thienthanh202

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư và sản lượng trong nền kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn





 

I.Lí luận về Đầu tư 2

1.Khái niệm chung về Đầu tư 2

2.Khái niệm về Đầu tư phát triển 2

II.Lí luận về Sản lượng 3

1.Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross Output) 4

2.Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Procduct) 4

III.Mối quan hệ giữa Đầu tư và sản lượng 5

1.Đầu tư tác động đến sản lượng 5

1.1.Mô hình số nhân đầu tư. 5

1.2.Mô hình Harrod- Domar. 7

1.3.Các nhân tố đầu tư tác động đến sản lượng 9

1.3.1.Mô hình hàm sản xuất Cobb- Douglas - Những nhân tố tác động trực tiếp đến sản lượng 9

1.3.2.Các nhân tố tác động gián tiếp đến sản lượng – cơ sở hạ tầng 13

1.4.Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế 14

2.Sản lượng tác động đến đầu tư - Lý thuyết gia tốc đầu tư. 15

3.Tác động chuỗi 18

I.Tình hình đầu tư và tác động của nó đến sản lượng của nền kinh tế trên thế giới. 19

1.Trung Quốc 19

2. Các nước khu vực Đông Nam Á và Đông Á. 20

II.Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư và sản lượng trong nền kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn. 22

1.Mối quan hệ giữa Đầu tư và Sản lượng xét trên góc độ nền kinh tế quốc dân. 22

2.Mối quan hệ giữa Đầu tư và sản lượng trên góc độ cơ cấu ngành kinh tế quốc dân. 26

3.Mối quan hệ giữa các nhân tố đầu tư và sản lượng 29

3.1.Tác động của các nhân tố đầu vào đối với chất lượng tăng trưởng Kinh Tế Việt Nam 29

3.2.Tác động của Đầu tư tới sản lượng trong một số doanh nghiệp cụ thể 29

3.2.1.Thực trạng đầu tư khoa học công nghệ và máy móc thiết bị của ngành da giầy Việt Nam. 29

3.2.2. Thực trạng đầu tư cho nguyên vật liệu của ngành da giầy Việt Nam. 31

3.2.3.Thực trạng khôi phục cảng hàng không Chu Lai và vấn đề khai thác sử dụng. 32

3.2.4. Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam và tác động của nó tới năng suất lao động. 33

I.Các giải pháp chung 36

II.Các giải pháp phát huy hiệu quả của từng nhân tố đầu tư 37

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hợp với mục tiêu hoạt động của mình và phù hợp với các yếu tố của cơ sở hạ tầng mềm.
b.Cơ sở hạ tầng cứng
Cơ sở hạ tầng cứng bao gồm :
+ Nhà xưởng,khu chế xuất,đường xá.
+ Năng lượng, điện nước
+ Giao thông
+ Thông tin liên lạc
+ Các cơ sở hạ tầng khác: hệ thống xử lý chất thải, khí thải, hệ thống an toàn phòng cháy chữa cháy.
Nếu các doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng, đáp ứng được quy trình sản xuất, điều kiện làm việc thì năng suất lao động cao, sản phẩm sản xuất ra ngày càng tăng. Vì vậy các doanh nghiệp cần nghiên cứu lựa chọn địa điểm có đầy đủ các yếu tố cơ sở hạ tầng cần thiết cho quá trính sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng các công trình đường xá phục vụ sản xuất.
1.4.Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Như những lí luận ở trên ta đã biết tốc độ cũng như quy mô gia tăng vốn đầu tư sẽ góp phần quan trọng trong việc gia tăng sản lượng quốc dân và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế.Tuy nhiên tác động của vốn đầu tư tới sản lượng của mỗi ngành, mỗi vùng - lãnh thổ kinh tế là không giống nhau về kết quả cũng như hiệu quả do đặc điểm vốn có của mỗi ngành kinh tế cũng như điều kiện, trình độ phát triển, xuất phát điểm của mỗi lãnh thổ kinh tế là không giống nhau. Vốn đầu tư cũng như tỷ trọng vốn đầu tư cho các ngành, các vùng kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cầu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng và cũng đồng thời tác động đến tốc độ tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Có thể dễ dàng nhận thấy với cùng một lượng vốn đầu tư, khi đầu tư vào khu vực công nghiệp, dịch vụ thường cho một khối lượng gia tăng sản lượng lớn hơn và tốc độ tăng sản lượng nhanh hơn so với khi đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp do trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thường gặp phải những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học. Điều này cũng tương tự khi đầu tư vào các địa phương, vùng, lãnh thổ kinh tế có điều kiện tài nguyên thiên nhiên, địa thế, xuất phát điểm kinh tế,cơ sở hạ tầng…khác nhau. Như vậy trong điều kiện bình thường của nền kinh tế ứng với mỗi cơ cấu đầu tư sẽ có một cơ cấu sản lượng tương ứng hay có thể nói đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi quốc gia. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc hoạch định, thực hiện những chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Thông qua những chính sách tác động đến cơ cấu đầu tư, Nhà nước có thể can thiệp trực tiếp như thực hiện chính sách phân bổ vốn, kế hoạch hóa, xây dựng cơ chế quản lý đầu tư hay điều tiết gián tiếp qua các công cụ chính sách như thuế,tín dụng,lãi suất … để xác lập và định hướng một cơ cấu đầu tư dẫn dắt sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý, giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các ngành, vùng lãnh thổ, phát huy tối đa những lợi thế so sánh của những ngành mũi nhọn, những ngành thế mạnh hay những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn để làm động lực thúc đẩy các ngành, vùng lãnh thổ khác cùng phát triển. Đến lượt nó, tăng trưởng kinh tế cao kết hợp với việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ tạo nguồn vốn đầu tư dồi dào định hướng đầu tư vào các ngành hiệu quả hơn nữa.
2.Sản lượng tác động đến đầu tư - Lý thuyết gia tốc đầu tư.
Theo lý thuyết này, để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm cho trước cần có một khối lượng cụ thể vốn đầu tư hay để sản xuất cho một đơn vị đầu ra cho trước cần có một lượng vốn đầu tư nhất định.
Đầu tư tăng hay giảm phản ánh sự biến động của tổng vốn đầu tư
( k) gồm quỹ khấu hao để thay thế máy móc thiết bị đã hao mòn và bộ phận đầu tư thuần, bộ phận vốn tăng lên trong kỳ.
Mối quan hệ giữa sản lượng và vốn đầu tư được thể hiện như sau:
(1)
: vốn đầu tư tại thời điểm t
: sản lượng tại thời điểm t
x : là hệ số gia tốc đầu tư hay tỷ lệ phản ánh quan hệ giữa vốn và sản lượng =x* ( 2)
Nếu x không đổi thì quy mô sản lượng sản xuất tăng kéo theo nhu cầu về vốn đầu tư tăng và ngược lại.
Từ mô hình trên ta thấy : chi tiêu đầu tư tăng ( giảm) phụ thuộc vào nhu cầu tư liệu sản xuất. Nhu cầu tư liệu sản xuất tăng ( giảm) lại phụ thuộc vào quy mô sản phẩm cần sản xuất. Khi mô sản phẩm cần sản xuất tăng và tăng nhanh sẽ làm cho chi tiêu đầu tư tăng theo và ngược lại, sản lượng phải liên tục tăng làm cho đầu tư tăng cùng tốc độ ( hay không đổi so với năm trước). Theo lý thuyết này vốn đầu tư tăng cùng tỷ lệ với sản lượng ít nhất trong trung và dài hạn.
Nếu x không đổi thì ở kỳ trước (t-1) giữa sản lượng và đầu tư cũng có mối quan hệ tương tự tức là:
( 3)
Lấy (2) – (3) ta có:
-) (4)
trong đó:
- là đầu tư ròng và bằng - D với D là khấu hao
Do đó:
- = - = = (5)
và đầu tư ròng = (6)
Như vậy theo lý thuyết này, đầu tư ròng là một hàm số của sự gia tăng sản lượng đầu ra.
Nếu sản lượng kỳ sau tăng so với kỳ trước thì >0 , đầu tư ròng >0.
Mức tăng của đầu tư ròng phụ thuộc vào sự biến động của sản lượng. Nếu sản lượng tăng cao thì đầu tư ròng tăng càng lớn ( lớn hơn x lần).
Nếu sản lượng giảm thì đầu tư ròng giảm. Nếu sản lượng trong thời gian dài không đổi đầu tư ròng sẽ bằng 0.
= và khi =0 thì =0.
Do vậy, nếu sản lượng năm sau giảm so với năm trước hay bằng 0 thì đầu tư cũng giảm theo hay bằng 0.
Ưu và nhược điểm của lý thuyết gia tốc đầu tư
--Ưu điểm: lý thuyết gia tốc đầu tư phản ánh sự tác động của sản lượng đến đầu tư. Nếu tích không đổi trong một thời gian nào đó thì lý thuyết này là cơ sở để dự báo quy mô vốn đầu tư tại năm nào đó.
Nếu gọi và là vốn đầu tư thực hiện tại thời điểm t và t-1 , là vốn đầu tư mong muốn.
λ là một hằng số ( 0< λ < 1)
thì - = λ ( - )
Có nghĩa là sự thay đổi vốn đầu tư thực hiện giữa 2 kỳ chỉ bằng một phần của chênh lệch giữa vốn đầu tư mong muốn thời kỳ t và với vốn đầu tư thực hiện thời kỳ t-1 . Nếu λ =1 thì = và lý thuyết gia tốc đầu tư hoàn thiện sau này cũng đã đề cập đến tổng đầu tư.
Theo lý thuyết gia tốc đầu tư ban đầu thì đầu tư ròng
= - = - và theo lý thuyết gia tốc đầu tư sau này thì :
- = δ ( - ) và do đó = δ ( - )
giả sử = δ *
δ : hệ số khấu hao 0 < δ < 1 và do đó
- = - δ *= δ ( - ) hay
= δ ( - ) + δ *
là tổng đầu tư và là hàm của vốn mong muốn và vốn thực hiện.
Lý thuyết phản ánh sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến đầu tư vì khi sản lượng tăng, mức tiêu dùng tăng ít, tiết kiệm tăng cao nên đầu tư tăng.
-Nhược điểm.
Lý thuyết giả định quan hệ giữa vốn và sản lượng cố định nhưng thực tế nó luôn biến động do sự tác động của các nhân tố khác.
Mặt khác lý thuyết này xem xét đầu tư ròng ( bộ phận còn lại của vốn đầu tư sau khi đã trừ đi phần đầu tư bù cho khấu hao tài sản) chứ không phải tổng đầu tư. Theo lý thuyết này toàn bộ vốn đầu tư mong muốn đều được thực hiện ngay trong cùng một thời kỳ, điều này không đún...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
V Đánh giá hiện trạng và xây dựng giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Chợ Đầu Mối Nông Sản Thực Khoa học Tự nhiên 0
N Thực trạng về mối quan hệ với các nhà cung cấp ở Hà Nội của công ty Vinatour Luận văn Kinh tế 8
A Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sầu ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T Đánh giá thực trạng phát triển Biogas trong mối quan hệ với các ngành sản xuất trong nông thôn ở huy Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng về mối quan hệ với các nhà cung cấp ở Hà Nội của công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatour Luận văn Kinh tế 2
J Thực trạng về huy động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng vốn với khả Luận văn Kinh tế 0
W Mối quan hệ giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Thực trạng và giải Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích đánh giá thực trạng sử dụng đất trong mối quan hệ với quy hoạch nông thôn mới phục vụ quản Khoa học Tự nhiên 0
A Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập: thực trạng và giải pháp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng mối quan hệ tác động qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top