daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ LOGISTICS CẢNG BIỂN .......................... 16
1.1 Cơ sở lý luận về QLNN đối với dịch vụ logistics cảng biển..................................16
1.1.1 Khái quát về dịch vụ logistics cảng biển........................................................... 16
1.1.2 Quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics cảng biển ...................................... 22
1.2 Một số kinh nghiệm quốc tế về QLNN đối với dịch vụ logistics tại cảng biển ..37
1.2.1 Tình hình phát triển dịch vụ logistics cảng biển trong khu vực........................ 37
1.2.2 Kinh nghiệm QLNN đối với dịch vụ logistics cảng biển tại Singapore ........... 41
1.2.3 Kinh nghiệm QLNN đối với dịch vụ logistics cảng biển của Trung Quốc ...... 45
1.2.4 Kinh nghiệm QLNN đối với dịch vụ logistics cảng biển của Nhật Bản........... 49
1.2.5 Một số bài học kinh nghiệm về QLNN đối với dịch vụ logistics cảng biển..... 51
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
LOGISTICS Ở CẢNG HẢI PHÒNG ........................................................................ 55
2.1 Đánh giá thực trạng và tiềm năng về dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng .........55
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của cảng Hải Phòng ................................... 55
2.1.2 Hệ thống hoạt động dịch vụ logistics ở cảng Hải phòng .............................. 60
2.1.3 Tiềm năng phát triển dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng ................................ 77
2.2 Đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics ở cảng
Hải Phòng.................................................................................................................. 83
2.2.1 Các cơ quan QLNN đối với dịch vụ logistics cảng biển................................... 83
2.2.2 Thực trạng về QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng............... 87
2.2.5 Đánh giá về QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng................ 112
CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ LOGISTICS Ở CẢNG HẢI PHÒNG........................ 125
3.1 Phương hướng đổi mới QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng ....125
3.1.1 Quan điểm đổi mới QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng ........ 125
3.1.2 Mục tiêu và định hướng về QLNN cho phát triển dịch vụ logistics ở cảng
Hải Phòng................................................................................................................. 127
3.2 Các giải pháp và kiến nghị về đổi mới QLNN đối với dịch vụ logistics ở
cảng Hải Phòng ................................................................................................................130
3.2.1 Các giải pháp đổi mới QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng.... 130
3.2.2 Một số kiến nghị về đổi mới QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải
Phòng........................................................................................................................ 144
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ......................... x
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................xi
PHỤ LỤC..................................................................................................................xix

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài luận án
Theo định nghĩa của Luật Thương mại Viêt Nam năm 2005 tại Mục 4, Điều
233. “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức
thực hiện một hay nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho,
lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng
gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hay các dịch vụ khác có liên quan đến
hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. [19]
Dịch vụ logistics là một hoạt động dịch vụ tổng hợp mang tính dây chuyền,
hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của
ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Những nước phát triển như
Nhật và Mỹ dịch vụ logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Đối với những nước
kém phát triển thì tỷ lệ này có thể hơn 30%. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý
nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được
đảm bảo về thời gian và chất lượng. Dịch vụ logistics phát triển tốt sẽ mang lại
khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Dịch vụ
logistics ở Việt Nam chiếm khoảng từ 15-20% GDP. Theo công bố số liệu của
Tổng cục Thống kê (GSO) ngày 23/12 cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
của Việt Nam năm 2013 tính theo giá hiện hành đạt 3.584.261 tỷ đồng, tương
đương 170,4 tỷ USD, Như vậy, chi phí cho dịch vụ logistics chiếm khoảng 26 -
34 tỷ USD. Đây là một khoản tiền rất lớn. Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng
nhất trong dịch vụ logistics là vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng đó là
một thị trường dịch vụ khổng lồ. Trong khi kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2013
đạt 132,2 tỷ USD thì tỉ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP của nước ta
ngày càng tăng, năm 2009 là 135,8% đến năm 2013 đã vượt qua mốc 177,5%
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI đã đưa ra chiến lược phát về triển kinh
tế - xã hội 2011-2020. Với mục tiêu tổng quát là phấn đấu đến năm 2020 nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định,
dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được

nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững;
vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững
chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. [8] Về kinh tế, phấn đấu đạt tốc độ
tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 – 8%/năm. GDP năm
2020 theo giá so sánh khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu
người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD.
Trong đó đối với việc phát triển ngành dịch vụ Nghị quyết chỉ rõ: Phát triển
mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có
sức cạnh tranh. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm
lượng tri thức và công nghệ cao như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông,
công nghệ thông tin, y tế. Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng
cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, logistics và các dịch vụ hỗ
trợ kinh doanh khác.
Quyết định 2190/2009/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ban hành ngày
24/12/2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến
năm 2020, định hướng đến 2030 là tận dụng tối đa lợi thế về địa lý và điều kiện
tự nhiên để phát triển toàn diện hệ thống cảng biển, đột phá đi thẳng vào hiện
đại, nhanh chóng hội nhập với các nước tiên tiến trong khu vực về lĩnh vực cảng
biển nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020, từng bước đưa kinh tế hàng hải trở thành mũi nhọn hàng đầu trong 5 lĩnh
vực kinh tế biển, đồng thời góp phần củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước.
Một trong những giải pháp đặt ra là huy động tối đa mọi nguồn lực trong và
ngoài nước để phát triển cảng biển. Tăng cường xúc tiến đầu tư, khuyến khích và
tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
tham gia đầu tư phát triển cảng biển bằng các hình thức theo quy định của pháp
luật; chú trọng áp dụng hình thức nhà nước - tư nhân (PPP) đối với các cảng, khu
bến phát triển mới có quy mô lớn. Áp dụng cơ chế cho thuê cơ sở hạ tầng đối với
các bến cảng đã được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách. Tiếp tục đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng trong thu hút đầu

tư phát triển và kinh doanh khai thác cảng biển phù hợp với quá trình hội nhập
và thông lệ quốc tế.[24]
Nghị quyết số 32/NQ-TW ngày 05 tháng 8 năm 2003 của Bộ chính trị về
xây dựng và phát triển Thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước đã khẳng định: “Hải Phòng là Thành phố Cảng lâu đời,
nằm ở vị trí trung tâm vùng Duyên Hải Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan
trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, giao lưu thuận lợi với các địa
phương trong nước và quốc tế”.
Xác định rõ vai trò của cảng biển đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
của thành phố trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và
thành phố Hải Phòng - hệ thống cảng biển trên địa bàn TP Hải Phòng đã không
ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp
phát triển kinh tế xã hội của đất nước và thành phố. Số doanh nghiệp khai thác
cảng không ngừng phát triển (trên 40 doanh nghiệp). Tuy nhiên cảng Hải Phòng
mới chỉ chú trọng tới việc đầu tư vào hai dịch vụ chính là dịch vụ xếp dỡ
container và kho bãi còn các dịch vụ khác chưa được quan tâm làm cho hoạt
động ở cảng Hải Phòng vẫn còn bị đình trệ. Những ánh tắc này không chỉ bị cản
trở bởi dịch vụ xếp dỡ và kho bãi mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các dịch vụ
thông quan, dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá và các dịch vụ thực hiện thay mặt
chủ hàng (bao gồm các hoạt động: Kiểm tra vận đơn; Dịch vụ môi giới vận tải
hàng hoá; Giám định hàng hoá; Dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; Dịch
vụ nhận hàng; Dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải). Tất cả các dịch vụ này đều
nằm trong cam kết WTO về dịch vụ logistics và chính thức mở cửa hoàn toàn
vào ngày 1/1/2009. Trong QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng tuy
đã có rất nhiều chính sách nhằm phát triển dịch vụ logistics song mới chỉ mang
tính chung nhất chứ chưa có định hướng cụ thể, chưa đầu tư một cách đồng bộ,
Việc nạo vét duy tu luồng lạch chưa có được kế hoạch tổng thể làm ảnh hưởng
lớn đến hiệu quả của dịch vụ logistics cảng. Công tác kiểm tra giám sát còn lỏng


lẻo đẫn đến sự đổ bể của một số doanh nghiệp lớn ảnh hưởng không nhỏ đến sự
phát triển dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng.
Thời gian qua chúng ta đã có nhiều thành công đáng ghi nhận về QLNN
đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng. Tuy bên cạnh đó cũng còn tồn tại
nhiều hạn chế đã cản trở phần nào sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh
dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng. Chúng ta rất cần nhận diện rõ những tồn tại
của QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng, tìm ra những nguyên
nhân chính của tồn tại đó để phát huy hiệu quả hơn QLNN đối với sự phát triển
loại hình dịch vụ này. Để đạt được kết quả như mong muốn đòi hỏi phải có sự
đổi mới về QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải phòng, mà thực tế vẫn
chưa được quan tâm và nghiên cứu. Để thay đổi căn bản về QLNN đối với dịch
vụ logistics ở cảng Hải phòng cần có sự đầu tư, nghiên cứu một cách đầy đủ
và khoa học. Xuất phát từ những phân tích trên tác giả quyết định chọn nghiên
cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với dịch vụ logicstics ở cảng Hải Phòng”.
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu đề tài luận án
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là đề xuất các giải pháp nhằm đổi
mới QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải phòng. Thông qua việc hệ thống
hóa, sâu sắc hóa cơ sở lý luận và tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong QLNN
đối với dịch vụ logistics cảng biển, phân tích thực trạng và đánh giá kết quả
QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải phòng, làm nổi bật các kết quả đạt
được, các hạn chế cần khắc phục trong quá trình QLNN đối với dịch vụ logistics
ở cảng Hải phòng, luận án đề xuất các giải pháp và đưa ra các kiến nghị với
Chính phủ, UBND thành phố Hải Phòng, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng nhằm đổi
mới QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải phòng.
2.1 Ý nghĩa nghiên cứu đề tài luận án
Từ việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá một cách có
hệ thống và khoa học về logistics cảng biển, về QLNN đối với dịch vụ logistics
cảng biển, nghiên cứu về QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải phòng đề

tài luận án có ý nghĩa sau:
Một là, hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến QLNN đối với dịch
vụ logistics cảng biển.
Hai là, đánh giá thực trạng QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải
Phòng. Xác định các nguyên nhân, các vấn đề yếu kém trong QLNN đối với dịch
vụ logistics ở cảng Hải Phòng, xác định các yếu tố tác động đến kết quả QLNN
đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng.
Ba là, kiến nghị với các cấp QLNN và đưa ra các giải pháp đổi mới
QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng.
3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
3.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
* Các công trình nghiên cứu về logistics:
- Các sách chuyên khảo chính:
Có thể nói, cuốn sách đầu tiên chuyên sâu về logistics được công bố ở Việt
Nam là (1) “Logistics - Những vấn đề cơ bản’”, do GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân
chủ biên, xuất bản năm 2003 (Nhà xuất bản Lao động - xã hội) [30], trong cuốn
sách này, các tác giả tập trung vào giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về
logistics như khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của logistics, phân loại
logistics, kinh nghiệm phát triển logistics của một số quốc gia trên thế giới... sau
đó 3 năm, tác giả giới thiệu tiếp cuốn (2) “Quản trị logistics” (Nhà xuất bản
Thống kê, 2006) [32], cuốn sách tập trung vào những nội dung của quản trị
logistics như khái niệm quản trị logistics, các nội dung của quản trị logistics như
dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin, quản trị dự trữ, quản trị vật tư, vận tải,
kho bãi. Cả 2 cuốn sách chủ yếu tập trung vào các vấn đề lý luận về logistics và
quản trị logistics, các nội dung thực tiễn của logistics là rất hạn chế, chủ yếu
dừng ở mức giới thiệu nội dung thực tiễn tương ứng (dịch vụ khách hàng, hệ
thống thông tin, kho bãi.) của một số doanh nghiệp Việt Nam.
Để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, học sinh,
sinh viên và các nhà nghiên cứu trong và ngoài trường, Đại học Thương mại
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý nhà nước về hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài Luận văn Luật 0
D Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện Văn hóa, Xã hội 1
D quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
H Em nhờ ad tải hộ em Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với cơ sở du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh Sinh viên chia sẻ 1
D Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Luận văn Sư phạm 0
D quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng ứng dụng tìm kiếm và quản lý nhà trọ online trên điện thoại Công nghệ thông tin 0
D Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top