của con người.Trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp thì nội dung chủ yếu của đạo đức phản ánh quan hệ giai cấp.Mỗi giai cấp trong giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội đều có những quan niệm đạo đức riêng của mình.Giai cấp tiêu biểu cho xu thế phát triển đi lên của xã hội thì thay mặt cho một nền đạo đức tiến bộ,từ đó xây dựng được hệ thống những tư tưởng pháp quyền tiến bộ.Giai cấp phản động thay mặt cho một nền đạo đức suy thoái sẽ hình thành hình thái tư tưởng pháp quyền mang tính đối kháng xới những tư tưởng nhân văn tiến bộ
Xét về con người nói riêng đạo đức phản ánh khả năng tự chủ của con người,sự ý thức về lương tâm,danh dự và lòng tự trọng…của con người là
nét cơ bản quyết định bộ mặt đạo đức của con người cũng là biểu hiện bản chất xã hội của con người.Đó là những qui tắc đơn giản nhằm điều chỉnh
hành vi của con người trong xã hội,cần thiết cho việc giữ gìn trật tự xã hội chung và sinh hoạt thường ngày,tác đọng đến nhận thức tình cảm của con người trong việc thực thi những qui tắc xã hội nói riêng và pháp luật nói chung
2.4-Sự hình thành của nhà nước pháp quyền
Qua thực tiễn tồn tại và phát triển cuả lịch sử nhân loại và các quan điểm,tư tưởng về tính chất xây dựng và vận hành cảu bộ máy nhà nước qua các thời kì lịch sử.Khái niệm nhà nước pháp quyền đề cập đến cách tổ chức,xây dựng vầ vận hành bộ máy nhà nước nói chung thông qua hệ thống pháp luật như hiến pháp,luật và các văn bản quy pham pháp luật.Nói cách khác,nhà nước pháp quyền là nhà nước được xem xết dưới góc độ pháp luật,trong đótính tối cao của pháp luật được tôn trọng,các tư tưởng,hành vi chính trị,tôn giáo của bất cứ tổ chức hay cá nhân nào trong xã hội cũng được giới hạn bởi khuôn khổ pháp luật và chịu sự điều chỉnh của pháp luật.Vì vậy sự hình thành và phát triển nhà nước pháp quyền tác động trực tiếp đến sư phát triển của ý thức pháp quyền.Phát trienr một nhà nước pháp quyền đi đôi với việc xác lập được bản chất và vai trò của pháp luật,cũng như xác định quyền lập pháp,hành pháp tư pháp trong bộ máy quyền lực nhà nước.Việc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp,cơ bản của công dân từ đó đẩy mạnh sự phát triển của ý thức pháp quyền trong xã hội

f. Các cơ quan thông tin dại chúng ở Trung ương và địa phương phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng các chuyên mục, chuyên trang về pháp luật với hình thức phong phú, sinh động; tăng thời lượng nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng Tiếng Việt và tiếng các dân tọc thiểu số. Phát triển và nầng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên viết về pháp luật, bảo đảm tuyên truyền đúng, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nứơc.
g. Tăng cường đổi mới các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật (đưa pháp luật ( đưa pháp luật vào giảng dạy trong nhà trường, xuất bản các tài liệu phổ thông về pháp luật; sư dụng hệ thống đài truyền thanh ở cở sở, tủ sách pháp luật xa, phường, thị trấn) đa dạng cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật như tăng cướng xuất bản và phát hành sách hỏi đáp pháp luật (kể cả sách song ngữ), tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hoà giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo,củng cố, tăng cường đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và tạo những điều kiện, môi trường thuận lợi để đội ngũ này làm tốt nhiệm vụ.
h. Ban cán sự đảng bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện chương trình, giáo trình, sách giáo khoa về pháp luật phục vụ trực tiếp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luạt trong nhà trường theo phương châm kết hợp nhuần nhuyễn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành.
i. Ban nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tư tưởng – văn hoá Trung ương, Ban Khoa giáo Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chỉ thị này và định kỳ báo cáo Ban bí thư.

C-KẾT LUẬN
Gắn liền với quá trình phát triển ý thức pháp quyền trong lịch sử nói chung và trong xã hội Việt Nam nói riêng là quá trình hình thành phát triển của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa .Trong nhà nước đó,về bản chất pháp luật phải đảm bảo tính khách quan,công bằng , bình đẳng, pháp luaatj đảm bảo quyền con người quyền tự do dân chủ được quan tâm đặc biệt.kế thừa và phát huy những tư tưởng tiến bộ của nhân loại, Đảng ta đã khẳng định:Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân , do dân , vì dân, quản lý mọi mặt đời sống xx hội bằng pháp luật đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Qua nghiên cứu: Vai trò của ý thức pháp quyền trong đời sống xã hội và ứng dụng trong quá trình xây dựng ý thức pháp quyền ở Việt Nam hiện nay” chúng ta có thể xác định việc xây dựng hệ thống pháp quyền nói chung và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân , vì dân nói riêng phải đảm bảo được các yếu tố:
1. Phải phù hợp với chế đọ sở hữu,chế độ quản lý và chế độ phân phối của nền kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa
2. Phải phù hợp với tính chất xã hội hóa theo hướng pháy huy cao độ sáng kiến của cá nhân tạo điều kiện cho cá nhân tự do sáng tạo trong mọi hoạt động của mình
3. Đảm bảo lợi ích và quyền hành đều thuộc về nhân dân,giải quyết mối quan hệ công dân- nhà nước là mối quan hệ chính trị cơ bản để xây dựng nhà nước pháp quyền do dân vì dân
4. Xây dựng quyền lực nhà nước của các công dân trên nền tảng một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn
5. Nhà nước pháp quyền XHCN phải được tổ chức vận hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
6. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam phải phù hợp với những giá trị tiến bộ của nhân loại
-Ý nghĩa bản thân: đây là một đề tài mang tính ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong công cuộc phát triển đất nước hiện nay.Nghiên cứu đề tài này đã bổ sung cho em những nhận thức toàn diện hơn về quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân , vì dân dựa trên nền tảng của ý thức pháp quyền đã và đang được phát triển trong xã hội.Từ đó đặt ra yêu cầu về ý thức thực thi nghiêm chỉnh pháp luật và nâng cao hểu biết pháp luật của ban thân
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:
Em đang làm 1 bài viết về việc nâng cao ý thức PL trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam, e thấy bài viết rất hay và có nội dung hữu ích e có thể tham khảo cho bài viết của mình. E có thể xin phép down tài liệu này 1 cách đầy đủ được không ạ

Rất hi vọng có phản hồi nhanh chóng của anh (chị) ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top