Phuc_Truong

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và các giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống Đại Bái tỉnh Bắc Ninh





- Đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh và các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp sản xuất tập trung Đại Bái, để dự án sớm đi vào hoạt động trên cơ sở có điều kiện xử lý các chất thải.

- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các cơ sở sản xuất trong làng nghề thiếu vốn trầm trọng. Vì vậy đề nghị UBND huyện Gia Bình phối hợp với các hệ thống tín dụng cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề vay vốn với lãi suất ưu đãi, thời gian hợp lý và thủ tục vay vốn đơn giản.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề còn manh mún, phân tán. Đề nghị các cơ quan chức năng hình thành hệ thống thu mua sản phẩm cho các làng nghề, nhằm tránh những khâu trung gian, tránh những lãng phí trong quá trình tiêu thụ.

- Đề nghị các cơ quan chức năng thường xuyên giám sát và giúp đỡ các cơ sở sản xuất trong làng nghề, nhằm tìm ra những khó khăn trong quá trình sản xuất để cùng nhau giải quyết.

- Đề nghị nhà nước có chính sách giảm thuế đối với các hợp tác xã trong làng nghề.

- Có biện pháp hỗ trợ các địa phương xử lý ô nhiễm môi trường để đảm bảo sức khoẻ cho mọi người xung quanh khu vực sản xuất.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


bình quân của 1 hộ trong 1 năm là 8,04 triệu và 57 hộ khác. Với hình thức sản xuất kinh doanh ở quy mô hộ, hầu như tất cả các thành viên trong gia đình đều được huy động vào những công việc khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh. Tổ chức kinh doanh theo hộ gia đình đảm bảo được sự gắn bó giữa quyền lợi và trách nhiệm, huy động được mọi lực lượng có khả năng lao động tham gia vào quá trình sản xuất, tận dụng được thời gian, nhu cầu đầu tư thấp. Nó thích hợp với qui mô sản xuất nhỏ, nhất là với tâm lí và thói quen sản xuất nhỏ của người nông dân và thợ thủ công. Tuy nhiên, quy mô hộ gia đình rất hạn chế trong công việc đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề. Tuy trong làng mới có 3 hợp tác xã nhưng tình hình sản xuất của các hợp tác xã này tương đối ổn định, do vậy chúng là xúc tác quan trọng làm động lực thúc đẩy, lôi kéo sự phát triển của làng nghề trong cơ chế thị trường. Hộ thuần nông trong làng vẫn chiếm tỷ lệ cao, do vậy mà sản xuất kinh doanh trong làng nghề chưa được thống nhất. Xu hướng trong những năm tới các hộ thuần nông sẽ chuyển hẳn sang làm nghề hay vừa làm nghề vừa làm nông nghiệp, nhằm phát triển thống nhất đồng thời cả nông nghiệp và công nghiệp trong làng.
3. Thực trạng lao động trong làng nghề.
Thực trạng lao động trong làng nghề được thể hiện qua bảng sau.
Biểu 7: Lao động và cơ cấu lao động trong làng nghề
Chỉ tiêu
ĐVT
HTX
Hộ chuyên
Hộ kiêm
1. LĐ sử dụng thường xuyên bình quân 1 cơ sở
2. LĐ thuê ngoài thường xuyên bình quân 1 cơ sở
3. Tiền công tháng bình quân 1 LĐ thuê ngoài thường xuyên
4. Cơ cấu chất lượng LĐ thường xuyên
a.Trình độ học vấn
- Chưa tốt nghiệp cấp 1
- Tốt nghiệp cấp 1
- Tốt nghiệp cấp 2
- Tốt nghiệp cấp 3
b.Trình độ chuyên môn kỹ thuật
- Không có chuyên môn
- Công nhân kỹ thuật
- Tốt nghiệp TH, CĐ, ĐH


1000đ
%
%
%
%
% %
%
%
%
%
32,5
30
625
100
10
13
58
19
100
71
17
12
2,1
0,71
318,67
100
12
17
57
14
100
81
14
5
1,4
0,25
191,25
100
15
26
48
11
100
85
10
8
Nguồn UBND xã Đại Bái
Lao động trong các làng nghề truyền thống chủ yếu là lao động thủ công, lao động sáng tạo. Các sản phẩm trong các làng nghề là sức sáng tạo kỳ diệu của những nghệ nhân và thợ lành nghề. Không giống như những sản phẩm công nghiệp được sản xuất đồng loạt theo dây truyền sản xuất, mỗi sản phẩm trong làng nghề được coi như một tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng phong cách riêng, nét sáng tạo riêng, đầu óc mỹ thuật riêng của những người sáng tạo ra chúng. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vừa đảm bảo có giá trị sử dụng đồng thời cũng mang tính nghệ thuật cao, do đó chúng phải được kết hợp giữa công nghệ truyền thống với kỹ năng tinh xảo.
Do đặc điểm của làng nghề sản xuất truyền thống là chủ yếu dùng lao động thủ công, nên loại hình sản xuất này thu hút khá nhiều lao động và hao phí lao động sống chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm theo kết quả điều tra ở làng nghề Đại Bái cho thấy bình quân lao động chiếm khoảng 23-25% tổng giá trị sản phẩm. Hình thức hoạt động chủ yếu trong làng nghề là hộ gia đình (chiếm hơn 95%), và các hợp tác xã có qui mô nhỏ.
Bình quân một hợp tác xã sử dụng 32,5 lao động thường xuyên trong đó chủ yếu là lao động thuê ngoài, lao động thuê ngoài thường xuyên bình quân của một hợp tác xã là 30 lao động, sử dụng lao động thường xuyên bình quân của một hộ chuyên là 2,1 lao động của một hộ kiêm là 1,4 lao động , lao động thuê ngoài thường xuyên bình quân của một hộ chuyên là 0,71 lao động của một hộ kiêm là 0,25 lao động. Số lao động được huy động vào công tác sản xuất ngành nghề vẫn thấp, nhưng đối với làng nghề Đại Bái việc huy động như vậy đã tận dụng đến mức tối đa nguồn lao động vào sản xuất thì phải nâng mức lao động thuê ngoài.
Mức tiền lương tháng bình quân của một người đối với hợp tác xã là 625 nghìn đồng, đối với hộ chuyên là 318,67 nghìn đồng và đối với hộ kiêm là 191,25 nghìn đồng. Từ mức tiền lương như vậy, ta thấy mức thu nhập từ sản xuất ngành nghề đã cao gấp 4,5 lần so với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, nhưng so với công sức mà họ bỏ ra thì vẫn thấp, do vậy các cơ sở cần có những biện pháp đổi mới công tác sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động.
Thời gian làm việc của người lao động trong làng nghề thì rất cao, thông thường người thợ làm việc từ 8-10h/1ngày, cũng khi phải làm việc từ 10-12h/1ngày, nhưng do thị trường tiêu thụ không ổn định, sản xuất cầm chừng, ngày làm, ngày nghỉ nên thời gian làm việc bình quân của lao động rất thấp.
Làng đã sử dụng toàn bộ 2600 lao động trong làng ngoài ra còn thu hút thêm hàng ngàn lao động từ các vùng lân cận, các lao động này chủ yếu là lao động phổ thông, lao động lành nghề chiếm tỷ lệ rất nhỏ, cán bộ quản lý, kỹ thuật có trình độ cao đẳng, đại học hầu như chưa có.
Đối với chủ hộ chủ nhiệm hợp tác xã: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật còn rất hạn chế, trình độ văn hoá mới chỉ hết cấp II, kiến thức quản lý chuyên môn kỹ thuật cũng hầu như chưa có.
Đối với lao động có đến 90% lao động đã tốt nghiệp cấp I và II, chỉ hơn 10% tốt nghiệp hết cấp III.
Thực trạng về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động trong các hợp tác xã chuyên ngành nghề cũng như trong các hộ sản xuất ở làng Đại Bái hiện nay vẫn còn thấp. So với các làng nghề khác trong tỉnh thì tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và lao động có trình độ đại học cao đẳng còn kém hơn rất nhiều. Đây là một trong những yếu tố trực tiếp cản trở sự phát triển của công nghiệp nông thôn cũng như khả năng tiếp nhận có hiệu quả các hỗ trợ đầu tư phát triển theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Đồng thời đó cũng là thách thức và là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực ở đây.
Việc dạy nghề trong các làng nghề chủ yếu theo cách truyền nghề trong gia đình từ đời nọ sang đời kia. Việc truyền nghề chỉ lưu truyền trong làng, cách truyền nghề theo cách vừa học vừa làm. Điều này có ưu điểm là đào tạo thợ giỏi, thợ tài hoa nhưng kỹ thuật và bí quyết của nghề không được lưu truyền rộng rãi, do vậy không đào tạo được đội ngũ kỹ thuật lành nghề rộng rãi đáp ứng được sự phát triển của làng nghề. Nét chung nhất trong đào tạo thợ cho làng nghề là người thợ vừa học, vừa làm, tuỳ từng trường hợp vào sự tinh ý và đầu óc nhạy bén của người thợ đó mà người thợ có thể lắm bắt được thủ pháp kỹ thuật và bí quyết của nghề. Như vậy, các tầng lớp nghệ nhân và đội ngũ lao động lành nghề có vai trò rất to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của làng nghề.
4. Tình hình vốn sản xuất trong làng nghề.
Vốn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các làng nghề hoạt động được trong cơ chế thị trường. Nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh ở các làng nghề đòi hỏi ngày càng lớn. Đối với làng nghề Đại Bá...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top