xusomongmanh

New Member

Download miễn phí Đề tài Xác lập cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp





Đẳng thức cuối cùng cho thấy, số dư của hạng mục lỗi và sai sót chính là độ lệch giữa cán cân bù đắp chính thức và tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn. Bởi vì, cán cân bù đắp chính thức, cán cân vãng lai và cán cân vốn luôn được xác định ( luôn thể hiện là một số cụ thể trên cán cân thanh toán quốc tế ), do đó, đẳng thức trên được áp dụng để xác định số dư lỗi và sai sót khi lập cán cân thanh toán quốc tế trong thực tế.

Tóm lại, giá trị của cán cân bù đắp chính thức đúng bằng với cán cân tổng thể nhưng ngược dấu. Thực tế, đây là một dạng “cân đối tài khoản kế toán” để tổng các hạng mục trong cán cân thanh toán quốc tế phải bằng “0”. Nhìn vào hạng mục này, có thể thấy ngay dự trữ ngoại hối của quốc gia đựơc tăng lên hay giảm đi.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


gặp rất nhiều khó khăn do nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường do đó việc gặp nhiều khó khăn là một điều tất yếu khó tránh khỏi. Xin nêu một số vấn đề cụ thể:
Trong nền kinh tế nước ta trước cải cách kinh tế, ngoài kinh tế quốc doanh còn có một bộ phận sản xuất nhỏ và cá thể. Phần này chiếm tỷ lệ không nhiều và có tỷ trọng không đáng kể. Nhưng từ khi tiến hành cải cách kinh tế, hoạt động của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển nhanh và ngày càng có tỷ trọng đáng kể trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Trong khi đó, chế độ ghi chép và báo cáo các số liệu chưa được quy định chặt chẽ và chưa đi vào nề nếp.
Trước đây, các số liệu đều thống kê theo hệ MPS; vì vậy việc thu thập và xử lý số liệu lúc này gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tính toán các chỉ tiêu của cán cân thanh toán; bởi vì:
Một số chỉ tiêu trước đây không có trong hệ thống thông tin báo cáo kế hoạch của các Bộ hay các cơ quan tổng hợp. Ví dụ như các chỉ tiêu xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Lúc này chưa có nhiều cơ quan theo dõi và quản lý xuất nhập khẩu. Đến năm 2000, vấn đề này mới được giải quyết.
Một số chỉ tiêu có quy định trong quá trình xây dựng và báo cáo kế hoạch của các Bộ, các ngành, các địa phương nhưng chưa được tính toán và tổng hợp chính xác.
Ví dụ: Thống kê số lượng và chủng loại các mặt hàng nhập khẩu theo các nguồn cụ thể như viện trợ, vay nợ, đầu tư trực tiếp….
Cho đến cuối năm 1996, các cơ quan tổng hợp chưa bóc tách được cụ thể hàng năm có bao nhiêu hàng nhập thuộc nguồn viện trợ, bao nhiêu thuộc nguồn vay nợ hay đầu tư trực tiếp. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho việc tính toán các chỉ tiêu của cán cân thanh toán.
Một số chỉ tiêu trước đây tính theo hệ MPS, đến thời điểm này mới bắt đầu tính lại theo hệ SNA nên còn rất nhiều sai sót. Điều dễ nhận thấy là trong ngành giao thông, bưu điện. Trước đây chỉ thống kê và tính phần 2 ngành này phục vụ cho quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Những phần dịch vụ không tạo ra của cải vật chất theo hệ MPS thì không được thống kê vào thu nhập quốc dân.
Trong quá trình cải cách kinh tế, đến thời điểm này, việc phân công chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành vẫn còn nhiều chồng chéo, chưa hợp lý mà lại không bao quát hết nhiệm vụ.
Hiện có nhiều cơ quan theo dõi xuất khẩu (UBKHNN, Bộ Thương mại, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan….) nhưng số liệu chỗ thì trùng lặp, chỗ lại không thống kê được. Hơn nữa, chưa có một quy định chuẩn nào về chế độ báo cáo tổng hợp nên chưa bóc tách được số liệu.
Đến ngày 30/8/1993 mới có Nghị định 58/CP quy định về quy chế vay và trả nợ nước ngoài. Như vậy, đến lúc này chức năng theo dõi việc vay và trả nợ nước ngoài mới được quy định cụ thể. Điều đó cũng có nghĩa là trước đây, muốn có số liệu tổng hợp về vay nợ, trả nợ, nợ quá hạn; trả gốc, trả lãi là rất khó khăn. Không phải dễ dàng gì để tìm được số nợ do các địa phương vay và trả trong một giai đoạn kế hoạch nào đó trước đây..
Mặc dù quá trình xây dựng cán cân thanh toán có nhiều khó khăn, nhưng mấy năm qua, chúng ta đã từng bước nâng cao được chất lượng các chỉ tiêu của cán cân thanh toán. Đến thời điểm này cán cân thanh toán của Việt Nam đã được xây dựng với những nội dung chính sau:
Bảng 2.2:Cán cân thanh toán của Việt Nam thời kỳ 1990 - 1995.
Đơn vị tính: triệu USD.
Hạng mục
1990
1991
1992
1993
1994
1995
Cán cân thương mại
-41
-63
-60
-547
-1.192
-2.346
Xuất khẩu ( FOB)
1.731
2.042
2.475
2.985
4.054
5.198
Nhập khẩu ( FOB )
-1.772
-2.105
-2.535
-3.532
-5.245
-7.543
Dịch vụ phi đại lý (ròng)
55
179
312
78
19
159
Dịch vụ đại lý ( ròng )
-412
-339
-384
-560
-337
-310
Chuyển giao ( ròng )
138
91
123
264
305
627
Cán cân vãng lai.
- Ngoại trừ quà biếu tặng.
-350
-188
-73
-957
-1.340
-2.020
- Bao gồm quà biếu tặng
-262
-133
-9
-763
-1.205
-1.870
Cán cân vốn
122
-60
271
352
897
1.870
Các khoản vay trung và dài hạn.
-46
-192
52
-597
-275
-284
- Các khoản giải ngân.
233
65
487
54
272
443
- Trả nợ định kỳ.
-279
-256
-435
-651
-547
-727
Khoản vay ngắn hạn ( ròng )
48
-88
-41
-117
124
310
Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
120
220
260
832
1.048
1.781
Lỗi và sai sót.
-2
143
6
-645
-101
114
Cán cân tổng thể.
-142
-50
268
-1.056
-409
-177
Cán cân bù đắp chính thức.
142
50
-268
1.056
409
177
- thay đổi dự trữ ngoại tệ.
-159
-276
-463
477
-292
-449
- IMF ( ròng )
-6
-39
175
92
- Nợ khất lại
301
332
386
-265
526
534
- Tái cơ cấu
-
-
-190
883
-
-
Nguồn: Bộ Thương Mại, Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Nhà nước..
Như phần lý luận ở chương 1 đã nêu, cán cân thanh toán có vai trò hết sức quan trọng đối với việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của một quốc gia, những nhà quản lý kinh tế sẽ dựa vào tình hình cán cân thanh toán của quốc gia mình - được lập hàng quý, nửa năm hay năm mà đề ra các chính sách kinh tế phù hợp cho sự phát triển kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ.
Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của cán cân thanh toán đối với các chính sách kinh tế của nước ta, chúng ta hãy xem xét và phân tích tình hình kinh tế của Việt Nam thông qua cán cân thanh toán đã được lập trong thời kỳ này. Dựa vào bảng trên chúng ta sẽ xem xét tình hình kinh tế Việt Nam năm 1995 :
Nhìn vào bảng trên ta thấy cán cân vãng lai thâm hụt tới 10% GDP năm 1995, trong khi xuất khẩu, nhập khẩu đều tăng trưởng mạnh, xuất khẩu tăng 27,1% giá trị tính bằng USD và nhập khẩu tăng 41,2% giá trị tính bằng USD. Song song với những tiến triển của cán cân vãng lai, cả nguồn ODA và FDI chảy vào Việt Nam đã tăng gấp hai lần, kéo theo đó là dự trữ ngoại tệ chính thức từ 876 triệu USD vào cuối năm 1994 lên tới 1,4 tỷ USD vào cuối năm 1995. Tuy nhiên, do sự gia tăng mạnh mẽ của nhập khẩu trong cả năm 1995 nên lượng dự trữ chính thức chỉ có thể đáp ứng được trong 2,3 tháng nhập khẩu tính theo “giá trị tháng nhập khẩu”. Số liệu ước tính năm 1996 cho thấy thâm hụt thương mại sẽ tiếp tục tăng. Đã có dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng xuất khẩu sẽ chậm lại trong khi nhập khẩu- cả tư bản và hàng tiêu dùng- vẫn tiếp tục tăng mạnh. Thông tin về nguồn tài trợ cũng cho thấy những khoản vay ngắn hạn sẽ gia tăng. Chính phủ đã thực hiện những bước đi nhằm hạn chế thâm hụt cán cân vãng lai, đặc biệt là sự gia tăng xuất nhập khẩu cũng như sẽ kiểm soát việc vay nợ nước ngoài một cách chặt chẽ hơn. Nếu những bước đi này không thành công, Chính phủ cần thắt chặt các chính sách kinh tế vĩ mô hơn nữa.
Những bước đi quan trọng này góp phần đưa Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới nhanh chóng hơn. Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, điều này giúp cho việc hội nhập của nền kinh tế nước ta vào hệ thống thương mại Đông Nam á càng gần gũi hơn. Bên cạnh đó, với việc quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được bình thường hoá và quan hệ chính thức đã được thiết lập với EU, những bước đi hướng tới quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới có thể làm tăng sức cạnh tranh của n

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D xác lập mối liên hệ giữa toán học cao cấp và toán học phổ thông nhằm giúp sinh viên ngành toán rèn luyện tay nghề dạy học Luận văn Sư phạm 1
D Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính Luận văn Kinh tế 0
D phân lập và xác định mầm bệnh vi khuẩn trên cá lóc (channa striata) nuôi thương phẩm Khoa học Tự nhiên 0
D XÁC ĐỊNH NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc hoá học của một số hợp chất Dibenzocyclooctadiên Lignan từ Luận văn Sư phạm 0
D Phân lập và xác định một số saponin trong Gynostemma Longipes C.Y.WU Y dược 0
D Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định hàm lượng một số chất phân lập được từ vỏ thân cây gạo Y dược 0
D Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định hàm lượng một số chất phân lập được từ lá cây gạo Y dược 0
B Nghiên cứu, xác lập quy trình chế tạo bột màu đỏ Fe2O3 từ xỉ của quá trình sản xuất H2SO4 từ FeS2 và Luận văn Sư phạm 2
H Nghiên cứu xác lập một số loại hình mỏ đá quý có triển vọng công nghiệp của Việt Nam Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top