keokeohaha

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005





Phần mở đầu. 1

1. Thực trạng của Việt Nam 1

2. Sự cần thiết của kế hoạch vốn đầu tư . 1

3. Vai trò vốn đầu tư FDI ở Việt Nam. 3

Chương I. Cơ sở lý lụân và thực tiễn về kế hoạch vốn FDI. 4

1.Các khái niệm. 4

2. Các lợi ích của vốn FDI. 4

2.1. FDI bổ sung nguồn vốn trong nước. 4

2.2. FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất và công nghệ. 5

2.3. FDI với việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu. 6

2.4. FDI với việc làm và nguồn nhân lực. 7

2.5. FDI với hiệu quả kinh tế - xã hội tổng quát 8

3. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam. 9

3.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc. 9

3.2. Vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc vào việc hoàn thiện chính sánh thu hút FDI của Việt Nam. 10

Chương II thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005 14

1. Đặc điểm tình hình chung của giai đoạn 2001-2005 14

2. Kết quả thu hút vốn FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005. 16

Chương II .Các giải pháp thực hiện kế hoạch thu hút vốn FDI của Việt Nam giai đoạn 2006-2010 25

I. Kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2006-2010 25

II. Kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư hai năm 2006, 2007 và nhiệm vụ cho các năm còn lại. 26

1. Kết quả thực hiện kế hoạch thu hút vốn FDI trong năm 2006 26

2. Kết quả thu hút vốn đầu tư trong 9 tháng đầu năm 2007 29

III. Các giải pháp thu hút vốn FDI 31

1.Về mặt luật, chính sách. 31

2. Về thủ tục hành chính 32

3. Về quản lý nhà nứoc đối với hoạt động FDI 33

4. Về kết cấu hạ tầng 34

5. Vể đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư 34

IV. Kết luận 35

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ền trung và miền tây, sau khi có một loạt chính sách khuyến khích của Chinh phủ Trung Quốc.
b. Những chủ trương, chính sách, biện pháp đã áp dụng nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc
* Mở rộng địa bàn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từng bước, nhiều tầng, ra mọi hướng.
Trung Quốc đã tiến hành mở cửa từng khu vực, bắt đầu từ việc thành lập 5 lập đặc khi kinh tế, sau đó là việc mở cửa thành phố ven biển, 13 thành phố ven biên giới nhằm mở rộng thương mại và đầu tư vùng biên.
* Môi trường luật pháp.
Cho đến nay Trung Quốc đã ban hành trên 500 văn bản gồm các bộ luật và pháp quy liên quan đến thương mại và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luật pháp được xây dựng trên nguyên tắc: Bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng tập quán quốc tế.
* Tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các chủ trương, biện pháp được hướng vào cải tạo cơ sở hạ tầng, thực hiện các ưu đãi ( như ưư đãi thuế đối với khu vực đầu tư, ưu đãi thuế theo kỳ hạn kinh doanh và ưu đãi thuế trong tái đầu tư), đa dạng hoá các hình thức đầu tư và chủ đầu tư.
3.2. Vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc vào việc hoàn thiện chính sánh thu hút FDI của Việt Nam.
- Sự kiên định trong cải cách, mở cửa, sự nhất quán trong quan điểm và chiến lược phát triển kinh tế Trung Quốc đã tạo ra sự đồng bộ giữa hệ thống chính sách mở cửa hội nhập, thu hút FDI là cơ sở của một hệ thống chính sách thu hút FDI “tích cực, hợp lý, hữu hiệu” ở Trung Quốc.
Từ điều này cho thấy muốn hoạt động FDI của Việt Nam trong những năm đầu gia nhập WTO đạt hiệu quả, thì chúng ta cũng phải tiếp tục kiên định đường lối đổi mới và mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đánh giá đúng vị trí, vai trò của FDI.
- Sự thành công vượt trội của Trung Quốc trong thu hút FDI cũng xuất phát từ sự điều chỉnh chính sách linh hoạt. Đối với Việt Nam, việc gia nhập WTO đã đặt nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Chính vì vậy chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, có định hướng đầu tư thích hợp, đặt trọng tâm vào việc làm cho môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh hơn, xoá bỏ mọi ưu đãi vượt quá nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO theo hướng:
+ Tiếp tục xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên chế độ sở hữu đa dạng, phát triển kinh tế thị trường, tạo động lực và gây áp lực để tạo mọi chủ thể trong nền kinh tế không ngừng tự hoàn thiện vươn lên để có thể tham gia vào một sân chơi bình đẳng với các đối tác nước ngoài. Đối với hoạt động FDI, củng cố và hoàn thiện chế độ sở hữu đa dạng là một sự bảo đảm để khẳng định tư cách pháp lý và pháp nhân của nhà đầu tư nước ngoài thông qua quá trình luật hoá. Kinh nghiệm của Trung Quốc giúp ta nhận thức rằng, mở cửa kinh tế và thừa nhận sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế đã tạo ra năng lực sản xuất mới cho các nền kinh tế chuyển đổi.
+ Chúng ta cũng cần tiếp tục hoàn thiện các công cụ tài chính ngân hàng, công cụ tiền tệ theo hướng tham gia vào việc quản lý và bình ổn kinh tế vĩ mô.
+Tiếp tục hoàn thiện và ổn định hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư, làm cho luật pháp Việt Nam nhất quán, động bộ và phù hợp với luật pháp quốc tế, các quy định của WTO.
+Tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển sang điều tiết nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy việc xác lập thể chế thị trường là điều không thể thiếu trong mở cửa thu hút FDI.
+Chúng ta cũng cần tiếp tục cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng và dịch vụ phụ kèm cho đầu tư, nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế, vì điều này liên quan đến chất lượng của dòng vốn đầu tư, đến khả năng dung nạp FDI của nền kinh tế.
+ Trung Quốc rất thành công trong phát triển công nghệ phụ trợ và dịch vụ kèm đầu tư. Điều đó chỉ ra cho chúng ta hướng đi để tận dụng xu thế phát triển của thế giới, biến mình thành một mắt khâu trong mạng lưới sản xuất quốc tế, tham gia vào quá trình phân đoạn sản xuất; lợi dụng phân công lao động quốc tế để chuyển giao công nghệ, phát triển lực lượng sản xuất, tạo việc làm phù hợp với trình độ của lao động Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam trở thành một thị trường bổ sung cho thị trường nước lớn.
Chúng ta cần có những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chiến lược đào tạo nhân lực theo hướng đa dạng về chất lượng, đáp ứng yêu cầu ở nhiều công đoạn sản xuất từ thấp đến cao.
- Chúng ta cần tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào việc phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó đặc biệt coi trọng thu hút FDI vào vào các ngành, các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn, xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong chính sách cơ cấu thu hút FDI cũng phải chú trọng đặc điểm về trình độ của người lao động Việt Nam để có định hướng đầu tư thích hợp, tạo việc làm, khai thác lợi thế so sánh về nguồn lao động giá rẻ, kết hợp phát triển các ngành nhiều lợi thế, có tính truyền thống bản địa với các ngành công nghệ cao để có thể sử dụng nhiều tầng công nghệ. Vì vậy Nhà nước cần tạo ra môi trường để các doanh nghiệp tự do lựa chọn công nghệ, khuyến khích tạo điều kiện nhập khẩu máy móc hiện đại, lựa chọn mua bán công nghệ, đẩy mạnh công tác tư vấn và định hướng phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp. Vốn đầu tư của nhà nước nên tập trung để nâng cấp cơ sở hạ tầng tương thích cho sự thu hút FDI vào những ngành có hàm lượng cồng nghệ cao.
- Nhằm chống đỡ những rủi ro phát sinh trong quá trình hội nhập, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của FDI, chúng ta cần kết hợp chính sách kinh tế, chính sách thu hút FDI với các chính sách xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia, giữ gin bản sắc dân tộc …
- Từ kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc phát huy tinh thần dân tộc của Hoa kiều thì Việt Nam cũng cần có những chính sách ưu đãi hơn nhằm mục đích sử dụng nguồn lực từ Việt kiều có hiệu quả.
Giới lãnh đạo Trung Quốc đã xây dụng, điều chỉnh chính sách FDI một cách linh hoạt nên nó được đánh giá là hợp lý, đem lại hiệu quả cao, thể hiện ở hoạt động FDI tại Trung Quốc luôn mang lại nhiều tác động tích cực đối với nền kinh tế và mọi mặt của đời sống. Việc học tập kinh nghiệm của Trung Quốc để xây dựng, điều chỉnh chính sách thu hút FDI cho mình là việc làm rất cần thiết đối với Việt Nam. Đó cũng là cách để chúng ta khẳng định: đổi mới luôn gắn liền với mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ cơ hội mà thời đại dành cho những nước đi sau thông qua các hoạt động kinh tế đối ngoại như thương mại quốc tế và đầu tư, tham gia vào cạnh tranh quốc tế với tư cách tích cực.
Với tư cách là thành viên của WTO, Việt Nam cần có những động thái tích cực nhằm tiếp tục cải thiện môi trường, thể chế đầu tư để có thể thu hút và sử dụng...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
A chính sách thu hút FDI hàn quốc 2000 2012, thực trạng và Bài học kinh nghiệm Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng và giải pháp thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2020 Luận văn Kinh tế 2
L Thực trạng công tác thu – chi ở BHXH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn (2003 – 2008) Luận văn Kinh tế 0
V Phân tích thực trạng nguồn khách và một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách đến khách Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng thu - Chi quỹ BHXH tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ (Nam Định) Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải rắn tr Luận văn Kinh tế 0
B Vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực trạng và giải pháp trong thu Luận văn Kinh tế 0
M Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Thực trạng Luận văn Kinh tế 0
K Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả về khách du lịch trong nước và quốc tế tại khách sạ Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top