Download miễn phí Đề tài Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội





LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I.Lý luận chung về tín dụng xuất nhập khẩu 3

1.1. Khái quát về tín dụng xuất nhập khẩu 3

1.1.1. Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu 3

1.1.2. Nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu 4

1.1.3. Khái niệm tín dụng xuất nhập khẩu 5

1.1.4. Vai trò của tín dụng xuất nhập khẩu 7

1.1.5. Rủi ro trong tín dụng xuất nhập khẩu: 10

1.2. Các hình thức tín dụng trong tín dụng xuất nhập khẩu 12

1.2.1. Tài trợ xuất khẩu 12

1.2.2. Tài trợ nhập khẩu 17

1.3. Quy trình thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu 20

1.3.1. Thủ tục tài trợ 20

1.3.2. Cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ: 21

1.3.3. Cán bộ tín dụng lập tờ trình 21

1.3.4. Giải ngân 22

1.3.5. Kiểm tra và xử lý nợ vay 22

1.3.6. Tính lãi – Thu lãi – Thu nợ - Gia hạn nợ 22

1.3.7. Thanh lý hợp đồng tín dụng 23

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng xuất nhập khẩu 23

1.4.1. Chính sách của Nhà nước 23

1.4.2. Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, pháp lý 25

1.4.3. Năng lực của bản thân doanh nghiệp 26

1.4.4. Năng lực của bản thân Ngân hàng 28

Chương II.Thực trạng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHTM cổ phần xuất nhập khẩu chi nhánh Hà Nội (EIB Hà Nội) 31

2.1. Khái quát về EIB Hà Nội 31

2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển 31

2.1.2. Khái quát tình hình kinh doanh của EIB Hà Nội 34

2.2. Thực trạng nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu tại EIB Hà Nội 42

2.2.1. Quy chế hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại EIB Hà Nội 42

2.2.2. Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại EIB Hà Nội 43

2.2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại EIB Hà Nội 49

2.3. Những kết quả đạt được và một số hạn chế 57

2.3.1. Những kết quả đạt được 57

2.3.2. Một số hạn chế 59

2.3.3. Nguyên nhân 60

Chương III.Một số giải pháp mở rộng nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu tại EIB Hà Nội 63

3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh XNK của Việt Nam trong thời gian tới 63

3.2. Phương hướng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của EIB Hà Nội 64

3.3. Một số giải pháp 64

3.3.1. Đa dạng hoá các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 64

3.3.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn 65

3.3.3. Thực hiện chính sách Marketing hỗn hợp 67

3.3.4. Nâng cao chất lượng cán bộ và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 69

3.3.5. Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu 70

3.3.6. Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng 71

3.4. Một số kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 72

3.4.1. Kiến nghị đối với Hội sở Trung Ương EIB Việt Nam 72

3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 72

3.4.3. Kiến nghị đối với Chính phủ 73

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


iên cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng. Đặc biệt là trong hoạt động tài trợ XNK và thanh toan quốc tế đòi hỏi phải nhanh chóng, chính xác,...nên người cán bộ ngân hàng cần hiểu biết cao và rộng, không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng mà cả trong thương mại, luật lệ quốc tế,...
Thông tin tín dụng: Việc thu thập và khai thác thông tin về khách hàng có vai trò quan trọng trong việc quản lý trong hoạt động tín dụng .Ngân hàng phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin: từ những nguồn thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị. Thông tin bên ngoài bao gồm những thông tin chung như thông tin về trạng thái kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất...; thông tin về ngành kinh doanh như vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, tình trạng công nghệ, thị phần...; thông tin về pháp lý như: tình hình quản lý, kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là thông tin để đánh giá một cách cơ bản về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đó là thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp. Thông tin kế toán được phản ánh đầy đủ trong các bảng báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Để từ đó, NHTM biết được nhu cầu cung ứng vốn của doanh nghiệp đó là bao nhiêu, thời hạn cấp vốn như thế nào là hợp lý, phù hợp với khả năng trả nợ của doanh nghiệp, đồng thời cũng góp phần làm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng này.
Việc tìm hiểu về nhân tố ảnh hưởng như ở trên giúp các ngân hàng có thể khai thác triệt để những tác động tích cực và hạn chế tối đa các tác động tích cực của từng nhân tố, từ đó nhằm nâng cao cả về quy mô lẫn hiệu quả của hoạt động tín dụng XNK cuả mình.
Chương II. Thực trạng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHTM cổ phần xuất nhập khẩu chi nhánh Hà Nội (EIB Hà Nội)
2.1. Khái quát về EIB Hà Nội
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển
Lịch sử hình thành :
Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu (EXIMBANK) được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính Phủ với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động với số vốn điều lệ đăng ký là 50 triệu Đồng Việt Nam(VNĐ) tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu (Vietnam Export Import Commercial Joint-Stock Bank), gọi tắt là EXIMBANK(hay EIB).
Ngày 17/01/1990, ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động và đặt trụ sở tại số 07 Lê Thị Hồng Gấm, TP Hồ Chí Minh. Đến tháng 12/2005, sau 5 lần tăng vốn điều lệ, hiện nay vốn điều lệ của EIB là 700 tỷ VNĐ (lần thứ nhất tăng 75 tỷ, lần thứ 2 tăng 125 tỷ, lần thứ 3 tăng 50 tỷ, lần thứ 4 tăng 200 tỷ, lần thứ 5 tăng 200 tỷ). EIB có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với trụ sở chính đặt tại TP Hồ Chí Minh và 05 chi nhánh cấp I (Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Chợ Lớn) và 09 chi nhánh cấp II. EIB cũng thiết lập quan hệ đại lý với hơn 600 ngân hàng ở trên thế giới.
Các chi nhánh gồm :
- CN Chợ Lớn: . CN cấp II Tôn Thất Đạm
. CN cấp II Hoà Bình
. CN cấp II Quận 10
. CN cấp II Quận 11
CN Hà Nội: . CN cấp II Láng Hạ
. CN cấp II Long Biên
. CN cấp II Hai Bà Trưng
CN Cần Thơ: . CN cấp II Cái Khê
CN Đà Nẵng
CN Nha Trang
Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu chi nhánh Hà Nội (EIB Hà Nội) là chi nhánh cấp I trong hệ thống EIB, ra đời và chính thức hoạt động vào ngày 27/11/1992 tại địa chỉ tạm thời 66B Trần Hưng Đạo nay có trụ sở chính tại 19 Trần Hưng Đạo với 3 chi nhánh cấp II: Long Biên, Láng Hạ và Hai Bà Trưng.
Lĩnh vực kinh doanh:
Ngân hàng cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một ngân hàng tầm cỡ quốc tế, cụ thể như sau:
Huy động tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.
Mua bán các loại ngoại tệ theo cách giao ngay (Spot), hoán đổi(Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).
Thanh toán, tài trợ xuất khẩu hàng hóa , chiết khấu chứng từ hang hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT đảm bảo nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank Mastercard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, Mastercard, JCB … thanh toán qua mạng bằng thẻ .
Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu chi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.
Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, bảo hành, ứng trước…)
Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ
Dịch vụ đa dạng về địa ốc; Home-banking; Telephone-banking.
Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Traveller Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích ngân hàng khác.
Cơ cấu tổ chức:
Theo quyết định số 38/2002/EIB/HĐQT ban hành ngày 11/09/2002 về ban hành quy chế về tổ chức và điều hành hoạt động của Chi nhánh(CN) EIB, EIB Hà Nội với chức năng và vai trò là một CN cấp I được tổ chức theo mô hình sau:
BAN GIÁM ĐỐC
P. Kế toán
Ngân quỹ
P. Tín dụng và đầu tư
P. Kinh doanh ngoại tệ
P. Thanh toán quốc tế
P. Hành chính tổ chức
P. Kế hoạch tổng hợp
P. Kiểm tra nội bộ
Chi nhánh
CN Láng Hạ
CN Long Biên
CN Hai Bà Trưng
2.1.2. Khái quát tình hình kinh doanh của EIB Hà Nội
Tình hình kinh doanh của EIB trong những năm gần đây có nhiều tiến triển tốt đẹp, đặc biệt thời gian này là thời kỳ vừa thoát khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng nhà nước(2000-2002). Vì vậy, đây là một tín hiệu tốt cho EIB Hà Nội nói riêng cũng như, EIB Việt Nam nói chung. Điều này thể hiện cụ thể qua hoạt động kinh doanh của EIB Hà Nội như sau:
2.1.2.1. Huy động vốn
BẢNG 1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA EIB HÀ NỘI
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Tr.đồng
%
Tr.đồng
%
Tr.đồng
%
Vốn huy động
727,160
100
839,450
100
1,177,460
100
- Tiền gửi của DN
113,647
15.6
130,640
15.6
228,456
19.4
- TG của dân cư
424,833
58.4
515,358
61.4
698,235
59.3
- TG kbạc & TCTD khác
150,160
20.7
166,414
19.8
199,722
17.0
- Nguồn khác
38,520
5.3
27,038
3.2
51,047
4.3
(Nguồn Phòng Kế toán)
Tổng nguồn vốn EIB tăng liên tục qua các năm, năm 2004 đạt 1.208,960 triệu đồng, tăng 15.5% so với năm 2003 (tương đương 161,970); đến cuối 2005 đạt 1,714,470 triệu đồng, tăng 41...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu PNJ Silver theo định hướng khách hàng tại thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top