rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối



Trong mỗi người đều có những phẩm chất lãnh đạo nhất định. Sự khác biệt nằm
ở cấp độ những phẩm chất đó được phát triển ra sao. Mỗi cá nhân có quyền lựa
chọn con đường đi cho riêng mình và chọn cách thể hiện nó ở mức độ nào, theo
cách nào. Không phải tự dưng từ một con người bình thường, cùng kiệt khó mà trở
nên giàu có được. Không phải chỉ từ niềm đam mê điên cuồng với máy tính mà
Bill Gates có thể trở thành chủ tịch tập đoàn phần mềm hàng đầu trên thế giới.
Ta biết đến Bill Gates là chủ tịch, làkiến trúc sư trưởng phần mềm của một tập
đoàn phần mềm lớn nhất thế giới, Microsoft, là một nhà từ thiện lớn của thế giới và
là một người luôn nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới.
Đến đây, ta có hàng loạt câu hỏi được đặt ra: Làm thế nào để trở thành một con
người như ông? Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo, nhà quản trị giỏi?
Vâng, để trả lời cho các câu hỏi trên, tui chọn đề tài “Bill Gates và phong cách
quản trị” để làm tiểu luận cho môn học Quản trị kinh doanh. Chúng ta cùng đi sâu
làm rõ đề tài này.
Trong quá trình làm đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Mong quý thầy cô
và các bạn góp ý, bổ sung để hoàn thành đề tài tốt nhất. tui xin cảm ơn.
Nội dung
A.Cơ sở lý luận:
I, Nhà quản trị:

1.Khái niệm:
Nhà quản trị là người làm việc trong tổ chức, những người có nhiệm vụ thực hiện
chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ
điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động
của những người đó.Là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con
người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ
chức đạt mục tiêu.
2. Vai trò của nhà quản trị:
- Vai trò quan hệ với con người: Tổ chức mạnh khi nhiều người trong tổ chức đó
đều hoạt động hướng đến mục tiêu của tổ chức. Để đạt được điều đó, nhà quản trị
có vai trò hướng các thành viên của tổ chức đến mục tiêu chung vì lợi ích của
doanh nghiệp.
- Vai trò đại diện: Đại diện cho công ty và những người dưới quyền trong tổ chức.
- Vai trò lãnh đạo: Phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới; Tuyển
dụng, đào tạo, hướng dẫn, khích lệ nhân viên.
- Vai trò liên hệ: Quan hệ với người khác để hoàn thành công việc được giao cho
đơn vị của họ.
-Vai trò thu thập thông tin: Nhà quản trị có nhiệm vụ thường xuyên xem xét, phân
tích bối cảnh xung quanh tổ chức để thu thập những tin tức, sự kiện có ảnh hướng
tới hoạt động của tổ chức.
- Vai trò truyền đạt thông tin: Phổ biến thông tin cho các thành viên nội bộ
- Vai trò phát ngôn: Thay mặt tổ chức để đưa tin tức ra bên ngoài với mục đích cụ
thể có lợi cho doanh nghiệp.
- Vai trò doanh nhân: tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức như việc áp dụng
công nghệ mới hay điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng.
- Vai trò giải quyết xáo trộn: Ứng phó với những bất ngờ làm xáo trộn hoạt động
bình thường của tổ chức nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định.
- Vai trò người phân phối tài nguyên: Phân phối tài nguyên hợp lý giúp đạt hiệu
quả cao. Các tài nguyên bao gồm con người, tiền bạc, thời gian, quyền hạn, trang
bị hay vật liệu.
- Vai trò đàm phán: Thay mặt tổ chức để thương thuyết đàm phán hợp đồng, doanh
số, mua sắm, ngân sách.
3. Các yêu cầu đối với nhà quản trị:
Muốn trở thành một nhà quản trị giỏi cần nắm rõ các yêu cầu, tiêu chuẩn,
vận dụng các yếu tố khoa học và yếu tố nghệ thuật của nhà quản trị như khả năng
tư duy logic, phân tích, khái quát hóa, dự báo có cơ sở khoa học và cả sự mềm dẻo,
linh hoạt khi vận dụng những quy tắc, phương pháp, sự nhảy cảm trước các cơ hội,
nguy cơ từ môi trường kinh doanh, khả năng lôi cuốn, thuyết phục của nhà quả trị.
Các yếu tố khoa học có thể học tập đào tạo, còn yếu tố nghệ thuật phụ thuộc vào
năng khiếu bẩm sinh. Sang thế kỷ XXI, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu, nền

kinh tế tri thức thì người ta đòi hỏi nhà quản trị rất nhiều kĩ năng. Song vượt qua
tất cả các kỹ năng thì trước hết cần đòi hỏi nhà quản trị hiểu quả, tức là cần
phân biệt giữa làm đúng việc và làm việc một cách đúng đắn.
Để đánh giá một nhà quản trị cần dựa trên bốn tiêu chí như khả năng truyền thông,
khả năng thương lượng và thỏa hiệp, tư duy sáng tạo mang tính toàn cầu và phản
ứng linh hoạt, hoạt động lịch thiệp, am hiểu đa văn hóa.
4. Các kỹ năng quản trị:
Đã là một nhà quản trị thì cho dù ở cấp nào đều cần ba kỹ năng cơ bản sau đây:
-Các kỹ năng kỹ thuật hay kỹ năng chuyên môn. Đó là khả năng làm việc theo quy
trình đối với một lĩnh vực chuyên môn củ thể nào đó.
-Kỹ năng quan hệ với con người hay kỹ năng nhân sự. Đó là khả năng làm việc
cùng những người khác, khả năng động viên, thúc đẩy những người khác trong quá
trình làm việc, là những khả năng cùng những người khác xây dựng một môi
trường làm việc năng động và tích cực. Kỹ năng này chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi
chất bẩm sinh của nhà quản trị.
-Kỹ năng nhận thức chiến lược hay kỹ năng tư duy. Đó chính là khả năng tư duy
logic, khái quát hóa, dự báo trên cơ sở khoa học của nhà quản trị và cũng chính à
sự nhảy cảm của nhà quản trị đối với những cơ hội, nguy cơ của môi trường kinh
doanh. Có được điều này là nhờ sự tích lũy kiến thức của nhà quản trị, do sự trải
nghiệm và thể hiện bằng bản lĩnh của nhà quản trị trên thương trường.
Ba kỹ năng trên đều rất cần thiết, song mức độ ưu tiên của mỗi kỹ năng là khác
nhau đối với mỗi nhà quản trị. Với nhà quản trị cao cấp cần ưu tiên kỹ năng nhận
thức chiến lược nhiều nhất, sau đó là kỹ năng quan hệ con người và cuối cùng là kỹ
năng kỹ thuật. Còn với nhà quản trị cấp trung gian cần được ưu tiên kỹ năng quan
hệ với con người hơn. Và với nhà quản trị cấp cơ sở cần được ưu tiên hơn về kỹ
năng kỹ thuật vì đây là những con người đứng gần nhất với công nhân, trực tiếp
chỉ đạo những công việc chuyên môn của họ.
II. Phong cách nhà quản trị:
1.Khái niệm:
Phong cách của nhà quản trị tổng thể các cách ứng xử như cử chỉ, thái độ,
lời nói, hành động,… ổn định của nhà quản trị đối với một hay một nhóm người
khi nhà quản trị thực thi nhiệm vụ quản trị của mình.
Thực chất của phong cách quản trị là sự thể hiện cá tính của nhà quản trị trong
những điều kiện củ thể của môi trường hoạt động, là kết quả của mối quan hệ giữa
cá tính của nhà quản trị và điều kiện củ thể của môi trường hoạt động.
Phong cách của nhà quản trị không phải là bất biến mà nó mở sẽ thay đổi khi điều
kiện môi trường thay đổi. Trong thực tế thì loại trừ một số phong cách xấu mà các
nhà quẩn trị nên tránh thì chúng ta không nên so sánh, đánh giá phong cách của
nhà quản trị tốt hơn phong cách nhà quản trị khác. Chúng ta không thể xây dựng
một phong cách làm chuẩn mực cho nhà quản trị được.
Phong cách của nhà quản trị chịu ảnh hưởng, tác động bởi các nhân tố như chuẩn
mực xã hội, trình độ văn hóa, kinh nghiệm sống và trạng thái tâm lý cá nhân.
2. Các phong cách quản trị chủ yếu:
Do phong cách quản trị thể hiện cách ứng xử của nhà quản trị trong hoàn
cảnh củ thể nên sẽ biểu hiện ở nhiều sắc thái khác nhau, nhiều hình, nhiều vẻ và vì
vậy cũng rất khó có thể tìm thấy sự thống nhất quan điểm về vấn đề này. Nhưng
trong cả quan hệ đối nội cũng như đối ngoại, mỗi nhà quản trị đều có thể ứng xử
theo một trong các phong cách củ thể sau:
-Phong cách dân chủ: đặc điểm chủ yếu là không có sự phân biệt rõ ràng trong
quan hệ trên dưới, muốn gắn vớ nhân viên của mình thành ekip làm việc và thể
hiện vai trò của mình bằng việc đưa ra lời khuyên, sự giúp đỡ khi cần thiết. Khi
giao tiếp với bên ngoài luôn thể hiện tinh thần hợp tác, bàn bạc với đối tác.
-Phong cách thực tế: nhà quản trị luôn duy trù quan hệ với cấp dưới một cách lịch
sử trên cơ sở lòng tin, tôn trọng. Trong quan hệ với đối tác với bên ngoài thì rất coi
trọng việc tìm hiểu đánh giá những điều kiện, yêu cầu mà đối tác đưa ra.
-Phong cách tổ chức: luôn thiết lập ngôi thứ rõ ràng, luôn giữ khoảng cách nhất
định đối với nhân viên dưới quyền, nhờ đó mà các mối quan hệ trong tổ chức trở
nên đơn giản, rõ ràng. Khi giao nhiệm vụ cho cấp dưới nhà quản trị luôn lường
trước những tình huống có thể xảy ra, cấp dưới luôn biết phải làm gì, ứng phó ra
sao với trong các tình huống khác nhau. Còn với bên ngoài thì luôn có tác phong
chuẩn bị chu đáo trước mỗi cuộc giao tiếp.
-Phong cách mạnh dạn: nhà quản trị ít tin tưởng cấp dưới,xác lập ngôi thứ trên
dưới theo thứ tự do mình sắp đặt và cho rằng mọi việc phải do mình trực tiếp lãnh
đạo thì mới đạt kết quả tốt, là con người thích quyền lực, có ảnh hưởng mạnh đến
nhân viên dưới quyền. Với bên ngoài thì tỏ ra ít tin tưởng phía đối tác, thích can
thiệp sâu vào những biện pháp mà đối tác đưa ra.
-Phong cách chủ nghĩa cực đại: là người luôn cho rằng nhân viên của mình đạt
được kết quả càng cao càng tốt, bản thân nhà quản trị càng có năng lực cao. Vói
bên ngoài thì thường đưa ra yêu cầu rất cao ở phía đối tác.
-Phong cách chỉ huy: người theo phong cách này có xu hướng tập trung quyền lực
trong tay mình, là người có quyền uy, có khả năng ra quyết định và gần gũi như tin
tưởng tuyệt đối vào quyết định của mình. Ra mệnh lệnh ngắn gọn, luôn đòi hỏi cấp
dưới tính chủ động cao khi thực hiện nhiệm vụ. Với bên ngoài thì nhà quản trị luôn
muốn thể hiện sức mạnh buộc đối tác phải làm theo ý của mình.
B. Billgates và Microsoft
1. Chiếm lĩnh thị trường là mục tiêu tối hậu
Microsoft luôn đặt mục tiêu chiếm lĩnh toàn bộ 100% thị phần sản phẩm mà nó
đang bước vào. Tuy nhiên, đó phải là thị phần của số đông người dùng. Mục tiêu
này được thể hiện ở mọi quyết định, trong mọi cuộc họp, trong mọi khâu từ phân
tích, thiết kế đến sản xuất. Để thực hiện điều này, trong mọi cuộc họp, câu hỏi đầu
tiên và quan trọng nhất luôn là :"Chúng ta cần làm gì để tăng thị phần lên ?".
Đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị trường là trên hết, Microsoft đã xác định một chính
sách có thể gọi là: "sẵn sàng trả giá" gây rủi ro lợi nhuận "để làm tăng thị phần
của công ty". Tinh thần này ngấm vào mọi nhân viên của công ty động viên họ
chấp nhận mọi rủi ro trong cuộc đấu tranh. Mạnh dạn không có nghĩa là thiếu
thận trọng. Đôi khi Microsoft có thể rút lui ra khỏi thị trường, hay do thị trường
đang co lại, hay là do sự cạnh tranh không còn đáng với cái nỗ lực của họ hoặc
vô số các lý do khác. Nhưng một điều có tính nguyên tắc là Microsoft sẽ không
bao giờ rút lui ra khỏi thị trường chiến lược chủ chốt.
Những quy tắc hoạt động sau đây là thông lệ của Microsoft để hướng đến mục
tiêu cuối cùng của mình:
-Khi một nhân viên phạm phải một sai lầm, nếu đó là một sai lầm hợp lý cho
việc theo đuổi làm tăng thị phần thì hãy ca ngợi điều đó và sử dụng chúng như là
một tấm gương cho người khác nếu bạn cũng muốn những người khác làm như
vậy.
-Yêu cầu nhân viên hàng ngày hay hàng tuần phải báo cáo rõ điều họ đang làm
nhằm tăng thị phần của sản phẩm lên.
-Khi một nhân viên từ chối nhận rủi ro để làm tăng thị phần thì hãy giáng cấp
nhân viên đó. Việc giáng cấp đó cũng là cách chuyển quan điểm tới tất cả các
nhân viên và con đường an toàn không còn được chấp nhận tại công ty nữa.
2. Bill Gates là “người cầm lái vĩ đại”
- Bill Gates luôn tham gia vào mọi quyết định mang tính chiến lược và vấn đề
quản lý chủ yếu ở Microsoft cũng như giữ vai trò chủ chốt trong phát triển công
nghệ, sản phẩm mới.
Bill kiểm soát công ty sát sao hơn bất cứ sự kiểm soát của một giám đốc điều
hành ở một công ty lớn nào khác. Hàng tháng, lãnh đạo của các nhóm dự án và
lãnh đạo riêng của từng dự án trao đổi e-mail để báo cáo về hiện trạng của từng
dự án và những vấn đề nổi lên của nó. Mẫu báo cáo hàng tháng có định dạng sẵn
và xoay quanh việc làm nổi lên hai vấn đề đáng quan tâm nhất: hiện trạng của dự
án và những vấn đề phát sinh.
-Ở Microsoft, sáng thứ bẩy hàng tuần, Bill thường dành ít nhất một tiếng mời
các vị phó chủ tịch đến, nghe trình bày và “thọc” vào các chi tiết của từng dự án.
Bill đặc biệt rất quan tâm về các hiệu suất công việc. Bill giữ được kiểm soát tới
từng bộ phận thông qua các phó chủ tịch công ty.
-Hàng năm, toàn thể công ty Microsoft được chở tới tụ tập ở những nơi có sân
khấu biểu diễn bằng những chuyến xe buýt để vui vẻ nói chuyện với nhau về
những vấn đề lớn nhất của công ty như mục tiêu chiến lược và chiến thuật thực
hiện của Microsoft do Bill Gates trực tiếp diễn giảng. Các thành viên của nhóm
cũng thoải mái thảo luận xem xét sắp tới nhóm mình sẽ đi về đâu. Nó tuy là
những cuộc họp nhưng “không buồn ngủ” vì Bill nói chuyện rất vui và sâu sắc.
Sau những buổi vui như vậy, mọi người đều hiểu hơn về tầm nhìn xa trông rộng
của Bill Gates.
-Tại Microsoft, những nhân viên điều hành khác cũng có những cách làm việc
tương tự như phong cách của Bill. Điều này nói lên rằng với Microsoft bức tranh
diễn ra hiện tại và tương lai với giới lãnh đạo là rất rõ ràng và sáng sủa.
- Bill và các quan chức điều hành cấp cao khác đều là những người có các trang
Web riêng của mình. Mọi người làm việc trong công nhiều năm đều có thể gửi e-
mail cho Bill và anh sẽ hành động theo những e-mail này khi cảm giác cần thiết.
Điều này có nghĩa là Bill có mặt khắp mọi nơi, mọi lúc, thường xuyên nhận được
mọi thông tin cần thiết cho công việc điều hành và ra quyết định đúng lúc của
mình.
3. Con người là nhân tố quyết định
Cũng một đoàn quân khi ra trận, yếu tố thành bại ở đây chủ yếu là con người
với trí thông minh và lòng quả cảm của họ. Chính sách tuyển dụng người tài bao
giờ cũng được đặt lên hàng đầu tại Microsoft.
Công ty Microsoft cố gắng thuê được những người thông minh, hay còn có thể
gọi là khôn ngoan cũng được, tùy theo cách hiểu của mỗi người về hai từ đó. Tiêu
chuẩn được nói một cách ước lệ ở đây là: những người nằm trong số 5% thông
minh nhất hành tinh trong lĩnh vực chuyên môn của họ.
Vậy thông minh nhất được hiểu như thế nào? Điều đó tùy thuộc vào công việc
mà họ sẽ làm, là người quản lý sản phẩm hay lập trình, là luật sư hay kế toán
của công ty. Phải hiểu là chọn những người khôn ngoan nhất cho công việc của
họ và từ khóa là khôn ngoan chứ không phải là biết nhiều.
Người thông minh thì có khả năng khởi động sớm bộ não để suy nghĩ. Họ có
vai trò quan trọng chủ chốt, bởi vì những người này có thể nắm bắt được lỗi lầm
sớm nhất và sẽ bắt kịp với cách làm việc hiệu quả hơn trong công việc, do vậy tiết
kiệm thời gian trong hoạt động của chính mình và tiết kiệm thời gian, tiền bạc
cho công ty.
Để tuyển được các nhân tài cho hãng, bộ phận nhân sự do David Pritchard làm
giám đốc đặt nhiệm vụ áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhất để tuyển và đào tạo
ra các siêu nhân. . Song các giám khảo không cho câu trả lời đúng hay sai là quan
trọng. Cái họ quan tâm là năng lực tư duy để xác định cách ứng xử thông minh và
nhanh nhạy của mỗi ứng cử viên trước mỗi tình huống khó cần giải quyết. tui xin
trích một số câu hỏi mà Microsoft thường sự dụng trong việc tuyển chọn nhân tài.
-Làm thế nào có thể biết được trọng lượng của một chiếc máy bay mà không sự
dụng bàn cân?
-Tại sao hầu hết các nắp cống trên đường có hình tròn mà không phải là hình
vuông?
-Tại sao khi soi gương, vị trí trái phải đổi chỗ cho nhau mà không phải là trên
dưới?
4. Đoàn kết là sức mạnh
Để gắn kết mọi người với công ty, Microsoft có một chính sách để tất cả các
nhân viên đều sở hữu một phần dự án của mình. Hiển nhiên là tất cả những người
này đều phải làm việc với nhau nhưng mỗi người vẫn sở hữu riêng một phần kết
quả công việc của mình.
Điều chủ chốt tượng trưng cho tinh thần của toàn công ty là sự tập trung tối đa
vào một đề án của mỗi người. Sự tập trung này tạo cho mỗi nhân viên một cái gì
đó để sống và chết. Các nhân viên có thể sống, ăn, ngủ và thở theo dự án của họ
và họ sẽ làm như vậy. Điều này không phải là nói quá. Mọi người tại Microsoft
vào mọi lúc sẽ làm một chút ít gì đó khác hơn là việc ngủ và làm việc. Họ thường
làm việc ngoài giờ mà đấy là sự tình nguyện của họ chứ không phải bởi vì họ
được yêu cầu phải làm. Cách làm việc tập trung cũng cho phép nhân viên đạt
được hiệu suất hơn. Và một môi trường hiệu suất giúp tái tạo ra tinh thần toàn
công ty bởi vì mọi người hạnh phúc hơn, sung sướng hơn.
Trong công ty thường tổ chức những buổi họp, sinh hoạt chung với mục đích
duy nhất là giải trí, và ở đó đã diễn ra nhiều trò chơi như những cuộc đấu gươm
giữa những người quản lý cấp dưới và cấp trên chẳng hạn. Mọi người đều cùng
cười vui với nhau, mọi người đều có điều gì đó để nói về những ngày sắp tới,
tham gia vào những sự kiện chung là một phần chủ chốt để xây dựng nên tinh
thần của toàn công ty bên trong tổ chức. Phần lớn những cuộc chơi này đều kết
thúc với một bữa tiệc với những thức ăn tươi, ngon.
Không có nhiều phần thưởng được trao tại Microsoft. Phần thưởng trong mọi
trường hợp là cổ phiếu Microsoft bổ sung. Việc mua bán cổ phiếu không phải là
mục tiêu chủ chốt để xây dựng nên tinh thần toàn công ty, nhưng là cách hiệu quả
nhất và dễ dàng thực hiện nhất. Việc mua bán cổ phiếu cũng quan trọng tương
đương trong việc giữ mọi người ở lại công ty. Có một thực tế là hơn 5000 nhân
viên Microsoft đã trở thành các triệu phú thông qua hoạt động cổ phiếu ưu đãi
(stock-option) - một điều chưa từng có ở bất kỳ một công ty nào trên thế giới.
Lương không phải là điều hấp dẫn nhất tại Microsoft. Bill Gates từng nói: “Tôi
không trả lương cao cho nhân viên, nhưng ai nấy đều thấy khoan khoái vì có cảm
giác rằng mình là người đang thay đổi thế giới”. Thực tế, tiền lương Microsoft trả
cho nhân viên kém các công ty khác đến 15%. Nhưng không sao, cái quan trọng
là thu nhập từ stock-option mà tổng trị giá lên đến 25 tỷ.
Vốn đầu tư của Microsoft tăng lên liên tục, giá cổ phiếu - do công ty ăn nên làm
ra tăng không ngừng. Trong không đầy 3 năm, giá cổ phiếu tăng từ 23,4 USD lên
khoảng 140 USD hiện nay. Các phân phối stock-option của Microsoft cũng làm
các nhân viên toàn tâm, toàn ý với công ty dốc lòng, dốc sức đưa công ty đi lên.
5. Sự liên kết của các nhóm nhỏ năng động
Người ta thường nói đến Microsoft như là một công ty độc quyền lớn sẵn
sàng nuốt chửng những gì nó gặp phải trên đường tiến. Tuy nhiên, do quy mô lớn,
các công ty loại này thường kém năng động hay chậm thay đổi để thích nghi với
thị trường hơn các công ty nhỏ, dẫn tới việc các công ty lớn thường trì trệ, tăng
trưởng chậm. Còn Microsoft lại là ngoại lệ, mặc dù có quy mô khá lớn nhưng
công ty lại tăng trưởng như những công ty nhỏ. Vậy bí quyết nằm ở đâu?
Rõ ràng là nếu coi hiệu suất công việc là quan trọng thì nhóm làm việc nhỏ là
cách tổ chức tốt nhất. Các bộ phận này được quản lý bởi một trung tâm điều hành,
theo dõi sự phối hợp giữa các nhóm trong công ty mẹ. Công ty cũng cai quản các
dự án theo nghĩa trong khi từng nhóm kiểm soát công việc của mình trong dự án
thì nó cũng nằm cả trong một chiến lược lớn của công ty.
Công ty lớn của Microsoft nhưng hoạt động vẫn linh hoạt như một công ty nhỏ,
đấy chính là một bí quyết của sự tăng trưởng nhanh chóng.
6. Vào cuộc phải hết mình:
Sản xuất phần mềm là một ngành luôn phải đối mặt với một thị trường mà tính
đặc thù của nó không có ở bất cứ một thị trường nào trước đó trong lịch sử loài
người. Đó là sự cạnh tranh gay gắt mang tính sống còn hàng ngày. Một thất bại
trong lĩnh vực này có khi kéo theo sự sụp đổ của cả một công ty lớn. Lịch sử tuy
ngắn của công nghiệp phần mềm nhưng đã có không ít những thí dụ để chứng
minh điều đó.
Trong cuộc chiến khi chỉ tồn tại hai khả năng thắng-sống và thua-chết thì cách
duy nhất là phải huy động tổng lực cho trận chiến đó. Bao nhiêu công việc, toan
tính khác cần dẹp hết, "phải đánh cược cả công ty vào một trận chiến cụ thể
nào đó!". Đấy chính là điều mà trong các cuộc họp công ty hàng năm, Bill Gates
luôn nhắc đi nhắc lại không biết mệt mỏi. Như gần đây, Bill thường nói: "Chúng
ta đặt cược cả công ty vào Internet !". Đấy chính là tình huống mà xảy ra tích
"Hàn Tín qua sông đốt thuyền" trong thời kỳ Hán Sở tranh hùng ở Trung Quốc
vậy. Hai câu chuyện sau đây giúp chúng ta hiểu rõ hơn bí quyết giành chiến thắng
này của Bill Gates và Microsoft.
Microsoft thường được gọi là ngôi nhà được dựng lên từ sản phẩm MS-DOS.
MS-DOS đã từng là nguồn lợi tức chủ yếu của Microsoft trong tất cả những năm
đầu và MS-DOS đã chiếm tới 80-80% thị trường hệ điều hành cho máy PC hồi
đó. Nó được cài đặt cho mọi máy PC mới, thực tế không đòi hỏi mất công nhiều
hơn cho quảng cáo và những chi phí để phát triển cũng là tối thiểu.
Ngày nay, MS-DOS không còn được bán nữa. Bạn có thể hỏi: "Vậy công ty nào
đã lấy mất nguồn lợi nhuận căn bản này từ tay Microsoft ?" Xin trả lời "Chính
Microsoft đã chủ ý làm điều đó!". Lại hỏi: "Tại sao ngay khi sản phẩm này chiếm
được thị trường, mang lại lợi nhuận chính cho mình thì Microsoft lại bắt đầu vứt
bỏ nó?" Trả lời: "Vì Microsoft thay thế bằng một sản phẩm tốt hơn, mà trong
trường hợp này là Windows, thì một sản phẩm khác tương tự như Windows của
hãng khác tất yếu sẽ ra đời, và khi đó sự tồn tại của Microsoft sẽ chấm dứt".
Trong câu chuyện trên ta thấy, Microsoft đã luôn chủ động "giết" các sản phẩm
của mình, không bao giờ dành việc đó cho các đối thủ. Nói đúng hơn là họ
thường xuyên cải tiến hoàn thiện những sản phẩm của mình dù nó đang chiếm
lĩnh tuyệt đối thị trường, như trường hợp Word và Excel. hay thay thế hoàn toàn
một sản phẩm nào bằng một sản phẩm khác hẳn, tức là chủ động "giết" các sản
phẩm đó một khi họ thấy là cần thiết.
7. Việc hôm nay mới là quan trọng
Khẩu hiệu của công ty Microsoft thật là đơn giản: Ngày hôm nay bạn định đi
đâu? (Where do you want to go today ?) . Vâng, ngày hôm qua bạn đã tạo ra một
đơn vị kinh doanh mới, bạn tiến bước vào thị trường và chiếm lĩnh được một
phần của nó, bạn đã chi phối nó, thế rồi sao nữa? Đó là chuyện của ngày hôm
qua, điều thực sự đáng quan tâm bây giờ ở hãng chỉ là: bạn định làm gì ngày hôm
nay?
Microsoft luôn hiểu rõ những quy luật vận động khắt khe đầy những sôi động
và biến chuyển khó lường hết của thị trường và luôn trông chờ những kết quả mới
của bạn ở phía trước chứ không nhìn vào những cái bạn đã làm. Đây chính là khái
niệm đáng sợ cho mọi nhân viên vì bạn không thể dừng lại để nghỉ ngơi nhiều
được. 10 năm phục vụ tận tình chẳng có nghĩa gì cả, hàng ngày bạn phải tiếp tục
chứng minh, khẳng định giá trị của mình.
Không ai tại Microsoft tốn kém nhiều thời gian vào việc bào chữa. Nếu có vấn
đề, mọi người tập trung vào mục đích và muốn nghe về giải pháp giải quyết khó
khăn. Lời bào chữa chỉ làm chậm tiến độ giải quyết vấn đề. Tại Microsoft thành
công là thước đo duy nhất nên những lời bào chữa lầm lỗi trở thành vô nghĩa.
Vấn đề chủ chốt là cần làm gì để sửa chữa sai lầm.
Microsoft đã hấp dẫn các nhân viên bởi công ty tạo ra một môi trường làm việc
thân thiện, sôi động, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho sự tiến bộ mọi mặt và
nhất là thành công của mỗi người. Đa số mọi người đang làm tại Microsoft đều
từng là những học sinh thông minh nhất, học giỏi nhất ở trường phổ thông hay
các trường đại học. Khi rơi vào môi trường sôi động ở Microsoft, xung quanh
toàn là những người giỏi hơn, thông minh hơn, mỗi người đều cảm giác thoả mãn
vì mình có thể học tập được nhiều hơn và chính môi trường cạnh tranh chất lượng
càng giúp cho họ phấn đấu vươn lên. Họ học cách suy nghĩ mọi việc, xoay vần
xem xét nhiều mặt một vấn đề. Hàng ngày họ cố gắng nâng giới hạn khả năng của
cá nhân mình: làm cho công việc hiện tại tốt hơn, cần cù hơn, đổi mới nhiều hơn,
sáng tạo nhiều nữa. Tất cả mọi người đều giúp nhau làm cho tính tích cực của cá
nhân, tập thể trong việc đưa công việc của công ty tiến triển nhanh.
8. Thất bại là mẹ thành công
Ông cha ta thường nói: "Một lần ngã là một lần bớt dại, ai nên khôn mà chẳng
dại đôi lần!".
Đa số những công ty kinh doanh lớn đền làm việc và đánh giá nhân viên theo
phương châm: "Thành công là tốt, nhưng thất bại thì không thể chấp nhận được".
Tại Microsoft nếu thất bại là nhanh chóng thì được chấp nhận nhưng thất bại
chậm chạp thì lại không chấp nhận được. Nhưng thậm chí còn không chấp nhận
được hơn là không thất bại. Nếu người ta không bao giờ thất bại thì người ta
không thể cố gắng vươn lên. Thất bại có nghĩa là phải cố gắng làm theo một cách
khác hay làm một cái khác trước. Trong phần lớn các trường hợp, bạn sẽ tìm ra
một cách tiếp cận khác, một hệ thống khác, một giải pháp khác tốt hơn mà sẽ phải
áp dụng.
Thất bại nhanh chóng thông thường là dẫn tới việc tìm ra một giải pháp khác
thành công một cách nhanh chóng mà không đóng lại toàn bộ dự án. Phần lớn dự
án thất bại thì được coi là không thất bại vì không còn cách nào có thể làm cho
chúng đi đến thành công. Chúng ta đã đi sai đường và không ai có thể thay đổi
hướng đi một khi đã thành một điều hiển nhiên rằng con đường đó mang định
mệnh duy nhất - thất bại.
Một việc trình bày về trạng thái của dự án cho cấp quản lý cũng phải bao gồm
một điều là các nhân tố rủi ro hiện có của dự án và các rủi ro thực tế sẽ được đo
lường như thế nào? Không ai trong cấp quản lý lại có thể chấp nhận một báo cáo
trạng thái mà không có một danh sách các rủi ro được biết tới và chính yếu. Tại
Microsoft thất bại là được dự kiến, không ai đã thành công ở đó mà không có một
thất bại điển hình nào. Trong một vài trường hợp người chịu trách nhiệm cho thất
bại lại đáng được nêu gương bởi những điều họ học được từ các thất bại đó. Có
những thất bại có thể tránh được. Đôi khi kết quả của việc không có khả năng
hay là của yếu kém, điều chủ chốt là bạn hiểu tại sao các thất bại đó xuất hiện.
Tại Microsoft không có sự trừng phạt cho những thất bại không thể hiểu được.
Trên con đường đi tới thành công, bên cạnh những điều ngu dốt quá đang và có
những phần thưởng xứng đáng cho sự thành công, cho nênnhững nhân viên của
Microsoft sẽ cố gắng hết sức từ thành công này đến thành công kia mà không
phải quá e sợ về những nỗ lực đó có thể không dẫn tới thành công. Điều quan
trọng nữa là các nhân viên sẽ không phí phạm nhiều thời giờ vào các nhiệm vụ
mà không có hiệu suất, được mang nghĩa bao quát bất kỳ sự khiển trách nào về
những sai lầm dẫn đến thất bại.
Ngay lập tức sau khi mỗi dự án được hoàn tất, Microsoft cũng như nhiều công
ty kỹ nghệ cao sẽ họp tổng kết dự án. Trong các cuộc họp, người ta luận về mọi
điều đã làm, làm đúng hay sai và những điều có thể để làm tốt hơn. Mục đích
cuộc họp là để vạch ra cách thức tiến hành đó tốt hơn, ít sai lầm nhất vào lần sau.
Các bài học về sai lầm được phổ biến rộng rãi cho mọi người rút kinh nghiệm.
Thu được bài học từ những sai lầm của người khác bai giờ cũng phải trả giá thấp
nhất. Trong công ty có quy tắc bất thành văn là một tin tức xấu đều phải được
phát tán, loan báo nhanh chóng. Mọi điều thông báo chỉ có giá trị khi ta biết trước
khi chúng có thể xảy đến.
Tại Microsoft, các nhân viên không phải e sợ gì về sự bất đồng đơn giản có
lý do hợp lý đều được trông đợi và mọi người đều thực hiện điều đó. Sự sẵn sàng
tranh đấu này và việc không có bất đồng nghiêm trọng với cấp quản lý đem lại
cho các nhân viên quyền lực phi thường. Khi có sự bất đồng thì người nhân viên
phải có một lý dio hợp lệ, cụ thể hỗ trợ và phải đưa ra được giải pháp tốt hơn. ở
đây, bất đồng với thủ trưởng không phải là điều đáng sợ, mà sợ nhất là mình
không nhìn ra sai lầm của chính mình.
9. Tiết kiệm là nguyên tắc
Mặc dù là một công ty giàu có nhất thế giới, với vị chủ tịch là người giàu nhất
hành tinh và là một công ty sẵn lòng bỏ ra đến 3-4 tỷ đôla một năm cho nghiên
cứu và phát triển (R&D). Thế nhưng một điều tưởng như trái ngược là Microsoft
và Bill Gates vẫn luôn coi việc tiết kiệm là một vấn đề có tính nguyên tắc với
quan niệm tiết kiệm là trách nhiệm của công ty đối với niềm tin của các nhà đầu
tư đối với Microsoft và tiết kiệm là sự giảm bớt tối đa mọi chí phí không cần
thiết, không đem lại hiệu quả thiết thực.
Dẫu cho trong hầu bao Microsoft bao giờ cũng nặng trĩu tiền bạc nhưng người ta
lại nói đến hai vị lãnh đạo Gates và Ballmer là những nhà tỷ phú hà tiện bậc nhất:
họ thường xuyên đi máy bay trong khoang ghế hạng phổ thông! Nhiều người cho
là họ làm điều này để làm gương cho các nhân viên. Bill Gates thì không cho là
như vậy. Anh nói, anh chỉ đi bằng vé hạng hai vì thứ nhất là ghế hạng hai đủ tốt
đối với anh rồi, thứ hai vì anh quá nổi tiếng nên dù mua ghế hạng hai thì nhiều
khi anh vẫn được người ta mời lên ngồi ghế hạng nhất (!), và thứ ba là khi máy
bay vắng nằm dài trên những ghế hạng hai thoải mái hơn nhiều so với ngồi ở ghế
hạng nhất.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top