nonlimit

New Member

Download miễn phí Tình hình hoạt động tại Cục Bảo vệ môi trường





Lời mở đầu 1

Phần 1: Những nét khái quát về Cục Bảo vệ môi trường 2

I.Lịch sử ra đời và phát triển của Cục Bảo vệ môi trường . 2

I.1.Quá trình ra đời 2

I.2.Những sự kiện đáng nhớ. 2

II.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bảo vệ môi trường. 4

II.1.Vị trí và chức năng. 4

II.2.Nhiệm vụ và quyền hạn. 4

III.Cơ cấu tổ chức của Cục 5

Phần 2: Thực trạng những vấn đề môi trường nổi cộm của Việt Nam 7

I. Hiện trạng một số vấn đề cần quan tâm của môi trường Việt Nam 7

I.1. Môi trường đất 7

I.1.1.Tài nguyên đất và sử dụng 7

I.1.2.Thoái hoá đất 8

I.2. Hiện trạng rừng 10

I.2.1.Tầm quan trọng của tài nguyên rừng 10

I.2.2. Hiện trạng rừng ở nước ta. 10

II. Phát triển kinh tế xã hội tác động mạnh tới môi trường 12

II.1.Phát triển đô thị và môi trường. 12

II.1.1.Những hạn chế trong phát triển đô thị 12

II.1.2. Ô nhiễm chất thải rắn và vệ sinh môi trường đô thị 14

II.2. Ảnh hưởng của phát triển công nghiệp đến môi trường 15

II.2.1. Hiện trạng và diễn biến môi trường của các khu khai thác mỏ 16

II.2.2. Chất thải công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại 17

II.3. Giao thông vận tải với ô nhiễm môi trường 18

II.3.1. Hiện trạng và diễn biến môi trường liên quan đến GTVT 18

II.3.2. Những vẫn đề gay cấn về môi trường trong phát triển GTVT ở Việt Nam 20

II.4. Hoạt động của ngành năng lượng tác động đến môi trường. 22

II.4.1. Tổng quan về ngành năng lượng 22

II.4.2. Ảnh hưởng của ngành năng lượng tới môi trường 22

Phần 3: Chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường 25

I. Khắc phục hiện trạng những vấn đề môi trường nổi cộm của Việt Nam 25

I.1. Môi trường đất 25

I.2. Các khu rừng 27

II. Chính sách phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường 29

II.1. Chính sách phát triển đô thị 29

II.2. Hướng phát triển ngành công nghiệp 30

II.3. Khắc phục hậu quả của ngành GTVT 31

II.4. Chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường trong ngành năng lượng 33

Kết luận: 36

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ững hạn chế về khai thác gỗ và thu hái củi từ các rừng quốc gia. Dân chúng mặc nhiên lấy gỗ củi gia dụng từ các khu rừng bất chấp lệnh cấm đoán nào đó. Thậm chí lá cây và các chất hữu cơ khác cũng đều được dùng làm chất đốt. Ngược lại hẳn với tình trạng trên, tại một số tỉnh nhiều rừng phía Nam ( Sông Bé, Lâm Đồng ) thì có khi một số gỗ cây và củi thường bị coi là phế liệu tại rừng cho thối mục vì lý do là chúng không có thị trường tiêu thụ.
II> Phát triển kinh tế - xã hội tác động mạnh tới môi trường
II.1> Phát triển đô thị và môi trường
II.1.1> Những hạn chế trong phát triển đô thị
Quy hoạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị ở hầu hết các đô thị ở Việt Nam đều chậm hơn so với tốc độ phát triển kinh tế xã hội đô thị, đều chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, đặc biệt là tình trạng yếu kém và lạc hậu của hệ thống cấp thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống giao thông. Tình trạng ô nhiễm môi trường và phá vỡ cân băng sinh thái đô thị và cảnh quan thiên nhiên đang là mối lo ngại chung.
Chưa lồng ghép quy hoạch bảo vệ môi trường với quy hoạch đô thị. Trong quá trình đô thị hoá thường xảy ra một vấn đề gay cần về môi trường là nhiều nhà máy gây ô nhiễm về môi trường nặng trước đây nằm ở ngoại thành nay đã lọt vào các khu đô thị hoá với dân cư đông đúc. Vì vậy cần xử lý triệt để ô nhiễm của các nhà máy này. Nhìn chung việc này còn gặp rất nhiều khó khăn khách quan và chủ quan, tiến trình thực hiện rất chậm.
Việc mở rộng không gian đô thị sẽ dẫn tới chiếm dụng đất nông nghiệp và các đất khác để phục vụ xây dựng đô thị, ảnh hưởng tới vấn đề an toàn lương thực quốc gia nói chung và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân ngoại thành nói riêng. Đô thị hoá sẽ dẫn tới tài nguyên đất bị khai thác triệt để, tỷ lệ diện tích cây xanh và mặt nước trong đô thị bị giảm, bề mặt đất thấm nước, thoát nước bị suy giảm dẫn tới tình trạng ngập úng ở nội thành cũng như ngoại thành vào mùa mưa.
Dân số đô thị tăng nhanh thường gây ra quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, dân tăng cùng với mức sống nâng cao sẽ làm tăng các chất thải từ sinh hoạt và dịch vụ đô thị. Đặc biệt làm tăng nước thải và rác thải, vệ sinh môi trường suy giảm làm tăng nhu cầu khai thác tài nguyên nước, làm suy giảm nguồn tài nguyên nước.
Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp tăng trưởng sẽ phát sinh nhiều chất thải ô nhiễm môi trường trong đó tỷ lệ chất thải nguy hiểm và độc hại sẽ tăng lên.
Phát triển đô thị sẽ làm bùng nổ phương tiện giao thông cơ giới trong đô thị, thải ra nhiều bụi, khí độc hại và tiếng ồn, sẽ gây ra ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm môi trường tiếng ồn trầm trọng đối với đô thị.
Đô thị hoá sẽ làm tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị làm tăng sức ép về nhà ở và vệ sinh môi trường đô thị. Một số dân di cư không tìm được việc làm và chỗ ở ổn định, cùng với một số người cùng kiệt đô thị đã lấn chiếm đất công vô chủ, tạo thành các "xóm liều", "xóm bụi", làm một điều rất nhức nhối hiện nay.
Các thách thức đối với môi trường rất lớn nếu không có "đáp ứng" kịp thời và tương xứng thì có thể dẫn tới môi trường ở đô thị ngày càng bị ô nhiễm phát triển đô thị sẽ không bền vững.
II.1.2> Ô nhiễm chất thải rắn và vệ sinh môi trường đô thị
Ô nhiễm chất thải rắn đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh và tỷ lệ thu gom ở nước ta từ năm 1997 đến 1999 (cho ở bảng sau)
Bảng1: Lượng chất thải rắn tạo thành và tỷ lệ thu gom trên toàn quốc
Loại chất thải
Lượng phát sinh (tấn/ngày)
Tỷ lệ thu gom (%)
1997
1998
1999
1997
1998
1999
Chất thải sinh hoạt
14525
16558
18879
55
68
75
Bùn, cặn cống
822
920
1049
90
92
92
Phế thải xây dựng
1798
2049
2336
55
65
65
Chất thải y tế nguy hại
240
252
277
75
75
75
Chất thải công nghiệp nguy hại
1930
2200
2508
48
50
60
Tổng cộng
19315
21979
25049
56
70
73
Hiện nay khả năng thu gom chất thải rắn còn rất thấp so với yêu cầu đặt ra tuy vậy tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị ngày một tăng.
Bảng2: Tỷ lệ thu gom chất thải ở một số thành phố
Thành phố
Tỷ lệ thu gom 1997- 1998 (%)
Tỷ lệ thu gom 1999-2000 (%)
Hà Nội
60 - 70
75 - 80
Tp Hồ Chí Minh
70 -75
75 - 80
Hải Phòng
64
70 - 75
Đà Nẵng
66
72
Biên Hoà
30 - 40
50 - 60
Vũng Tầu
70
75
ở nhiều thị xã tỷ lệ thu gom chất thải rắn trung bình chỉ đạt từ 20-40%, thậm chí có một số thị xã và nhiều thị trấn nhỏ chưa có tổ chức thu gom chất thải rắn và chưa có bãi đổ rác chung cho cả đô thị.
Biện pháp xử lý chất thải rắn đô thị hiện nay chủ yếu là chôn lấp nhưng chưa có bãi chôn lấp nào đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Một đối tượng được quan tâm nhiều trong thời gian qua là thu gom và xử lý chất thải độc hại của bệnh viện. ậ thành phố Hà nội đã đầu tư xây dựng xong xưởng đốt chất thải rắn bệnh viện tại Tây Mỗ với công suất là 4,8 tấn/ngày. ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang cũng đã có lò đốt chất thải rắn dùng chung cho các bệnh viện nhưng với công nghệ chưa hoàn toàn đạt yêu cầu vệ sinh còn lại ở hầu hết các bệnh viện ở các địa phương khác đều chưa có biện pháp xử lý triệt để chất thải độc hại này. Lượng rác thải nguy hại phát sinh hàng ngày từ các cơ sở y tế ở nước ta ước tính từ 50 - 70 tấn/ngày(chiếm 22% tổng rác thải y tế phát sinh).
Nói chung chất thải rắn nếu không được thu gom và xử lý đúng theo quy trình công nghệ sẽ gây nên ô nhiễm nặng nề và ảnh hưởng tới môi trường sống của con người.
II.2> ảnh hưởng của phát triển công nghiệp đến môi trường
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thì phát triển công nghiệp hết sức đề cao, là động lực để thúc đẩy các ngành khác phát triển. Tỷ lệ công nghiệp chiếm trong GDP ngày càng tăng. Năm 1995 tỷ lệ này là 28,7% năm 2000 là 36,7% và năm 2002 tăng lên 38,5%, mục tiêu đến năm 2010 là 42 - 43%.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng như gia tăng mức độ ô nhiễm, các đô thị và khu công nghiệp (KCN), suy giảm tài nguyên thiên nhiên tới mức báo động (do công nghiệp là ngành tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu hoá thạch nhiều nhất ở Việt Nam và thải ra các chất độc hại như SO2 , NO2, CO, CO2 v.v... và bụi). Việc tập trung phát triển các cơ sở công nghiệp nặng có thể gây ra những thảm hoạ môi trường nghiêm trọng cho các địa phương và các mối đe doạ môi trường toàn cầu như: sự nóng lên toàn cầu, suy giảm ôzôn ở tầng bình lưu. Công nghiệp hoá với tốc độ nhanh sẽ gây áp lực mạnh mẽ đối với tài nguyên trước hết là tài nguyên đất, nước, không khí, khoáng sản và tài nguyên rừng. Đồng thời ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, hậu quả của ô nhiễm là vô cùng lớn, khắc phục những ô nhiễm môi trường xảy ra rất phức tạp lâu dài và chi phí lớn.
II.2.1>Hiện trạng và diễn biến môi trường của các khu khai thác mỏ.
Bên cạnh nhưng mặt tích cực, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản đã gây nên nh

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình hoạt động của Công ty Tài chính Bưu điện Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích phương thức đấu thầu quốc tế và đánh giá tình hình hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
Y Phân tích thống kê tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Xí n Luận văn Kinh tế 0
C Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính Luận văn Kinh tế 2
D Phân tích tình hình hoạt động & xây dựng chiến lược marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT AG qua ba năm 2001-2003 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top