daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Thực trạng M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam hiện nay - trường hợp 3 ngân hàng
Đệ Nhất - Tín Nghĩa - Sài Gòn

Nguyễn Thị Hải Yến

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Bảo vệ năm: 2012
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đinh Thị Thanh Vân
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát của luận văn là nghiên cứu, đánh giá về sáp nhập và mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay; từ đó gợi ý một số giải pháp đối với các cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà Nước và các ngân hàng thành viên tham gia nhằm phát triển hoạt động M&A ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là đánh giá về hoạt động M&A ngân hàng hiện nay, trong đó đi sâu phân tích thương vụ sáp nhập 3 ngân hàng Đệ Nhất - Tín Nghĩa - Sài Gòn tìm ra những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng, từ đó đưa ra một số gợi ý giải pháp đối với các cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà Nước và các ngân hàng thương mại nhằm phát triển M&A ở Việt Nam trong thời gian tới.
Những đóng góp mới của luận văn:
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam từ năm 2000 trong đó đi sâu phân tích thương vụ sáp nhập giữa 3 ngân hàng Đệ Nhất - Tín Nghĩa - Sài Gòn, từ đó rút ra những tồn tại trong hoạt động M&A tại Việt Nam, đưa ra những nhận định về xu hướng M&A trong lĩnh vực ngân hàng trong xu thế hội nhập và định hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của ngân hàng Nhà nước hiện nay. Trên cơ sở đó, đề tài gợi ý một số giải pháp giúp phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới.


1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì thị trường tài
chính nói chung, ngân hàng nói riêng ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và
dần khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Với sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng trong những năm vừa qua cho thấy được
sức hút mạnh mẽ từ lĩnh vực hoạt động tài chính giàu tiềm năng này.
Tuy nhiên, thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam vẫn bị đánh giá là yếu
kém hơn so với các nước trong khu vực, đặc biệt là trong giai đoạn vừa qua, các
Ngân hàng Thương mại của Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn
và thử thách. Trong khi cả nền kinh tế đang phải chịu những ảnh hưởng từ cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu chưa có dấu hiệu kết thúc thì ngân hàng là ngành
phải gánh chịu những tác động đầu tiên. Khủng hoảng kinh tế dẫn đến tình trạng
nền kinh tế trì trệ, xuất hiện hiện tượng lạm phát cao và để kiềm chế tình trạng lạm
phát, biện pháp được ngân hàng Nhà nước áp dụng là thắt chặt tín dụng. Điều này
trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại.
Trong khi đó, do việc thực hiện lộ trình tự do hóa tài chính ngày càng tới gần khiến
ngân hàng thương mại Việt Nam cũng chịu không ít áp lực từ cạnh tranh với các
ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, dưới áp lực tăng vốn điều lệ theo lộ trình quy định
tại Nghị định 141/2006NĐ-CP đang ngày một gia tăng, đó là một thách thức không
nhỏ đối với các ngân hàng có quy mô vốn khiêm tốn. Đứng trước tình hình đó, các
ngân hàng thương mại Việt Nam muốn tồn tại và cạnh tranh được với các tổ chức
tài chính nước ngoài thì một trong những phương pháp được đưa ra lựa chọn là sáp
nhập và mua lại các ngân hàng nhỏ để tạo thành các ngân hàng lớn hơn hoạt động
hiệu quả và tăng năng lực cạnh tranh. Hoạt động mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực
tài chính ngân hàng được đánh giá là khuynh hướng và là một nhân tố quan trọng
trong việc hoàn thiện hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trước xu hướng hội nhập và
những thách thức của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì việc mua bán và sáp
nhập ngân hàng làm ăn yếu kém và không hiệu quả là một tất yếu. Hoạt động M&A hiện nay ở Việt Nam đã bước đầu phát triển cả về số lượng
và giá trị, tuy quy mô vẫn còn khiêm tốn so với các nước trong khu vực và thế giới.
Năm 2011 quy mô thị trường M&A đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2010, với
hơn 60 vụ mua bán sáp nhập có quy mô lớn, tổng giá trị đạt trên 4 tỷ đô la Mỹ. Lĩnh
vực tài chính ngân hàng cũng xuất hiện nhiều vụ mua bán và sáp nhập lớn như
thương vụ sáp nhập giữa 3 ngân hàng Đệ Nhất – Tín Nghĩa – Sài Gòn, ngân hàng
Liên Việt và Công ty Dịch vụ tiết kiệm bưu điện, Ngân hàng Mizuho (Nhật Bản)
mua 15% cổ phần ngân hàng Ngoại thương Việt Nam…
Tuy nhiên hiện nay hoạt động M&A ở Việt Nam chưa có những quy định rõ
ràng, hiện tại M&A trong lĩnh vực ngân hàng đang được đề cập trong 6 bộ luật khác
nhau : Luật doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Luật chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật
các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước và nhiều văn bản khác.
Với hành lang pháp lý chưa đầy đủ cộng thêm các hiểu biết về M&A còn hạn
chế nên các ngân hàng thương mại Việt Nam còn lúng túng và bị động trước xu
hướng phát triển tất yếu của hoạt động M&A, dẫn đến những thất bại trong các
thương vụ M&A hay bị thâu tóm bởi các đối thủ trên thị trường. Để hiểu rõ hơn
tình hình M&A ở các ngân hàng thương mại, những khó khăn mà các ngân hàng
gặp phải trong quá trình M&A, xu hướng phát triển của nó để lành mạnh hóa thị
trường tài chính Việt Nam và trên cơ sở của thương vụ sáp nhập thành công giữa 3
ngân hàng Đệ Nhất – Tín Nghĩa – Sài Gòn, tác đã lựa chọn đề tài «Thực trạng
M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam hiện nay- trƣờng hợp 3 ngân
hàng Đệ Nhất – Tín Nghĩa – Sài Gòn».
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về hoạt động M&A trong lĩnh vực
ngân hàng không nhiều, phần lớn là các nghiên cứu nhỏ, chỉ đánh giá các khía cạnh
riêng lẻ của hoạt động này.
Về các sách chuyên khảo và bài báo có liên quan đến hoạt động M&A, hiện
tại có một số công trình tiêu biểu như: «Xu hướng sáp nhập và mua lại trong khu
vực Châu Á Thái Bình Dương» đăng trên tạp chí Tài chính – tiền tệ số 19 ra ngày
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của người nhiễm HIV/AIDS Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng và giải pháp đàm phán trong kinh doanh hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng công tác và một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dự thầu xây dựng tại Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Liên huyện Phú Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình giai đoan 2014 Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động của công ty Bảo Hiểm Việt Nam - Bảo Việt trong thời gian qua Luận văn Kinh tế 0
C Thực trạng thực hiện đấu thầu trong xây dựng công trình cơ bản ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng và giải pháp Đầu tư phát triển nghành Mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top