Download miễn phí Đề tài Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hanartex





Phần I: Lời nói đầu 1

Phần II: Nội dung 3

Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Hà Nội (HANARTEX) 3

I. Quá trình hình thành và phát triển Công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Hà Nội (HANARTEX)

1. Giai đoạn 1981-1990 4

2. Giai đoạn 1991-1996 4

3. Giai đoạn 1997-1999 4

4. Giai đoạn 2000 đến nay 5

II. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty HANARTEX 5

1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 5

2. Quyền hạn của Công ty HANARTEX 6

III. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty 7

1. Sơ đồ bộ máy công ty 7

2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty HANARTEX 8

2.1. Ban giám đốc 8

2.2. Các bộ phận quản lý 9

2.3. Các bộ phận kinh doanh 9

2.4. Các chi nhánh 10

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Hà Nội (HANARTEX) 11

I. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong những năm gần đây 11

1.1. Về nguyên vật liệu 11

1.2. Về sản xuất 11

1.3. Về tiêu dùng 12

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


năm 1996, hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn nằm trong tình thế bế tắc, liên tục có những thương vụ bị thua lỗ, dẫn đến tình trạng khủng hoảng công nợ và thâm hụt thu chi. Năm 1994, lỗ luỹ kế của Công ty là 18 tỷ VNĐ, khoanh nợ 22 tỷ đồng và nợ phải thu khó đòi là 16 tỷ đồng. Đến năm 1995-1996 Công ty vẫn rơi vào tình trạng khủng hoảng và mắc nợ.
Kể từ năm 1997-1998 trở lại đây, tình hình Công ty đã có sự khởi sắc, hoạt động sản xuất kinh doanh đã đi vào thế ổn định. Đặc biệt năm 2000 tổng doanh thu của Công ty đã đạt trên 600 tỷ đồng và năm 2001 là trên 700 tỷ đồng, năm 2002 là gần 1000 tỷ đồng, năm 2003 là 1200 tỷ. Bên cạnh đó Công ty còn xoá được nợ ngân hàng Công thương là 19,563 triệu đồng, lãi treo ngân hàng Đầu tư và phát triển là 632 triệu, thuế vốn 757 triệu và giải quyết nợ khó đòi được 19,600 triệu đồng. Ta có thể xem một số các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của Công ty qua bảng sau đây:
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Hanartex
(Nguồn: Tài liệu nội bộ của Công ty)
Các chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
2002/2003
2002/2001
ST
TL (%)
ST
TL (%)
Tổng doanh thu
Trđ
521.652
713.792
968.950
192.140
36,83%
255.158
35.75%
Kim ngạch XNK
Xuất khẩu
Nhập khẩu
USD
7.943.817
6.902.802
6.704.923
-1.041.015
-13,10%
-197.879
-2.87%
USD
3.772.475
4.671.675
5.625.630
899.200
23,84%
953.955
20.42%
USD
4.171.342
2.231.127
2.079.293
-1.940.215
-46,51%
-1.940.215
-86.96%
Nộp NSNN
Trđ
55.000
75.000
92.000
20.000
36,36%
17.000
22.67%
Lợi nhuận sau thuế
Trđ
150
215
200
65
43,33%
-15
-6.98%
Tiền lương
đ
735.500
906500
1.100.000
171.000
23,25%
193.500
21.35%
Qua bảng số liệu ở trên ta thấy tổng doanh thu 3 năm gần đây liên tục tăng với tỷ lệ khá cao: năm 2002 tổng doanh thu tăng 36.83% so với năm 2001 tương đương hơn 142 tỷ đồng; năm 2003 tăng 35.75% so với năm 2002 (tương đương với 255 tỷ đồng).
Về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục bị giảm. Đó là do kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh: năm 2001 giảm 140.215 USD (tương đương với 46.51%) so với năm 2000 và năm 2002 tiếp tục giảm 1.940.215 USD (=86.96%). Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu thì gia tăng khá mạnh: 899.200 USD (=23.84%) từ năm 2000 đến 2001 và năm 2002 tăng 953.955 USD (=20.42%) so với năm 2001. Ta sẽ phân tích kỹ hơn về sự biến động kim ngạch xuất khẩu ở phần sau để thấy rõ thực trạng hoạt động của Công ty.
Về lợi nhuận: Trong ba năm này hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty luôn đem lại lợi nhuận cho công ty. So với sự tăng trưởng doanh thu thì mức tăng trưởng về lợi nhuận có vẻ như chưa cân đối. Doanh thu năm 2001 tăng lên 36.83% so với năm 2000 thì lợi nhuận tăng lên 43.33% nhưng sang năm 2002 tổng doanh thu vẫn tăng trên mức 30% nhưng lợi nhuận năm này lại giảm đi so với năm 2001.
Về tiền lương: tiền lương lao động bình quân trong Công ty hàng năm đều tăng. Cụ thể, năm 2001 thu nhập bình quân là 867.500 VNĐ/người/tháng thì năm 2002 là 1.108.250VNĐ/người/tháng. Như vậy, thu nhập của người lao động trong công ty các năm qua đều tăng và đây là động lực để khuyến khích mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình và có hiệu quả hơn.
Nhìn chung, ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng TCMN ở công ty có chiều hướng phát triển tốt. Tổng doanh thu và kim ngach xuất khẩu tăng với tỷ lệ khá cao. Thu nhập của người lao động cũng tăng dần phù hợp với quá trình nâng cao mức sống của người dân Việt Nam. Sau đây, ta sẽ xem xét cụ thể tình hình xuất khẩu hàng TCMN của công ty theo cơ cấu mặt hàng và theo thị trường xuất khẩu.
2. Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của HANARTEX.
2.1. Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng.
Công ty HANARTEX luôn luôn nhanh chóng nắm bắt được thị hiếu của khách hàng vì vậy Công ty luôn luôn thay đổi cơ cấu mặt hàng cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Những mặt hàng chủ chốt như thêu ren, gốm sứ và nhóm hàng mây tre đan, thảm mỹ nghệ, hàng may mặc. Cụ thể bảng số liệu sau đây sẽ chỉ ra cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty trong 3 năm gần đây: (xem bảng số liệu trang sau).
Qua số liệu trên ta thấy rằng mặt hàng xuất khẩu của HANARTEX là tương đối đa dạng, song tập trung lớn vào hai mặt hàng chủ đạo là: hàng thêu ren và hàng gốm sứ (đều chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty). Hai mặt hàng này luôn là hai mặt hàng có tỷ trọng cao nhất trong số những mặt hàng xuất khẩu của Công ty.
Năm 2002 ta thấy kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng đều tăng lên đáng kể. Trong đó kim ngạch của hai mặt hàng thêu ren và gốm sứ là tăng nhiều nhất (thêu ren tăng 364.238 tương ứng là 27,20% và gốm sứ tăng 267.024 tương ứng là 21,56%) . Tiếp đó là kim ngạch của các mặt hàng mây tre đan, thảm mỹ nghệ và may mặc. Chỉ riêng có kim ngạch các mặt hàng khác là bị giảm nhưng rất nhỏ (15.031 USD). Chính vì thế tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2002 tăng lên 899.544 USD tương đương với 23,8% so với năm 2001. Tuy nhiên nếu xét về cơ cấu hàng xuất khẩu thì tại Công ty HANARTEX ta lại thấy rằng tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Công ty không có sự thay đổi đáng kể. Nhìn vào bảng 3 ở trên thì tỷ trọng hai mặt hàng xuất khẩu lớn nhất trong năm 2002 vẫn là thêu ren và gốm sứ (36,46% và 33,31%), tiếp theo đó vẫn là mặt hàng thảm mỹ nghệ (11,72%) và mây tre đan (10,08%). Mặt hàng may mặc vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ (2,54%).
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty
(Nguồn: Tài liệu nội bộ Công ty)
Đơn vị tính: USD
Mặt hàng
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
2002/2001
2003/2002
ST
TT %
ST
TT %
ST
TT %
CL
TL %
CL
TL %
Thêu ren
1.339.106
35,50
1.703.344
36,46
1.620.360
22,80
364.238
27,20
-82.948
-4,80
Mây tre đan
379.853
10,07
504.355
10,80
746.505
13,27
124.502
32,78
242.150
48,01
Gốm sứ
1.280.261
33,94
1.556.285
33,31
2.072.045
36,85
267.024
21,56
516.760
33,20
Thảm mỹ nghệ
434.459
11,52
547.420
11,72
862.315
15,33
112.961
26,00
314.895
57,52
May mặc
81.855
2,17
118.795
2,54
104.632
1,86
36.940
45,13
-14.163
-11,92
Hàng khác
256.507
6,80
241.476
5,17
218.773
3,89
-15.031
-5,86
-22.703
-9,04
Tổng
3.772.131
100,00
4.671.675
100,00
5.625.630
100,00
899.544
23,85
953.955
20,42
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Sang năm 2003 cả kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng các mặt hàng đều có nhiều thay đổi: một số mặt hàng thì bị giảm kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng trong khi đó một số mặt hàng thì tăng nhanh về kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng cũng tăng. Cụ thể là mặt hàng thêu ren vẫn là một trong hai mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng lớn nhất trong Công ty nhưng kim ngạch mặt hàng này lại giảm 82.984 USD so với năm 2002 (tương ứng với 4,80%) và tỷ trọng giảm từ 36,46% xuống còn 28,80%. Ngoài ra còn có mặt hàng may mặc và hàng khác cũng bị giảm kim ngạch xuất khẩu: hàng may mặc giảm 14.163 USD (=11,92%), hàng khác giảm 22.703 USD (=9,40%) so với năm 2002. Nhưng bên cạnh đó thì kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng gốm sứ, thảm mỹ nghệ và mây tre đan thì lại tăng lên mạnh mẽ. Tăng phát triển nhất là mặt hàng gốm sứ, kim ngạch xuất khẩu tăng 516.760 USD (=33,20%) so với năm 2002. Tiếp đó là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thảm mỹ nghệ cũng tăng mạnh,tăng 314.895 USD (=57,52%) và mây tre đan tăng 242.150 USD (= 48,01%). Chính vì sự tăng giảm kim ngạch như trên nên dẫn đến sự thay đổi về tỷ trọng hàng xuất khẩu của Công ty. Năm 2003, hàng gốm sứ đã...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý Khoa học Tự nhiên 1
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hải hậu Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích thực trạng xuất khẩu tại công ty TNHH sản xuất thương mại Đức Hân giai đoạn 2005 - 2009 Luận văn Kinh tế 0
D Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Nông Lâm Thủy sản 0
D đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Cạnh tranh không lành mạnh: Thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top