Karoly

New Member

Download miễn phí Đề tài Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ





PHẦN I 3

VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẦN QUAN TÂM KHI XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 3

I –Vai trò của hoạt động xuất khẩu 3

1-Đối với các doanh nghiệp 3

2- Đối với nhà nước: 3

II- Một số đặc điểm về thị trường Mỹ 4

1- Vai trò kinh tế của Mỹ trên trường quốc tế: 4

2 –Vài nét về chính sách thương mại Mỹ: 5

2.1- Đặc điểm của chính sách thương mại Mỹ 5

2.2 – Các công cụ chính sách thương mại: 5

2.3 – Những qui định hải quan Mỹ để xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Mỹ: 6

PHẦN II 8

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 8

I - Tiềm năng thuỷ sản và tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua. 8

1 - Tiềm năng thuỷ sản của Việt Nam: 8

2 – Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu : 8

3 - Tình hình xuất khẩu thuỷ sản từ năm 1995 trở lại đây: 10

II - Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ: 13

1- Quan hệ thương mại Việt–Mỹ kể từ khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam : 13

2 - Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ từ năm 1994 trở lại đây. 15

2.1 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ 16

2.2 Cơ cấu và chất lượng thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ: 17

3 – Hình thức xuất khẩu 18

4. Sức cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường. 19

4.1. Các lợi thế. 20

4.2. Các bất lợi: 20

III. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ. 21

1. Những thành tựu đạt được. 21

1.1. Kim ngạch xuất khẩu. 21

1.2. Hoạt động tìm kiếm thị trường: 21

1.3. Đầu tư cho công nghệ chế biến: 22

2. Hạn chế. 23

2.1. Về thị phần: 23

2.2. Về chất lượng: 23

2.3. Về vốn đầu tư. 23

2.4. Khả năng cạnh tranh: 24

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


trồng thuỷ sản là một lĩnh vực quan trọng trong khi sản lượng khai thác hải sản biển đã gần đến giới hạn cho phép thì diện tích nuôi trồng còn có khả năng mở rộng về diện tích và khả năng thâm canh. Nuôi trồng có thể chủ động trong vụ mùa, cơ cấu sản phẩm để khâu chế biến chủ động tìm nguồm tiêu thụ. Nuôi trồng thuỷ sản tạo ra nguồn nguyên liệu xuất khẩu lớn và ổn định cho ngành chế biến thuỷ sản xuất khảu, chủ động chọn lựa những sản phẩm có nhu cầu lớn để đầu tư nuôi như tôm, cá ba ba, cá bống tượng, cá chép...
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện nay mới chỉ khai thác được hơn 1/3 diện tích mặt nước có thể nuôi trồng.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản qua một số năm:
Năm 1990: 491723 ha
Năm 1995: 575000 ha
Năm 1999: 640000 ha
Nguồn:TBKTVN số75năm1999 và số122 năm2000.
Với diện tích nuôi trồng ngày càng được mở rộng, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ngày càng tăng. Sản lượng nuôi trồng năm 1999 đã đạt 600 nghìn tấn tăng 30,4 % so với năm 1998 với chủng loại nuôi trồng cũng rất đa dạng từ cá nước ngọt, cá biển, tôm, nhuyễn thể.Trong đó nghề nuôi tôm đã trở thành nghề sản xuất chính đem lại thu nhập cao cho nông, ngư dân ven biển và là nguồn xuất khẩu thu ngoại tệ lớn. Năm 1997 tỷ trọng nuôi tôm xuất khẩu đã chiếm 62% sản lượng và 68% giá trị xuất khẩu của ngành.
Tuy nhiên, việc tăng sản lượng chủ yếu là nhờ tăng diện tích, năng xuất nuôi trồng còn thấp được phát triển tự phát, thiếu qui hoạch đã dẫn đến nguy cơ huỷ hoại môi trường tự nhiên. Do đó Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng năng xuất cao và bền vững nhằm tạo nguyên liệu chủ yếu và ổn định cho xuất khẩu. Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kì 1999-2010 đã được chính phủ phê duyệt với tổng vốn đầu tư là 40.204 tỷ đồng. Theo đó sẽ đẩy mạnh và qui hoạch lại nuôi trồng thuỷ sản gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, phòng chống dịch bệnh. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nuôi trồng thuỷ sản trên cơ sở đảm bảo cung cấp giống đủ về số lượng, chất lượng đảm bảo thức ăn công nghiệp cho nuôi trồng, nâng cấp các nhà máy chế biến và xuất khẩu để giải quyết thị trường tiêu thụ sản phẩm.
3 - Tình hình xuất khẩu thuỷ sản từ năm 1995 trở lại đây:
Trong những năm gần đây xuất khẩu thuỷ sản đã có sự phát triển mạnh mẽ đóng vai trò đòn bẩy thúc đẩy ngành thuỷ sản phát triển giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng lên từ 550 triệu USD lên 979 triệu USD năm 1999, đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản thời kì 1995 – 1999.
Đơn vị: triệu USD
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
Kim ngạch XK-TS
550
670
776
850
979
Tổng kim ngạch XK
5448.9
7255.9
9185
9362
11540
Tỉ trọng
10.09%
9.2%
8.4%
9.5%
8.4%
Nguồn: Bộ thuỷ sản
Với kim ngạch 979 triệu USD năm 1999 thuỷ sản đã vươn lên đứng thứ năm trong số các mặt hàng xuất khẩu cuả Việt Nam, đứng sau dầu thô 2017 triệu USD, dệt may 1682 triệu USD, giày dép 1406 triệu USD, gạo 1035 triệu USD.
Theo thống kê của FAO hiện nay Việt Nam là 1 trong số 20 nước có sản lượng đánh bắt thuỷ sản lớn và đứng trong hàng ngũ 25 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới. Trong khu vực Việt Nam đứng thứ tư về sản lựơng sau Thái Lan, Inđônêxia, Malayxia và cũng đứng thứ tư về giá trị xuất khẩu sau Thái Lan, Inđonêxia và Singapo.
Sự nỗ lực trong tăng cường và mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng nay. Theo báo cáo của Bộ thuỷ sản thì Việt Nam từ chỗ chỉ xuất khẩu qua 2 thị trường trung gian là Hồng Kông và Singapo thì hiện nay đã xuất khẩu sang 49 nước với 5 thị trường chính là Nhật, Mỹ, EU, Trung Quốc và khu vực Đông Nam á. Thị trường Nhật Bản trong những năm đầu của thập kỉ 90 chiếm từ 65- 75 % tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản song do sự biến động trong khu vực và đồng yên mất giá nên thị trường này đã giảm xuống mặc dầu vậy cho đến năm 1999 đay vẫn là thị trường lớn nhất chiếm 40,7 %, với kim ngạch xuất khẩu 381.3 triệu USD. Đứng sau Nhật Bản là Mỹ thị trường này đang được cải thiện từ 5,9% năm 1997 lên 13,2 % năm 1999 đạt giá trị 130 triệu USD. Tiếp đến là thị trường EU chiếm tỷ trọng 10 % và 9,65% tương ứng với năm 1998, 1999 ngoài ra, ta còn có các thị trường khác như Trung Quốc, Hồng Kông, H àn Quốc …
Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh còn nhờ vào tăng khối lượng, chủng loại hàng hoá và tăng tỷ lệ hàng chế biến. Ban đầu chủ yếu là xuất khẩu tôm dưới dạng tươi, ướp đá trong lồ, xuất khẩu sang mạn tầu. Sau đó chuyển sang xuất khẩu dưới dạng đông lạnh với khoảng 5-7 chủng loại. Hiện nay đã có trên 100 mặt hàng thuỷ đặc sản với cơ cấu khoảng 70% khối lượng xuất khẩu dưới dạng thô, sơ chế, 30% thuỷ sản chế biến sâu, riêng thuỷ sản đông lạnh có 80 chủng loại hàng khác nhau. Nhờ hoạt động chế biến sâu bước đầu một số loại thuỷ sản Việt Nam như tôm sú hấp, tôm hùm luộc mực file… đã bán trực tiếp tới siêu thị nước ngoài (thường mang nhãn hiệu nươc ngoài). Tỷ lệ sản lượng nuôi trồng tham gia xuất khẩu so với sản lượng đánh bắt đã tăng dần hàng năm. trước đây xuất khẩu chủ yếu là thuỷ sản đánh bắt thì đến nay nó đã chiếm hơn 51% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản .
Bảng 2: Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chính .
Đơn vị tính: %
STT
Năm
Mặt hàng
1998
1999
1
Hàng khô
7
5
2
Cá đông lạnh
10
8
3
Tôm đông lạnh
59
35
4
Nhuyễn thể đông lạnh
11
9
5
Các loại khác
13
43
Tổng số
100
100
Nguồn: Bộ thuỷ sản.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy thị trường xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam còn chưa ổn định, chủng loại sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu còn cùng kiệt nàn chủ yếu là tôm, mực đông lạnh sơ chế, tỉ lệ sản phẩm có giá trị cao còn ít, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế còn hạn chế, chưa phù hợp với yêu cầu của các nước nhập khẩu lớn. Do đó, mặc dù giá sản phẩm thấp chỉ bằng 70% mức giá sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Indonexia nhưng vẫn không đủ sức cạnh tranh. Thêm vào đó chúng ta lại chưa đẩy mạnh được xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường chính mà chủ yếu vẫn phải tái xuất qua trung gian môi giới và các trung tâm tái xuất như Singapo, Hongkong, chưa đủ khả năng bán hàng theo giá CIF, chưa sử dụng được hình thức đại lý bán hàng thuỷ sản ở các nước tiêu thụ lớn như Nhật Bản, EU… cho đến nay chúng ta vẫn thiếu một kế hoạch và chương trình tổng thể xúc tiến bán hàng thuỷ sản Việt Nam ở nước ngoài. Mặc dù có tiến hành một số hoạt động xúc tiến như: tham gia các hội chợ thương mại, cử các đoàn cán bộ đi khảo sát ở nước ngoài nhưng nhìn chung những hoạt động này còn mang tính tự phát và chưa có thể coi là hoạt động xúc tiến xuất khẩu thực sự nên xét về mặt mục tiêu lên kế hoạch, áp dụng các hoạt động xúc tiến và đánh giá kết quả của hoạt động này.
II - Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ:
1- Quan hệ thương mại Việt–Mỹ kể từ khi...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp sử dụng các dạng năng lượng mới trong tương lai Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp để quản lý cầu dịch vụ ăn uống trong các nhà hàng bình dân trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 1
D Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập Sinh học Luận văn Sư phạm 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top