daigai

Well-Known Member
Link tải miễn phí cho ae ketnoi

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi tình hình vi phạm pháp luật ngày càng tăng về số lượng gây
ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích quốc gia cũng như lợi ích cá nhân, tội phạm
thì ngày càng tinh vi, biết sử dụng những khe hở của luật để lách luật thì thanh
tra là một hoạt động không thể thiếu. Nó là một khâu thiết yếu trong hoạt động
quản lý của nhà nước và là một phương pháp tăng cường quản lý của Nhà nước
sao cho các vi phạm được quản lý và xử lý kịp thời.
Những nội dung thanh tra bao phủ toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Một trong số đó là thanh tra về bảo hiểm xã hội. Tại tỉnh Phú Thọ, thanh tra
về bảo hiểm xã hội đã đạt được những thành tích đáng kể, góp phần hạn chế
những sai phạm của các doanh nghiệp về vấn đề đóng bảo hiểm cho người lao
động. Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng vì vậy em xin chọn đề tài: “Thực trạng
công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp
FDI trên địa bản tỉnh Phú Thọ.”
Do hiểu biết còn hạn hẹp vì vậy trong quá trình làm bài không thể tránh
khỏi những sai sót, mong cô có thể thông cảm và có những góp ý để bài viết
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Chương 1. Tổng quan về thanh tra lao động.
1.1. Một số khái niệm cơ bản.

Những khái niệm về thanh tra được định nghĩa cụ thể tại Điều 3 Luật thanh
tra năm 2010. Trong đó có một số định nghĩa sau:
- Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự,
thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc


thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá
nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên
ngành.
- Thanh tra lao động là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành
pháp luật về lao động, quy định chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc
lĩnh vực lao động.
- Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc
chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc
quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
1.2. Mục đích và nguyên tắc của thanh tra lao động.
- Mục đích thanh tra lao động.
Cũng theo Luật thanh tra, Điều 2 ghi rõ: “ Mục đích của hoạt động thanh tra
nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát
hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực
hiện đúng quy định của pháp luật phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
- Nguyên tắc thanh tra lao động.
Điều 7 Luật thanh tra có nói, Thanh tra phải thực hiện dựa trên hai nguyên
tắc:
+ Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công
khai, dân chủ, kịp thời.
+ Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa
các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình
thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra lao động.
Điều 237, 238 Bộ Luật lao động 2012 có chỉ ra: Thanh tra Bộ Lao động
thương binh xã hội, Thanh tra Sở Lao động thương binh xã hội thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành về lao động với các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động.



- Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao
động.
- Tham gia hướng dẫn, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật.
- Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các
vi phạm pháp luật về lao động.
1.4. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.
Điều 5, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP nêu ra các cơ quan thực hiện chức
năng thanh tra sau:
- Các cơ quan thanh tra nhà nước:
+ Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
- Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
+ Tổng cục Dạy nghề.
+ Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
1.5. Hình thức thanh tra.
Tại Điều 37, Luật thanh tra năm 2010. Có nêu ra 4 hình thức thanh tra:
- Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên
hay thanh tra đột xuất.
- Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân
có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo, phòng, chống tham nhũng hay do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền giao.
1.6. cách thanh tra.
Công tác thanh tra lao động tiền hành bằng cách than tra viên phụ
trách vùng thông qua phiếu tự kiểm tra (Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH
ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà
nước về lao động theo cách thanh tra viên phụ trách vùng, Quyết định
02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 của Bộ LĐTBXH về việc
ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động).
1.7. Nội dung thanh tra.


Thanh tra lao động chịu trách nhiệm thanh tra các tổ chức, doanh nghiệp về
lĩnh vực lao động, bao gồm các nội dung sau:
- Thanh tra về thực hiện pháp luật lao động;
- Thanh tra về tiền lương;
- Thanh tra về bảo hiểm xã hội;
- Thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động;
- Thanh tra về hợp đồng lao động;
- Thanh tra về quy định thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Thanh tra về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
Kết luận: Thanh tra lao động là thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực lao động
với những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định. Thanh tra lao động về
bảo hiểm xã hội chỉ là một mặt nhỏ trong thanh tra lao động. Chương tiếp theo
sẽ làm rõ hơn thực trạng về vấn đề này tại tỉnh Phú Thọ.
Chương 2. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo
hiểm xã hội tại doanh nghiệp FDI trên địa bản tỉnh Phú Thọ.
2.1. Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt
Nam.
2.1.1. Đặc điểm và ưu, nhược điểm của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là doanh nghiệp do nhà đầu
tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hay là
doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua
lại. Với nước tiếp nhận đầu tư , đặc điểm của FDI có nhiều mặt ưu điểm, đồng
thời cũng có những mặt hạn chế, bất lợi riêng.
* Ưu điểm:
- FDI không để lại gánh nặng nợ cho Việt Nam nước tiếp nhận đầu tư như
ODA hay các hình thức đầu tư nước ngoài khác như vay thương mại, phát hành
trái phiếu ra nước ngoài.
- FDI không đơn thuần chỉ là vốn, mà kèm theo đó là công nghệ, kỹ thuật,
cách quản lý tiên tiến, cho phép tạo ra những sản phẩm mới, mở ra thị
trường mới… cho Việt Nam.
- Thực hiện liên doanh với nước ngoài, việc bỏ vốn đầu tư của các doanh
nghiệp trong nước có thể giảm được rủi ro về tài chính.
- Thông qua tiếp nhận FDI, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để gắn kết
nền kinh tế trong nước với hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế, thúc
đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế…
* Nhược điểm:


- Việc sử dụng nhiều vốn đầu tư FDI có thể dẫn đến việc thiếu chú trọng
huy động tối đa vốn trong nước, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư , có
thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn đầu tư nước ngoài.
- Đôi khi doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thực hiện chính sách cạnh
tranh bằng con đường bán phá giá, loại trừ đối thủ cạnh tranh khác, độc chiếm
hay khống chế thị trường, lấn áp các doanh nghiệp trong nước.
- Thực tế đã cho thấy khi thực hiện các dự án liên doanh, các đối tác nước
ngoài đã tranh thủ góp vốn bằng các thiết bị và vật tư đã lạc hậu, đã qua sử
dụng, hay nhiều khi đã đến thời hạn thanh lý, gây ra thiệt hại to lớn cho nền
kinh tế của Việt Nam…
2.1.2. Tình hình vi phạm bảo hiểm xã hội trong khối doanh nghiệp FDI tại
tỉnh Phú Thọ.
Hiện nay, việc thực hiện đóng Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp FDI
tỉnh Phú Thọ đang phát triển theo hướng tích cực. Để dễ quan sát hơn, ta có thể
xem trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Tổng hợp thu BHXH tại khối doanh nghiệp FDI tỉnh Phú
Thọ Giai đoạn (2013 – 2015)

Tiêu chí

Đơn vị tính

2013

2014

2015

73

95

111

Tổng số doanh nghiệp

Đơn vị

Số phải đóng

Triệu đồng

9 490

12 825

15 762

Số đã đóng

Triệu đồng

7 254

10 636

13 712

Số nợ

Triệu đồng

2 236

2 189

2 050

(Nguồn:BHXH tỉnh Phú Thọ)
Qua bảng số liệu trên nhận thấy, từ năm 2013 đến năm 2015, số lượng
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh Phú Thọ tham gia đóng
BHXH tăng từ 73 đơn vị lên tới 111 đơn vị. Điều này thể hiện rõ sự mở rộng
quy mô sản xuất trên địa bàn tỉnh do được đầu tư và mở rộng sản xuất. Theo đó,
số tiền đã đóng của các doanh nghiệp tăng lên đáng kể, số nợ đóng cũng giảm đi
theo hướng tích cực (từ 2 236 triệu năm 2013 xuống còn 2 050 triệu đồng năm


2015). Nguyên nhân là do công tác thanh tra về Bảo hiểm xã hội đã ngày được
quan tâm và nâng cao chất lượng thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2.2. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội
tại doanh nghiệp FDI trên địa bản tỉnh Phú Thọ.
2.2.1. Cơ chế, chính sách của thanh tra lao động tỉnh Phú Thọ.
Căn cứ quyết định số 747/1997/QĐ-UB về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức bộ máy Sở lao động thương binh xã hội của UBND tỉnh Phú Thọ ngày 5
tháng 6 năm 1997, Sở lao động thương binh và xã hội đã thành lập ra một ban
thanh tra, trong đó có thanh tra lao động tỉnh Phú Thọ. Theo đó, Thanh tra tỉnh
Phú Thọ có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong
thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. của thanh tra chính
phủ và bộ nội vụ ngày 08 tháng 09 năm 2014.
2.2.2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động.
Sở lao Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú thọ phối hợp với cơ
quan Bảo hiểm xã hội, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, Bảo hiểm xã
hội, Liên đoàn Lao động tỉnh để tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính
sách bảo hiểm xã hội, thực hiện kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp trốn đóng,
nợ đóng, đóng chậm BHXH và theo căn cứ của Luật Bảo hiểm xã hội.
2.2.3. Lực lượng thanh tra lao động.
Hiện nay, lực lượng thanh tra lao động tỉnh Hòa Bình còn yếu cả về số
lượng lẫn chất lượng.
- Về số lượng: Toàn tỉnh có 38 thanh tra, trong đó chỉ có 5 thanh tra
chuyên trách chuyên ngành lao động của toàn bộ các doanh nghiệp trong địa bàn
tỉnh.
- Về chất lượng: Thanh tra lao động là thanh tra về các lĩnh vực như tiền
lương tiền công, bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động… Vì vậy, các thanh tra
viên không chỉ phải có những kiến thức về thanh tra mà còn cần có những hiểu
biết nhất định liên quan đến những chuyên ngành về lao động. Tuy nhiên hiện
nay, chất lượng của đội ngũ thanh tra viên lao động còn chưa được đồng đều. Cả
5 thanh tra lao động của tỉnh đều tốt nghiệp tại các trường đại học như đại học
Luật, học viện hành chính quốc gia. Những trường đó, chỉ được đào tạo về


chuyên ngành thanh tra mà không được đào tạo về những lĩnh vực có liên quan.
Khi được hỏi về những văn bản, nghị định, quyết định mới của nhà nước đến
lĩnh vực tiền lương thì cả 5 thanh tra viên lao động trên đều không trả lời được.
Họ không chú trọng việc cập nhật những văn bản, thông tư mới để áp dụng vào
thực tiễn.
2.2.4. Hình thức và cách thanh tra.
Hoạt động thanh tra tại tỉnh Phú Thọ thường sử dụng một số hình thức
sau:
- Thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu và một số giấy tờ có liên quan: đây là
một phương pháp không thể thiếu trong hoạt động thanh tra bao gồm nghiên cứu
văn bản luật và nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu có liên quan.
- Nghiên cứu, so sánh, thống kê các dữ liệu: để phát hiện nội dung hợp lý,
bất hợp lý , logic, phi logic từ đó yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình.
- Thu thập các ý kiến, cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Tham vấn ý kiến của các nhà chuyên môn.
- Thuyết phục đối tượng thanh tra tích cực hợp tác .
- Chất vấn đối tượng thanh tra.
- Xử lý kịp thời, đúng pháp luật những hành vi gây cản trở đến hoạt động
thanh tra.
Cũng như thanh tra nói chung, thanh tra lao động Phú Thọ thực hiện thanh
tra theo cách Đoàn thanh tra hay thanh tra độc lập dưới hình thức theo
kế hoạch hay đột xuất. Ngoài ra, thanh tra lao động tỉnh Phú Thọ còn một
cách đặc biệt khác, đó là cách thanh tra viên phụ trách vùng.
Theo đó, thanh tra viên phụ trách vùng sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn
được quy định trong điều 4 quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH như sau:
- Theo dõi tình hình thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức hay cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc
vùng được giao phụ trách, đặc biệt là các doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra tai
nạn lao động, ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm để đề xuất kế hoạch thanh tra, phương pháp thanh tra thích
hợp trình Chánh thanh tra Bộ quyết định.
- Theo dõi, nắm tình hình về tai nạn lao động tại vùng được giao phụ trách
và báo cáo về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp
luật lao động.


- Hướng dẫn các doanh nghiệp tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động;
tập hợp, phân tích, đánh giá phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động và
yêu cầu các doanh nghiệp có biện pháp khắc phục những thiếu sót, tồn tại hoặc
xử lý, khiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
- Tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp các biện pháp phòng ngừa vi phạm
pháp luật lao động, giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
2.2.5. Nội dung thanh tra lao động về bảo hiểm xã hội.
Một số nội dung mà thanh tra lao động về bảo hiểm xã hội của tỉnh Phú
Thọ đã tiến hành thanh tra như sau:
- Các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội: không đóng,
đóng không đúng thời hạn, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số
người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội.
- Các hành vi vi phạm pháp luật về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm
xã hội: gian lận, giả mạo hồ sơ; cấp giấy chứng nhận, giám định sai.
- Các hành vi vi phạm pháp luật về thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội:
không cấp sổ bảo hiểm, không trả sổ bảo hiểm cho người lao động; cố tình gây
khó khăn hay cản trở việc hưởng các chế độ bảo hiểm của người lao động.
- Các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng tiền đóng và quỹ bảo hiểm: sử
dụng tiền đóng sai quy định của pháp luật; báo cáo sai sự thật, cung cấp sai
thông tin, số liệu tiền đóng và quỹ bảo hiểm xã hội.
2.2.6. Kết quả thanh tra lao động.
Qua những thông tin thu thập được cho thấy, từ trước 2014, tỉnh Phú Thọ
chưa chú trọng tới công tác thanh tra về lĩnh vực lao động trong các doanh
nghiệp. Số vụ thanh tra về BHXH theo kế hoạch được thực hiện đều đặn 2
lần/năm, chủ yếu thanh tra các doanh nghiệp FDI mà năm trước vi phạm. Số vụ
thanh tra đột xuất rất ít, hầu như không có. Tuy nhiên, tới năm 2014, khi nhận
được lệnh của Thủ tướng chính phủ về việc tích cực thực hiện Luật phòng chống
tham nhũng, Luật khiếu nại tố cáo thì Phú Thọ đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra
đột xuất hơn. Trong năm 2014, thanh tra lao động tỉnh Phú Thọ đã tiến hành
được 2 cuộc thanh tra theo kế hoạch và 8 cuộc thanh tra đột xuất, thanh tra được
gần 95 doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, trong đó phát hiện
được 2 doanh nghiệp vi phạm về BHXH với số tiền xử phạt thu được lên tới 70
triệu đồng.


Trong những năm gần đây, tỉnh Phú Thọ vẫn tiếp tục tiến hành những
cuộc thanh tra lao động theo kế hoạch 2 lần/năm và những cuộc thanh tra đột
xuất ngày một tăng lên. Theo kết quả sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 của tỉnh Phú
Thọ về thanh tra cho thấy, tỉnh đã thực hiện được 5 cuộc thanh tra về bảo hiểm
xã hội trên tổng số hơn 15 cuộc thanh tra về lao động. Trong đó, tiến hành thanh
tra tại hơn 111 doanh nghiệp ngoài FDI, với số tiền xử phạt lên tới 120 triệu
đồng chủ yếu do người sử dụng lao động nợ đóng bảo hiểm cho người lao động.
Nguyên nhân nợ đóng BHXH là do đơn vị đăng ký mức lương tham gia BHXH
đối với lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại chưa đúng quy định; có
đơn vị chưa báo tăng lương cho người lao động. Một số đơn vị không kiểm soát
ngày công ốm của người lao động dẫn đến nhiều lao động vừa hưởng lương vừa
hưởng trợ cấp BHXH ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe)
Theo như những kết luận của công tác thanh tra tỉnh Phú Thọ, những năm
gần đây, với sự quan tâm của Chính Phủ, công tác thanh tra tại tỉnh Phú Thọ đã
đạt được nhiều thành tích đáng kể. Đội ngũ cán bộ thanh tra về BHXH đã quan
tâm, theo dõi, thanh tra tình hình thực hiện BHXH của các doang nghiệp FDI.
Nội dung thanh tra đã đi vào trọng tâm, trọng điểm, kết quả và hiệu quả lớn hơn,
phòng ngừa và xử lý được nhiều vi phạm hơn trước. Đặc biệt, với sự chỉ đạo của
ban ngành cấp trên, lực lượng thanh tra lao động tỉnh đang ngày càng được nâng
cao về chất lượng góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng thanh tra.
2.3. Đánh giá.
- Ưu điểm:
+ Công tác thanh tra về BHXH của tỉnh Phú Thọ đã đang dần được quan
tâm, chú trọng và ngày càng hoạt động hiệu quả.
+ Công tác thanh tra về BHXH tại tỉnh đã thực hiện đúng pháp luật, bảo
đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai và kịp thời.
+ Các thanh tra viên đã có nhiều nỗ lực trong việc tiến hành các cuộc thanh
tra nhằm tăng số lượng và tần suất các cuộc thanh tra hàng năm
+ Nội dung thanh tra về BHXH đã đi vào trọng tâm, trọng điểm, kết quả và
hiệu quả lớn hơn, phòng ngừa và xử lý được nhiều vi phạm của các doang
nghiệp về BHXH.
- Nhược điểm:


Lực lượng thanh tra lao động tỉnh Phú Thọ hiện vẫn còn đang thiếu về số lượng
và kém về chất lượng, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thanh tra
lao động của tỉnh. Hơn nữa thanh tra lao động nói chung và thanh tra về bảo
hiểm xã hội nói riêng còn một số tồn tại trong việc tiến hành thanh tra như:
thanh tra chưa toàn diện, công tác thanh tra chưa chú trọng thanh tra đột xuất
trong khi đây là một công cụ hữu ích để phát hiện và xử lý những vi phạm…
Chương 3. Một số khuyến nghị, đề xuất.
3.1 Kiến nghị với cơ quan cấp trên để bổ sung nhân sự cho thanh tra.
Trong tình trạng ngày càng nhiều doanh nghiệp mới mọc lên với những vi phạm
về vấn đề lao động có xu hướng tăng lên về số lượng cũng như mức độ tinh vi
thì với 5 thanh tra viên chuyên ngành lao động không thể đáp ứng với yêu cầu
đó. Thanh tra lao động tỉnh Phú Thọ nên có những kiến nghị lên cơ quan cấp
trên (Sở lao động thương binh xã hội, UBND Tỉnh Phú Thọ hay Thanh tra
Chính phủ) về vấn đề bổ sung lực lượng cho thanh tra lao động. Đồng thời cũng
yêu cầu những nhân lực mới bổ sung cần có những kiến thức chuyên môn cả về
thanh tra và các chuyên ngành liên quan đến lao động khác (như bảo hiểm xã
hội, tiền lương,…), các thanh tra viên mới cũng cần nhanh nhạy trong việc cập
nhật các văn bản, quyết định, thông tư mới liên quan đến những lĩnh vực phụ
trách.
3.2. Nâng cao trình độ cho đội ngũ thanh tra viên.
Bên cạnh bổ sung lực lượng tức là tăng về số lượng thanh tra thì về mặt chất
lượng của thanh tra viên cũng cần được quan tâm hơn nữa. Thanh tra chuyên
ngành lao động cần có những kiến thức, kỹ năng của một thanh tra, song song
với những kiến thức chuyên ngành lao động. Để củng cố những kiến thức về các
lĩnh vực liên quan (bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, tiền lương,…) cũng
như những kỹ năng trong việc cập nhật các thông tư, nghị định mới có liên quan
thì đội ngũ cán bộ thanh tra lao động Phú Thọ cần được đi đào tạo lại. Qua đó,
những kiến thức, kỹ năng được nâng cao, góp phần đảm bảo thực hiện đúng
chức năng, nhiệm vụ của thanh tra lao động.
3.3. Đặc biệt lưu ý đến tất cả các nội dung của thanh tra.
Hiện nay, thanh tra lao động về bảo hiểm xã hội của Phú Thọ đã tiến hành rất
nhiều vụ thanh tra, tại hầu hết các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn


tỉnh. Tuy nhiên, các cuộc thanh tra đó hầu hết chỉ chú trọng đến việc nộp bảo
hiểm xã hội (còn nợ đóng hay không? Còn nợ bao nhiêu?) mà chưa chú trọng
lắm tới những nội dung khác như có thực hiện trả bảo hiểm xã hội cho người lao
động hay không, việc thu giữ sổ bảo hiểm cho người lao động như thế nào. Nên
nếu thanh tra lao động có thể bao quát tất cả những nội dung thanh tra thì kết
quả thanh tra sẽ được nâng cao hơn, việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội
tại các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngoài nhà nước nói riêng sẽ tốt
hơn.
3.4. Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra.
Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển, việc áp dụng khoa học công nghệ tiên
tiến vào thanh tra có thể đem lại những hiệu quả cao như áp dụng công bố kết
quả thanh tra qua mạng, dùng công nghệ thông tin để tìm kiếm dữ liệu,… Bên
cạnh đó, cũng nên tiến hành những hoạt động như tuyên truyền, kiểm tra thường
xuyên, nâng cao ý thức của đội ngũ thanh tra cũng như các doanh nghiệp trên
địa bàn trong việc thực hiện pháp luật lao động.

KẾT LUẬN
Vậy, qua bài tiểu luận này trong một phạm vi điều kiện thời gian cho phép.
Đề tài cũng đã khải quát được những nội dung chính về thanh tra nói chung và
thanh tra lao động nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài đã cho thấy được Thực trạng
công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp
FDI trên địa bản tỉnh Phú Thọ. Từ đó, đề tài cũng đã đưa ra một số những
khuyến nghị, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thanh
tra lao động tại Phú Thọ.
Em hi vọng với đề tài này sẽ đóng góp được một vài những ý kiến tốt
nhằm nâng cao được hiệu quả công tác thanh tra tỉnh Phú Thọ nói chung và tại
các doanh nghiệp FDI nói riêng.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hương Giang (2015), Sở lao động – Thương binh và Xã hội tăng cường công
tác Thanh tra. Được lấy từ:

2. Nguyễn Quốc (2015), Sơ kết công tác thanh tra 6 tháng đầu năm . Được lấy từ:

3. Khánh Trang (2015), Xử lý quyết liệt tình trạng nợ đóng bảo hiểm xã hội của
các doanh nghiệp. Được lấy từ:

4. Bộ Luật lao động 2012.
5. Căn cứ quyết định số 747/1997/QĐ-UB về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy Sở lao động thương binh xã hội của UBND tỉnh Phú Thọ
ngày 5 tháng 6 năm 1997
6. Luật thanh tra số 56/2010/QH12 của Quốc hội.
7. Nghị định số 39/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Về tổ chức và hoạt động của
thanh tra ngành Lao động.
8. Quyết định số 747/1997/QĐ-UB của UBND tỉnh Phú Thọ quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Sở lao động thương binh và xã
hội ngày 5 tháng 6 năm 1997


9. Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc
ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo cách
thanh tra viên phụ trách vùng
10. Quyết định 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 của Bộ
LĐTBXH về việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp
luật lao động

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top