rica17

New Member
MỞ ĐẦU
Kể từ năm 2005, khi Luật sở hữu trí tuệ đầu tiên của Việt Nam ra đời, các sản phẩm
trí tuệ đã được chú trọng cùng với các biện pháp xử lý những hành vi xâm phạm
một cách nhiêm khắc. Đối với các doanh nghiệp, sản phẩm trí tuệ cũng như là “
không khí” của con người. Đó là các sáng chế, các bí mật kinh doanh, nếu mà
không có hay bị đánh cắp thì các doanh nghiệp khả lâm vào tình trạng phá sản là
rất cao. Vì vậy việc đặt ra vấn đề bảo hộ của chính bản thân doanh nghiệp và cơ
quan nhà nước là vô cùng quan trọng. Em xin làm rõ sự bảo hộ này qua vụ việc của
công ty Tân Tân với sản phẩm đậu phộng da cá. Vụ việc như sau: Công ty Tân Tân
sở hữu độc quyền công nghệ gia quyền trong sản xuất đậu phộng da cá. Năm
2002, công ty thuê anh T vào làm quản đốc phân xưởng sản xuất. Qua thời
gian làm việc, T đã cố tìm hiểu và thu thập được thông tin về công nghệ trên.
Năm 2007, T xin nghỉ việc và được nhận vào làm việc tại công ty Oishi. Anh T
đã cung cấp thông tin về công nghệ trên cho công ty Oishi và công ty Oishi đã
áp dụng để sản xuất đậu phộng da cá cạnh tranh với sản phẩm của Tân Tân.
Với các tình tiết như vậy, công ty Tân Tân có thể kiện anh T và công ty Oishi không
và dựa trên căn cứ pháp lí nào?

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I, CƠ SỞ PHÁP LÍ.
1. Bí mật kinh doanh.

Khái niệm: Bí mật kinh doanh được quy định tại khoản 23, điều 4 “ Bí mật kinh
doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ
và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.”
Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ được quy định tại điều 84:
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1


1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh
lợi thế so với người không nắm giữ hay không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó
không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được. Đây có thể được
coi là điều kiện về tính sáng tạo của bí mật kinh doanh. Tri thức, thông tin chỉ được
bảo hộ bí mật kinh doanh nếu nó chưa đực biết đến rộng rãi và không dễ dàng có
được qua nhuững cách thức thích hợp bởi những người khác trong phạm vi liên
quan đến loại thông tin đó.
Có giá trị thương mại: Tri thức, thông tin được bảo hộ là bí mật kinh doanh nếu nó
tạo ra cho người nắm giữ bí mật kinh doanh một lợi thế so với người không nắm
giữ hay không sử dụng bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh được coi là tài
sản có giá trị của doanh nghiệp.
Tính bảo mật: Bí mật kinh doanh phải được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp
cần thiết để thông tin đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Các hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh được quy định tại điều
127:
1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các
biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ
sở hữu bí mật kinh doanh đó;
c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hay lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ,
lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hay làm
bộc lộ bí mật kinh doanh;
2


d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ
tục xin cấp phép kinh doanh hay lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện
pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hay có nghĩa vụ phải biết bí mật
kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy
định tại các điểm a, b, c và d khoản này;
e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.
2. Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này bao
gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử
dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.
2. Mối quan hệ giữa bí mật kinh doanh với một số đối tượng sở hữu trí tuệ khác.
- Mối quan hệ giữa bí mật kinh doanh với sáng chế và thiết kế bố trí (TKBT).
Bí mật kinh doanh có phạm vi rộng hơn vì nó có thể bao gồm cả các sáng chế
và TKBT bí mật. Hơn nữa, nếu như sáng chế hay TKBT thì chủ sở hữu có quyền
lựa chọn để bảo hộ theo cơ chế bảo hộ sáng chế hay TKBT theo cơ chế bảo hộ bí
mật kinh doanh. Cả hai cơ chế bả hộ này trong mối tương quan so sánh với nhau thì
cách bảo hộ nào cũng có ưu và nhược điểm riêng. Nếu bảo hộ theo cơ chế
sáng chế hay TKBT , chủ sở hữu có thể đặc quyền chiếm hữu sáng chế hay TKBT
đó. Mọi hành vi sử dụng sáng chế, TKBT sau ngày được cấp bằng bảo hộ (trừ
trường hợp đã được cấp quyền sử dụng trước) đều coi là xâm phạm sáng chế,
TKBT. Nhược điểm của cơ chế bảo hộ này chủ sở hữu chỉ được sử dụng độc quyền
trong một thời gian nhất định, sau thời hạn đó sáng chế và TKBT còn thuộc độc
quyền của chủ sở hữu. Nếu chủ sở hữu lựa chọn bảo hộ theo cơ chế bí mật kinh
doanh thì chủ sở hữu có thể độc quyền sử hữu cho đến khi nào vẫn giữ được bí mật.
Nhược điểm của cơ chế này là tính bí mật rất khó được đản bảo và chủ sở hữu cũng

3


không thể người khác sử dụng sáng chế hay TKBT khi họ đọc lập sáng tạo ra
chúng.
-

Mối quan hệ giữa bí mật kinh doanh với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp.

Nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp đang trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm có
thể được coi là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp nếu được chủ sở hữu bảo mật
bằng các biện pháp cần thiết. Trong trường hợp có hành vi thu thập, bộc lé hay sử
dụng nhãn hiệu, hay kiểu dáng công nghiệp của chủ thể khác một cách hợp pháp
thì có thể coi đó là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh và được áp dụng pháp luật
bảo hộ bí mật kinh doanh để giải quyết. Đối với kiểu dáng công nghiệp, trong
trường hợp chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đã nép đơn đơn đăng ký sáng chế, thì
mọi thông tin trong đơn đăng ký sáng chế được coi là thông tin bí mật và cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và người có thẩm quyền có nghĩa vụ bảo mật thông tin
trong đơn đăngký sáng chế. điều này có nghĩa là pháp luật đã thừa nhận đơn đăng
ký kiểu dáng công nghiệp là một bí mật kinh doanh. Trong trường hợp cán bộ,
công chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm lé bí mật thông tin trong
đơn mà gây thiệt hại cho người nép đơn thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định
của pháp luật.
II, GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
1. Công ty Tân Tân có thể khởi kiện người, tổ chức nào?
1.1 . Công ty Tân Tân có thể kiện anh T được không?

Công nghệ sản cuất đậu phộng da cá của công ty Tân Tân là bí mật kinh
doanh của công ty. Anh T khi làm quản phân xưởng sản xuất, trong thời gian làm
việc, T đã cố tìm hiểu và thu thập được thông tin về công nghệ này. Rõ ràng anh T
không phải là một trong những người có quyền được biết về công nghệ sản xuất đậu
phộng da cá của công ty Tân Tân. Hành vi của anh T là hành vi tiếp cận, thu thập
thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của
4


người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó. Theo điểm a, khoản 1, điều 127 thì
đây hoàn toàn là hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh. Tiếp
đó, năm 2007, T xin nghỉ việc và được nhận vào làm việc tại công ty Oishi và T đã
cung cấp thông tin về công nghệ trên cho công ty Oishi. Căn cứ vào điểm b, khoản
1, điều 127 hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh “Bộc lộ, sử dụng
thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh
doanh đó” thì công ty Tân Tân.
Xét hành vi của anh T theo điều 5, nghị định 105/2006/NĐ-CP:
Đối tượng được bị xem xét là bí mật kinh doanh của công ty Tân Tân

-

được xác định trên cơ sở các tài liệu thể hiện nội dung, bản chất của bí
mật kinh doanh và thuyết minh, mô tả về biện pháp bảo mật tương ứng –
đối tượng nằm trong phạm vi bảo hộ.
Hành vi xâm phạm của anh T là tiếp cận thu thập,bộc lộ thông tin là bí

-

mật kinh doanh mà không được phép của chủ sử hữu - một trong những
-

hành vi đựơc đề cập tại điểm a, b, khoản 1, điều 127 Luật sở hữu trí tuệ;
Chủ thể: Hành vi tiếp cận và bộc lộ bí mật kinh doanh của anh T là hành

-

vi mà anh T không được phép thực hiện.
Hành vi của anh T là hành vi được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, hành vi của anh T là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về bí
mật kinh doanh của công ty Tân Tân. Từ đây, xác định công ty Tân Tân có thể khởi
kiện anh T.
1.2.

Công ty Tân Tân có thể kiện công ty Oishi khộng?

Việc sử dụng công nhệ sản xuất đậu phộng da cá do anh T thu thập thông tin
khi là quản đốc sản xuất tại công ty Tân Tân là hành vi mà công ty Tân Tân đã xâm
phạm quyền bí mật kinh doanh được quy định tại điểm a, đ, khoản 1, điều 127 luật
sở hữu trí tuệ 2005: “Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng
cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh
5


doanh đó” (trường hợp chủ động cho anh T vào làm việc trong công ty Tân Tân và
thu thập thông tin) và “Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hay có nghĩa
vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một
trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;” khi công ty Oishi
biết và phải biết việc anh T có được công nghệ sản xuất đậu phộng da cá từ hành vi
phạm pháp. Bởi anh T là người không có quyền được biết về công nghệ sản xuất
đậu phộng da cá và theo như phân tích ở trên anh T có hành vi xâm phạm được quy
định tại điểm a, điểm b khoản 1, điều 127. Xét hành vi của công ty Oishi dựa trên
điều 5, nghị định 105/2006/NĐ-CP:
-

Đối tượng được bị xem xét là bí mật kinh doanh của công ty Tân Tân
được xác định trên cơ sở các tài liệu thể hiện nội dung, bản chất của bí
mật kinh doanh và thuyết minh, mô tả về biện pháp bảo mật tương ứng –
đối tượng nằm trong phạm vi bảo hộ;

-

Hành vi của công ty Oishi tiếp cận, thu thập, sử dụng bí mật kinh doanh
của công ty khác được quy định tại điểm a, đ, khản 1, điều 127 Luật sở
hữu trí tuệ là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với bí mật kinh

-

doanh;
Chủ thể: Công ty Oishi không phải chủ sở hữu nhưng lại sử dụng công

-

nhệ sản xuất đậu phộng da cá;
Hành vi của công ty Oishi xảy ra tại Việt Nam.

Như vậy công ty Oishi đã có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về bí
mật kinh doanh của công ty Tân Tân. Công ty Tân Tân có quyền khởi kiện công ty
Oishi.
2.

Cách thức bảo vệ bí mật kinh doanh của công ty Tân Tân.
Trước hết, muốn bảo vệ quyền lợi của mình công ty Tân tân phải chứng minh
rằng các chủ thể trên xâm phạm quyền lợi công ty mình bằng cách chứng minh
bí mật kinh doanh của mình bị xâm phạm theo khoản 2, điều 203.
6


Thứ hai, về các biện pháp pháp bảo vệ lợi ích hợp pháp của công ty Tân Tân:
Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền tự bảo vê. Theo đó công ty Tân
Tân có quyền áp dụng các biện pháp trên để bảo vệ lợi ích của mình bao gồm:
+ Yêu cầu công ty Oishi và T chấm dứt hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
của mình bằng văn bản đồng thời phải xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường
thiệt hại.
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của chủ thể
vi phạm theo các hình thức phạt và mức phạt đã được quy định.
+ Khởi kiện ra tòa án dân sự để bảo vê quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo khoản 2, điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự những tranh chấp về kinh doanh,
thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án “Tranh chấp về quyền sở
hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có
mục đích lợi nhuận”. Thêm nữa hành vi của anh T và công ty Oishi không
thuộc vào điều 211, 212 Luật sở hữu trí tuệ 2005. Cụ thể Toà án áp dụng các
biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ:
“1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
4. Buộc bồi thường thiệt hại;
5. Buộc tiêu huỷ hay buộc phân phối hay đưa vào sử dụng không nhằm mục
đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử
dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể
3.

quyền sở hữu trí tuệ”.
Nhận xét, đánh giá quy định của pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh và
phương hướng hoàn thiện.

3.1 Đánh giá quy định của pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh.
Thứ nhất, về cơ bản, các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật nước ta đã
thể hiện được ba đặc điểm chính của bí mật kinh doanh là: tính bí mật; có giá trị; và
7


được chủ sở hữu bảo mật. Tuy nhiên, so sánh với quy định của các điều ước quốc tế
mà Việt Nam tham gia, chúng ta thấy có một số điểm khác biệt như chưa thể hiện
đầy đủ nội dung giá trị thương mại được quy định tại Điều 39 của Hiệp định TRIPs
và Điều 9, Chương 2 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.
Thứ hai, thời điểm chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh
lại chưa được pháp luật Việt Nam đề cập tới dẫn đến nhiều khó khăn cho việc giải
quyết các tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến bí mật kinh doanh.
Thứ ba, việc quy định cụ thể các hành vi vi phạm bí mật kinh doanh được xem là
một trong những bước tiến quan trọng của pháp luật Việt Nam trong thời gian gần
đây. Nó có ý nghĩa thiết thực trong việc xác định chính xác và xử lý kịp thời các
hành vi vi phạm bí mật kinh doanh, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho chủ sở hữu bí
mật kinh doanh. Tuy nhiên, so với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia,
chúng ta có thể nhận thấy vẫn còn một số điểm cần bàn, như:
- Pháp luật Việt Nam chưa làm rõ trách nhiệm pháp lý của bên thứ ba. Bên thứ ba
trong trường hợp này phải được hiểu là bên không có quyền chiếm giữ, sử dụng
cũng như nghĩa vụ bảo mật bí mật kinh doanh cho chủ sở hữu nhưng lại có được bí
mật kinh doanh từ các hành vi không trung thực như xúi giục, lôi kéo người khác
tiết lộ bí mật kinh doanh của chủ sở hữu cho họ. Khi xem xét trách nhiệm của bên
thứ ba để xác định có hay không hành vi vi phạm bí mật kinh doanh, thì một vấn đề
được đặt ra làm thế nào để xác định được trường hợp bên thứ ba “biết hay có nghĩa
vụ phải biết” về việc bí mật kinh doanh đó là được tiếp nhận một cách bất hợp
pháp? Pháp luật Việt Nam chưa có giải thích cũng như quy định các căn cứ cụ thể.
Mặt khác, Điều 130 của Luật sở hữu trí tuệ có đề cập đến hành vi cạnh tranh không
lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; nhưng việc bên thứ ba xâm phạm bí mật
kinh doanh của chủ sở hữu hay của người kiểm soát bí mật kinh doanh lại không
có trong nội dung của điều luật. Điều đó là chưa phù hợp với quy định của Hiệp
8


định TRIPs, bởi mục đích trước tiên trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với
thông tin bí mật theo quy định của Hiệp định này là tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh
giữa các chủ thể: “để đảm bảo việc chống cạnh tranh không lành mạnh một cách
hữu hiệu… các nước thành viên phải có nghĩa vụ bảo hộ thông tin bí mật ” (Khoản
1, Điều 39 Hiệp định TRIPs);
- Các hành vi vi phạm bí mật kinh doanh trong lĩnh vực quan hệ lao động, trong
lĩnh vực chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với bí mật kinh doanh cũng chưa
được pháp luật Việt Nam đề cập tới.
3.2 Các biện pháp hoàn thiện.
- Quy định cụ thể hơn về phạm vi và điều kiện bảo hộ ;
- Quy định thời điểm chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh
doanh;
- Quy định các vấn đề liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với
bí mật kinh doanh;
- Quy định các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động và
người sử dụng lao động đối với việc quản lý, bộc lộ, khai thác bí mật kinh doanh;
- Quy định trách nhiệm pháp lý của bên thứ ba trong việc bộc lộ, sử dụng, chiếm

đoạt bí mật kinh doanh của chủ sở hữu .

KẾT LUẬN
Vấn đề bảo hộ bí mật kinh doanh đang được các doanh nghiệp hết sức quan
tâm do nhiều yếu tố như mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt,
người lao động có quyền lựa chọn và thay đổi việc làm, họ mang theo thông tin đến
nơi làm việc mới và bản thân các thông tin bí mật kinh doanh không phải là giải
9


pháp kĩ thuật nên không thể bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế. Mỗi doanh nghiệp
cần đặt ra các biện pháp tự bảo hộ bí mật kinh doanh của mình một cách chắc chắn
nhất để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Bí mật kinh doanh với những lợi thế
cũng như hạn chế của mình, doanh nghiệp cần đưa ra lựa chọn đúng đắn khi bảo hộ
dưới hình thức này.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top