Daryl

New Member

Download miễn phí Đề tài Nhận thức chung về thương hiệu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay





MỤC LỤC

 A.MỞ ĐẦU

B. NỘI DUNG

 I. Nhận thức chung về thương hiệu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

1.Khái niệm chung về thương hiệu.

 a. Thương hiệu lịch sử và khái niệm.b. Cơ cấu một thương hiệu.

 2. Giá trị thương hiệu.

 3. Xây dựng thương hiệu.

II. Vấn đề thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế.

 1.Thực trạng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

 a. Những thành tựu.

 b. Những hạn chế.

 c. Cà phê Trung Nguyên xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu.

 2. Biện pháp bảo vệ và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam.

a. Nâng cao nhận thức về thương hiệu.

b. Tổ chức xây dựng và đăng ký thương hiệu.

c. Các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu.

d. Quảng bá thương hiệu.

C. KẾT LUẬN.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


A : mở đầu
Gần đây, một vấn đề nổi lên trong đời sống thương mại của ta, được xã hội chú ý là Thương hiệu. Từ sau những vụ kiện quốc tế, như vụ tranh chấp về thương hiệu cá Ba Sa với Mỹ, nhãn hiệu bật lửa với EU Thì giờ đây vấn đề thương hiệu đã được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn. Các sản phẩm Made in Việt Nam đã có thể tự hào cất lên tiếng nói của mình trên thị trường, các công ty của chúng ta đã có thể cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ đạt yêu cầu chất lượng cũng như thoả mãn các nhu cầu sâu xa hơn
Các nhà kinh tế của chúng ta quan niệm rằng hàng hoá xuất khẩu có thương hiệu là vị sứ giả, nhà ngoại giao kinh tế của một đất nước. Từ sản phẩm hàng hoá mà thế giới sẽ biết nhiều hơn đến nước đó. Từ quan niệm trên ta có thể nhận thấy thương hiệu có vai trò, vị trí rất quan trọng đối với hàng hoá.
Với mong muốn được tìm hiểu rõ hơn về thương hiệu ở Việt Nam. Nên trong bài tiểu luận của mình em xin được đi vào phân tích .Vấn đề thương hiệu Việt Nam trên thị trường Quốc tế .
Bài viết của em sẽ gồm 2 phần chính sau:
I. Nhận thức chung về thương hiệu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
II. Vấn đề thương hiệu Việt Nam trên thị trường Quốc Tế.
Đề tài về thương hiệu là một đề tài khá rộng lớn. Với lượng kiến thức hạn hẹp của mình bài viết của em sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, sửa chữa của các thầy cô giáo.
B : NộI dung
I. Nhận thức chung về thương hiệu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay :
1) Khái niệm chung về thương hiệu:
a) Thương hiệu lịch sử và khái niệm:
Từ thương hiệu ( Brand ) có nguồn gốc từ chữ Brandr theo tiếng Aixơlen cổ nghĩa là đóng dấu, xuất phát từ thới xa xưa, khi những chủ trang trại chăn nuôi muốn phân biệt đàn cừu của mình với những đàn cừu khác, họ đã dùng một con dấu bằng sắt nung đỏ đóng lên lưng từng con cừu, thông qua đó khẳng định giá trị hàng hoá và quyền sở hữu của mình.Như thế thương hiệu xuất hiện từ nhu cầu tạo sự khác biệt cho sản phẩm của nhà sản xuất.
Hiện nay trong các văn bản pháp lý của Việt Nam không có định nghĩa về thương hiệu. Tuy nhiên thương hiệu không phải là một đối tượng mới trong sở hữu trí tuệ, mà là một thuật ngữ phổ biến trong marketing thường được người ta sử dụng khi đề cập tới
+Nhãn hiệu hàng hoá ( thương hiệu sản phẩm )
+Tên thương mại của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh
+Các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ : Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ, hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một ( hay một nhóm ) người bán và phân biệt các sản phẩm ( dịch vụ ) đó với các đối thủ cạnh tranh.
Có thể nói, thương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài, tạo ra ấn tượng, thể hiện cái bên trong (cho sản phẩm hay doanh nghiệp). Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Nói cách khác thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp.
b) Cơ cấu một thương hiệu:
Một thương hiệu được cấu thành từ một hỗn hợp các thành phần:
+Tên nhãn hiệu : Tên nhãn hiệu được tạo thành từ sự kết hợp của từ ngữ hay chữ cái có khả năng phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khác,
+Logo : Logo là thành tố đồ hoạ của nhãn hiệu sản phẩm.
+Tính cách nhãn hiệu :Tính cách nhãn hiệu thường mang đậm ý nghĩa văn hoá và giàu trí tượng hình .
+ Khẩu hiệu :là đoạn văn ngắn truyền đạt thông tin mô tả hay thuyết phục về nhãn hiệu theo một cách nào đó.
+ Đoạn nhạc : đoạn nhạc được viết riêng cho nhãn hiệu do những sọan giả nổi tiếng thực hiện.
+Bao bì : Bao bì được coi là một trong những liên hệ phát triển nhất của nhãn hiệu.
+Yếu tố tiếp theo : màu sắc, kích thước, công cụ đặc biệt của bao bì
Ngày nay người ta cho rằng bất kỳ một đặc trưng nào của sản phẩm tác đông vào giác quan của người khác cũng có thể coi là một phần của thương hiệu.
2) Giá trị thương hiệu:
Thương hiệu đơn giản chỉ là cái tên nhưng giá trị của nó lại là vô cùng. Thương hiệu được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Khi định giá tài sản một doanh nghiệp, thương hiệu là một yếu tố không thể bỏ qua. Ví dụ :" Hãng Netsle khi mua lại công ty Rowntree đã chấp nhận tới 83% chi phí dành cho thương hiệu . Vậy ngân sách dành cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu là một dạng đầu tư có lợi nhất.
Một số tác dụng của thương hiệu trong cạnh tranh:
- Làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng, yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm.
- Tạo lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, giúp bảo vệ người bán chống lại những đối thủ cạnh tranh, giảm chi phí marketing.
- Dễ thu hút khách hàng mới.
- Giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn.
- Tạo thuận lợi khi tìm thị trường mới.
- Nhãn hiệu tốt giúp tạo dựng hình ảnh công ty, thu hút vốn đầu tư,
-Giúp việc triển khai tiếp thị, khuyếch trương nhãn hiệu dễ dàng hơn.
- Uy tín cao của nhãn hiệu sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp,giúp doanh nghiệp có điều kiện phòng thủ, chống lại sự cạnh tranh quyết liệt về giá.
- Nhãn hiệu thương mại của người bán khi đã đăng ký baohàm sự bảo hộ của pháp luật đối với những tính chất độc đáo của sản phẩm trước những sản phẩm bị đối thủ cạnh tranh nhái theo.
3) Xây dựng thương hiệu:
- Các nguyên tắc xây dựng thương hiệu: tuỳ từng trường hợp vào thị trường mục tiêu, chiến lược, vị thế cạnh tranh và các yếu tố môi trường tiếp thị doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Để có được một thương hiệu tốt các doanh nghiệp kinh doanh cần chú ý tới 5 bước sau trong quá trình xây dựng thương hiệu:
+Kiên trì, tập trung trong xây dựng hình ảnh và thương hiệu như đã hứa hẹn với khách hàng.
+Cử quản trị viên cấp cao, có kinh nghiệm và tâm huyết theo dõi công việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.
+Mọi nhân viên, kể cả những người đảm nhiệm các việc tầm thường nhất đều phải tham gia thực hiện chiến dịch xây dựng hình ảnh và thương hiệu.
+Đảm bảo nội dung quảng cáo phù hợp với cam kết của thương hiệu được giới thiệu.
+Theo từng thời hạn, ngưng chiến dịch để rà soát toàn bộ kế hoạch, nhận định hiệu quả, phát hiện các thiếu sót, chỉnh sủa các khiếm khuyết.
Và phải đảm bảo 5 yêu cầu về kỹ thuật như thương hiệu dễ nhớ - ý nghĩa - tính dễ bảo hộ tính dễ thích ứng tính dễ phát triển, khuếch trương.
II. Vấn đề thương hiệu Việt Nam trên thị trường Quốc Tế:
1, Thực trạng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
a, Những thành tựu:
ở Việt Nam, sau nhiều năm chiến tranh, sau thời kỳ phục hưng kinh tế, việc xây dựng t...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top