Download miễn phí Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành Nông nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp





LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Lý do lựa chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

5. Bố cục của khoá luận. 2

CHƯƠNG I

SỰ CẦN THIẾT THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 4

I. Một số lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 5

1. Khái niệm, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. 5

1.1. Khái niệm 5

1.2. Đặc điểm 5

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài 6

2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 8

II. Tính tất yếu khách quan của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 10

1. Tính tất yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thế giới hiện nay 10

2. Những lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 13

2.1. Đối với chủ đầu tư 13

Đối với nước nhận đầu tư. 14

III. Sự cần thiết thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành nông nghiệp ở Việt Nam 17

1. Vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. 17

2. Đặc điểm của ngành nông nghiệp ở Việt Nam 18

2.1. Đặc điểm chung 18

2.2. Một số đặc điểm cơ bản của ngành nông nghiệp ở Việt Nam 20

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lượng đáng kể góp phần thực hiện chương trình trồng 5 triệu ha rừng vào năm 2010 ở nước ta. Vì vậy, trong khả năng có thể, cần tạo điều kiện thuận lợi nhất là bố trí đủ diện tích đất cho các dự án trồng rừng.
d) Tiểu ngành lâm sản và chế biến lâm sản
Trong lĩnh vực này, toàn ngành có 261 dự án với vốn đăng ký là 568 triệu USD. Đây là lĩnh vực thu hút nhiều dự án FDI, chỉ sau lĩnh vực trồng trọt và chế biến nông sản thực phẩm. Phần lớn các dự án có quy mô vốn dưới 3 triệu USD/ dự án. Một số dự án có mức vốn khá lớn như công ty liên doanh Wet Xern Sin Industrial (sản xuất tăm, mành tre) là 7 triệu USD; công ty sản xuất ván ép xuất khẩu Luks –Tie (100% vốn nước ngoài) có vốn đầu tư trên 10 triệu USD.
Trong số các dự án thì khoảng 60% hoạt động bình thường, lãi suất không lớn; trên 10% hoạt động có hiệu quả. Điển hình như công ty liên doanh Scangiaviet (Malaysia) sản xuất hàng mây tre, tuy mức vốn đầu tư chỉ 350000USD nhưng doanh thu đạt trên 10 triệu USD, xuất khẩu 100% sản phẩm; công ty liên doanh Scanvifood (Nauy), chế biến gỗ đạt doanh thu 16 triệu USD.
Tuy vậy, có đến trên 25% tổng doanh nghiệp đang hoạt động khó khăn do không đủ nguyên liệu, kinh doanh thua lỗ, có doanh nghiệp phải ngừng hoạt động: xí nghiệp chế biến gỗ Nghệ An do thiếu nguyên liệu chuyển sang làm gia công cho nhà máy gỗ Vinh, công ty liên doanh Viko Thai (Thái Bình) sản xuất đồ gỗ cao cấp, sản xuất thua lỗ, đối tác nước ngoài(Hàn Quốc) bỏ về nước.
e) Tiểu ngành mía đường
Toàn ngành có 10 dự án với tổng vốn đăng ký 494 triệu USD. Các dự án sản xuất đường đều có vốn đầu tư lớn, bình quân 49,4 triệu USD/dự án. Điển hình là công ty đường Bourbon - Tây Ninh (Cộng hòa Pháp) có vốn đầu tư 111 triệu USD, công ty mía đường Việt Nam - Đài Loan có 66triệu USD, công suất 6000TMN. Sự phân bố các dự án sản xuất đường tương đối hợp lý, rải đều từ Bắc -Trung -Nam của cả nước. Tuy vậy, để đạt được mục tiêu dự án đề ra, các doanh nghiệp phải vượt qua nhiều thách thức, phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ và đảm bảo nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động. Trong các năm vừa qua, nhiều công ty mía đường lao đao vì giá đường hạ. Hơn nữa,có nhiều công ty gặp nhiều vần đề khó khăn. Ví dụ: Công ty Nagarjuna Việt Nam đã phát sinh nhiều phức tạp và tiêu cực như nông dân và các lái mía được ứng tiền trước là 14 tỷVNĐ để đầu tư trồng, chăm sóc thu gom mía cho nhà máy nhưng đã không thực hiện hợp đồng giao mía cho nhà máy; công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan cũng gặp khó khăn về nguyên liệu. Một số dự án bị rút giấy phép như: công ty TNHH đường Ninh Bình (đối tác Philipines), công ty đường Dhampur (ấn Độ); công ty công nghiệp đường Hay (BV Island).
1.3 Địa phương nhận đầu tư
Cho đến nay, phần lớn các tỉnh và thành phố đã có dự án FDI vào lĩnh vực nông nghiệp. Tuy vậy, vốn FDI vào nông nghiệp chỉ tập trung vào một số vùng kinh tế có điều kiện thuận lợi và kết cấu hạ tầng và môi trường kinh tế - xã hội.
Trong 7 vùng kinh tế, nguồn vốn FDI vào ngành nông nghiệp nước ta có sự phân bố không đều giữa các vùng, tập trung phần lớn ở miền vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Riêng hai vùng này đã chiếm tới gần 65% tổng vốn đầu tư của cả nước và 63% số dự án vào nông nghiệp. Chỉ riêng Đông Nam Bộ đã chiếm 41,8% tổng vốn đầu tư toàn ngành và 29,95 số dự án.
Sở dĩ là vì các vùng này có cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển và tương đối đồng bộ, là vùng có kinh tế phát triển cao và ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, giao thông phát triển, tập quán kinh doanh năng động, lao động dồi dào và có tay nghề cao hơn các vùng khác. Mặt khác, bộ máy hành chính cũng thông thoáng hơn nhiều.Vùng 4 là vùng có quy mô dự án lớn nhất ( trên 10 triệu USD/ dự án) tuy là ít dự án nhưng lại đứng thứ tư về số vốn đầu tư do vùng có nhiều dự án mía đường có quy mô lớn.
Về tình hình thực hiện vốn, hầu như các vùng có tỷ trọng vốn thực hiện dao động từ 40 -50% so với vốn đăng ký. Điều đáng ngạc nhiên là vùng ĐBSH đã thu hút vốn ít đầu tư, tỷ trọng vốn thực hiện lại thấp (khoảng trên 30%). Điều này là do mặc dù ĐBSH có cơ sở hạ tầng tốt, giao thông đi lại thuận tiện, điều kiện kinh tế phát triển hơn các vùng khác, đất đai phì nhiêu nhưng do là nơi tập trung dân cư quá đông, nên diện tích đất đai hạn hẹp, khan hiếm, giá đắt. Trong khi đó sản xuất nông nghiệp đòi hỏi quỹ đất lớn. Do đó các nhà đầu tư gặp khó khăn trong vấn đề đất đai, trong khâu giải toả….
1.4 Các quốc gia và lãnh thổ đầu tư trong nông nghiệp
a. Về phía nước chủ nhà
Theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam thì mọi tổ chức kinh tế có pháp nhân trong nước đều được hợp tác trực tiếp với nước ngoài. Nhưng thực tế thời gian qua chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước tham gia hợp tác kinh doanh với nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh và các xí nghiệp liên doanh đang hoạt động. Doanh nghiệp Nhà nước tham gia khoảng 95% số dự án và trên 96% số vốn đầu tư, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ không đáng kể so với tổng số vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp. Tình hình này phản ánh thực tế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay còn rất nhỏ bé, trình độ sản xuất, và năng lực quản lý kinh doanh còn yếu kém, chưa đủ khả năng tham gia hợp tác kinh doanh với nước ngoài. Vấn đề đặt ra là phải có chính sách thích hợp để khuyến khích phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. Bởi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, ngày càng đóng vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước và chính họ sẽ là đối tượng được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm để hợp tác kinh doanh.
b) Đối tác nước ngoài.
Trong giai đoạn 1988 - 9/2003 đã có 42 quốc gia, vùng, lãnh thổ tham gia đầu tư vào nông nghiệp dưới hình thức đầu tư trực tiếp nông nghiệp, dẫn đầu là các quốc gia như ở bảng dưới
Bảng 5: Các quốc gia dẫn đầu về FDI vào nông nghiệp
giai đoạn 1988 -9/2003
Tên nước
Số dự án
Vốn đầu tư
(triệu USD)
Vốn pháp định (triệu USD)
Tỷ trọng(%)
Đài Loan
244
691,0
330,2
13,5
Singapore
49
1296,5
485,8
25,4
Nhật Bản
46
212,3
135,6
4,2
Trung Quốc
40
71,6
45,5
1,4
Hàn Quốc
38
95,5
46,1
1,9
Hồng Kông
30
109,0
62
2,1
Malaysia
30
146,7
62,9
2,9
British Virgin Islands
28
354,5
164,1
6,9
Hoa Kỳ
27
153,1
51,7
3,0
Pháp
24
286,0
183,8
5,6
Thái lan
21
428
86,0
8,4
Nguồn : Bộ Kế hoạch -đầu tư
11 quốc gia đứng đầu về FDI trong nông nghiệp chiếm 75,255% tổng vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp. Trong đó, Đài Loan là quốc gia dẫn đầu về số dự án là 244 (chiếm 35% tổng số dự án), với đầu tư là 690,9 triệu USD (chiếm13,5% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ hai là Singapore có 49 dự án (chiếm 7% tổng số dự án) nhưng dẫn đầu về vốn đầu tư là 1296,5 triệu USD (chiếm 25,4% tổng số vốn đầu tư).
Qua bảng5, có thể thấy rằng Đài Loan tuy dẫn đầu về số dự án và tổng vốn đầu tư nhưng quy mô mỗi dự án lại nhỏ (2,8 triệuUSD/dự án) thấp hơn cả quy mô dự án của toàn ngành (7,7 triệu USD/ dự án); tương qu...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ 21 Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền trung Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
B Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 2
A Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công ty TNHH XD&TM Quang Minh’ Luận văn Kinh tế 0
H Các giải pháp chủ yếu thực hiện thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top