Cisco

New Member

Download miễn phí Tình hình hoạt động của Khách sạn Sài Gòn - Hà Nội





BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP 1

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHÁCH SẠN SÀI GÒN - HÀ NỘI 1

2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA KHÁCH SẠN SÀI GÒN - HÀ NỘI 2

3. CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA KHÁCH SẠN SÀI GÒN - HÀ NỘI 5

a. Nhà buồng: 5

b. Bộ phận nhà hàng. 6

c. Tiếp tân. 6

d. Bộ phận tiếp thị (Sales and Marketing) - 3 người 7

4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN SÀI GÒN - HÀ NỘI TRONG 2 NĂM QUA. 7

a. Hoạt động kinh doanh năm 1999 8

b. Hoạt động kinh doanh năm 2000 8

5. NHỮNG ƯU NHƯỢC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN SÀI GÒN - HÀ NỘI. 10

a. Những ưu điểm: 10

b. Nhược điểm 11

6. KẾT LUẬN 11

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHÁCH SẠN SÀI GÒN - HÀ NỘI
Khách sạn Sài Gòn thuộc Công ty liên doanh khách sạn Hồng Hà được thành lập theo Quyết định số 358/QĐ-TCCB ngày 28/01/1991 và Quyết định số 534/QĐ-TCCB ngày 05/04/1992 của Bộ Giao thông vận tải cho phép đổi tên khách sạn Đường Sắt 80 Lý Thường Kiệt thành khách sạn Sài Gòn và đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp giấy phép hoạt động kinh doanh từ tháng 12 năm 1992.
Từ năm 1979, khách sạn Đường Sắt 80 Lý Thường Kiệt có chức năng chính là phục vụ ăn nghỉ cho cán bộ công nhân viên toàn ngành Đường sắt về Hà Nội công tác, học tập, hội nghị.
Khách sạn nằm ở trung tâm thành phố, địa thế đẹp, hai mặt giáp phố Lý Thường Kiệt và Phan Bội Châu, đây là địa điểm lý tưởng để kinh doanh khách sạn. Ngày 19 tháng 12 năm 1990, Công ty dịch vụ du lịch Đường sắt Hà Nội đã ký hợp đồng với Công ty du lịch thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay là Tổng công ty du lịch thành phố Hồ Chí Minh) thành lập công ty liên doanh. Mục đích của liên doanh là đầu tư, tập trung nâng cấp, mở rộng quản lý khai thác khách sạn liên doanh mang tên Hồng Hà đạt tiêu chuẩn phục vụ khách trong nước và quốc tế. Thời gian liên doanh là 20 năm kể từ ngày khai trương khách sạn liên doanh. Khi hết hạn hợp đồng, tài sản cố định (trụ sở, trang thiết bị,... của liên doanh sẽ chuyển giao cho Công ty dịch vụ du lịch Đường sắt Hà Nội.
Vốn điều lệ của công ty khi thành lập là 2.549.019.000 VNĐ, trong đó:
+ Công ty Dịch vụ du lịch Đường sắt Hà Nội góp 1.300.000.000 VNĐ chiếm 51%, bao gồm toàn bộ nhà cửa, trang thiết bị, vật dụng, đồ dùng hiện có của khách sạn 80 Lý Thường Kiệt - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
+ Công ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh góp 1.249.019.000 VNĐ chiếm 49% tổng số vốn. Bao gồm tiền mặt, trang thiết bị, phương tiện máy móc, đồ dùng cần thiết nâng cấp sửa chữa và khai thác khách sạn.
Sau 14 tháng cải tạo và chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức bộ máy nhân sự, khách sạn đã đi vào hoạt động kinh doanh từ ngày 27/10/1992.
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA KHÁCH SẠN SÀI GÒN - HÀ NỘI
Là một đơn vị thành lập từ vốn góp liên doanh giữa hai công ty, cơ quan lãnh đạo cao nhất là Hội đồng quản trị, Hội đồng gồm có 5 người:
- Công ty dịch vụ du lịch Đường sắt Hà Nội : 3 người
- Công ty du lịch thành phố Hồ Chí Minh : 2 người
Nhiệm kỳ đầu, giám đốc khách sạn liên doanh là người của công ty du lịch thành phố Hồ Chí Minh, phó giám đốc là người của công ty dịch vụ du lịch Đường sắt Hà Nội. Ban giám đốc được bầu luân phiên theo nhiệm kỳ 3 năm.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA KHÁCH SẠN SÀI GÒN
Tiếp thị
Kinh doanh tiếp thị
Bếp
Nhà hàng
Kế toán
Bảo vệ
Hành chính
Kỹ thuật
Buồng
Giám đốc
Phó giám đốc
Cơ cấu tổ chức khách sạn tương đối hợp lý bởi áp dụng các mô hình khách sạn tiên tiến trong thành phố Hồ Chí Minh. Do đặc điểm của một khách sạn liên doanh, Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng thuộc hai bên đối tác cử ra do đó trách nhiệm và quyền hạn gần như nhau. Giám đốc và Phó giám đốc ngoài việc phụ trách các bộ phận như đã được giao thì Phó giám đốc phải thường xuyên báo cáo tình hình công việc mình phụ trách cho Giám đốc để Giám đốc thay mặt khách sạn báo cáo lên Hội đồng quản trị.
Mặc dù Giám đốc và Phó giám đốc được giao trách nhiệm phụ trách hai mảng bộ phận của khách sạn nhưng giữa các bộ phận cũng có mối liên hệ mật thiết trong công việc theo chức năng của từng bộ phận.
· Giám đốc: chịu trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ các hoạt động trong khách sạn, trực tiếp phụ trách bộ phận: tiếp tân, Marketing, nhà hàng, bếp và kế toán.
· Phó giám đốc: giúp việc cho giám đốc, chịu sự quản lý của giám đốc, trực tiếp phụ trách các bộ phận: bảo vệ, kỹ thuật bảo trì, hành chính nhân sự, buồng.
· Bộ phận hành chính - nhân sự:
- Làm tham mưu cho giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy kinh doanh, lao động trong khách sạn.
- Xây dựng chiến lược và công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực: xác định và đoán nhu cầu lao động cho mỗi loại công việc.
- Tạo động lực trong lao động: khuyến khích cả vật chất và tinh thần.
- Tuyển mộ và tuyển chọn nhân viên.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Đánh giá quá trình công tác và trả lương cho nhân viên.
- Thu thập ý kiến của cán bộ công nhân viên để phản ánh lên ban lãnh đạo.
- Làm bảo hiểm xã hội cho nhân viên, lo mọi thủ tục về hành chính của đơn vị.
- Chăm lo sức khoẻ cho người lao động, đảm bảo an toàn về mặt xã hội và luật pháp cho người lao động.
· Bộ phận tiếp tân: có vị trí quan trọng trong khách sạn, có trách nhiệm sắp xếp phòng khi khách đặt trước, đón tiếp và làm thủ tục khi khách đến hay rời khách sạn.
Bộ phận tiếp tân gồm có:
- Nhân viên lễ tân: đón khách, làm mọi thủ tục khi khách đến nhận phòng và hướng dẫn giải quyết các yêu cầu của khách.
- Nhân viên thu ngân: làm thủ tục đổi tiền và thu tiền của khách khi khách thanh toán rời khách sạn.
- Nhân viên tổng đài: là người trực tổng đài, có nhiệm vụ nối máy lên phòng cho khách hay ghi lại giấy nhắn khi khách không có mặt ở khách sạn.
- Nhân viên gác cửa và mang vác hành lý: có nhiệm vụ mở cửa cho khách ra vào khách sạn, không cho người lạ mặt hay khả nghi vào khách sạn, mang vác hành lý cho khách đến và rời khách sạn.
· Bộ phận buồng:
- Chịu trách nhiệm dọn dẹp và làm vệ sinh phòng ngủ của khách hàng ngày.
- Kiểm tra, kiểm soát các trang thiết bị nội thất, vật dụng vệ sinh trong các phòng dành cho khách.
- Làm vệ sinh các nơi công cộng trong toàn khách sạn.
- Ngoài ra, do khách sạn có quy mô nhỏ nên không có bộ phận giặt là: bộ phận buồng có một nhóm chuyên giặt là quần áo cho khách và đồng phục của nhân viên.
· Bộ phận kinh doanh tiếp thị: (Sales and Marketing) Nhận đặt phòng, thoả thuận giá cả phòng với khách, chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng với các công ty, hãng du lịch lữ hành gửi khách, phụ trách tuyên truyền quảng cáo.
· Khối ăn uống: bao gồm bộ phận Bếp và bộ phận Bàn:
- Bộ phận bếp: chịu trách nhiệm chế biến các món ăn theo nhu cầu của khách đúng với tiêu chuẩn định lượng đã quy định, đảm bảo các món ăn đúng tiêu chuẩn và hợp vệ sinh; tổ chức nấu và phục vụ bữa ăn giữa ca và ca đêm cho cán bộ công nhân viên.
- Bộ phận bàn: chịu trách nhiệm phục vụ món ăn, pha chế phục vụ đồ uống cho khách, đảm bảo tổ chức phục vụ khách một cách nhanh chóng, chất lượng, phong cách phục vụ tốt, đúng tiêu chuẩn và hợp vệ sinh.
· Bộ phận kế toán: thực hiện công việc chuyên môn là hạch toán mọi hoạt động kinh doanh của khách sạn, báo cáo về tình hình tài chính của khách sạn và tham mưu cho Ban giám đốc những biện pháp về mặt tài chính để phát triển hoạt động kinh doanh.
· Bộ phận bảo vệ: chịu trách nhiệm về việc bảo vệ trật tự an toàn trong khách sạn, tham mưu cho Ban giám đốc về công tác tự vệ, phòng cháy chữa cháy.
· Bộ phận kỹ thuật, bảo trì: chịu trách nhiệm về việc bảo quản, sửa chữa toàn bộ trang thiết bị trong toàn khách sạn, tham mưu ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình hoạt động của Công ty Tài chính Bưu điện Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích phương thức đấu thầu quốc tế và đánh giá tình hình hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
Y Phân tích thống kê tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Xí n Luận văn Kinh tế 0
C Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính Luận văn Kinh tế 2
D Phân tích tình hình hoạt động & xây dựng chiến lược marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT AG qua ba năm 2001-2003 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top