Download miễn phí Tình hình phát triển của Công ty cổ phần May 19





Lời nói đầu 1

Chương 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May 19 4

1.1.Sự hình thành 4

1.2. Các giai đoạn phát triển của công ty 4

1.2.1. Giai đoạn 1983 – 1988 4

1.2.2. Giai đoạn từ năm 1989 – 2005 5

1.2.3.Giai đoạn từ tháng 11/2005 đến nay 8

1.3. Cơ cấu bộ máy 8

1.4. Mối quan hệ trong bộ máy quản trị của Công ty 10

1.5. Lĩnh vực kinh doanh 12

Chương 2. Tình hình phát triển của Công ty cổ phần May 19 14

2.1. Hoạt động xuất nhập khẩu, nhận sự, đầu tư. 14

2.1.1. Hoạt động xuất nhập khẩu 14

2.1.2. Hoạt động đầu tư 15

2.1.3. Về mặt nhân sự 16

2.2. Đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại của công ty 18

2.2.1. Những kết quả đạt được 18

2.2.2. Những tồn tại 19

2.2.2.1. Thực trạng 19

2.2.2.2. Nguyên nhân khách quan 20

2.2.2.3. Nguyên nhân chủ quan 21

3.1. Phương hướng phát triển công ty 22

3.2. Một số giải pháp để phát triển công ty 22

3.2.1. cần nhanh chóng xóa bỏ tỷ lệ cổ phần khống chế của Nhà nước trong công ty 22

3.2.2. Phải tinh giản cơ cấu bộ máy của công ty 23

3.2.3. Tích cực chủ động thâm nhập thị trường quốc tế 23

3.2.4. Đa dạng hóa sản phẩm 23

Kết Luận 25

Tài liệu tham khảo 26

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ngành cho Bộ quốc phòng, hoạt động kinh doanh với thị trường bên ngoài rất ít. Lúc đó sản phẩm chủ yếu của công ty là trang phục công an, bộ đội, trang phục bảo hộ lao động. Mọi chi phí của xí nghiệp như nguyên liệu, nhiên liệu, tiền lương công nhân viên…đều do Nhà nước bao cấp, xí nghiệp chỉ sản xuất theo kế hoạch được Nhà nước giao xuống. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất không được đề cập đến, không phải là một chỉ tiêu quyết định sự tồn tại của xí nghiệp. Dù sao xí nghiệp cũng đã góp phần làm giảm bớt sự khan hiếm hàng hóa của đất nước lúc bấy giờ.
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1989 – 2005
Số lượng khách hàng của xí nghiệp ngày càng nhiều lên, mở rộng ra nhiều tỉnh thành. Thời gian này, trên thế giới khoa học công nghệ đang rất phát triển. Khiến yêu cầu mở rộng sản xuất, hiện đại hóa máy móc trở nên cấp thiết. Vì thế Bộ quốc phòng đã quyết định mở rộng nhà xưởng, thay thế những thiết bị sản xuất lạc hậu bằng những thiết bị hiện đại hơn, tuyển thêm lao động, đồng thời nâng cấp và chuyển xí nghiệp thành Công ty 247. Công ty đã tiến hành quy hoạch lại nhà xưởng, thực hiện chuyên môn hóa trong sản xuất cao hơn. Hai xưởng may, một xưởng cắt, một xưởng là và đóng gói sản phẩm được xây dựng mới. Cơ sở hạ tầng từng bước được sửa sang, xây mới, được bố trí lại một cách chuyên biệt, hợp lý hơn. Hệ thống máy móc thiết bị liên tục được đổi mới theo xu hướng hiện đại, thay thế cho những máy móc lỗi thời lạc hậu trước đây. Số lượng công nhân viên tăng lên đáng kể so với ngày đầu mới thành lập. Năm 2000, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty đã là 514 người.
Giai đoạn này còn đánh dấu một bước ngoặt trong công tác mở rộng thị trường của công ty. Ngoài việc đáp ứng các đơn hàng truyền truyền thống của Bộ quốc phòng, Công ty còn nhận may đo cho các khách hàng ngoài ngành có nhu cầu, mặc dù doanh thu từ thị phần này chưa chiếm tỷ lệ đáng kể. Bên cạnh đó, theo xu thế hội nhập mạnh mẽ của đất nước, Công ty cũng đã bước đầu nhận gia công thuê các đơn hàng cho đối tác nước ngoài như Hàn Quốc, EU, Mỹ…. Xuất khẩu hiện đang chiếm một tỷ lệ tăng dần trong tổng doanh thu, cụ thể năm 2000 tỷ lệ này mới chỉ chiếm 3,7%, năm 2001 là 6,4% đến năm 2005 đã đạt 40,3%. Công ty xác định xuất khẩu là một trong những mũi nhọn phát triển trong tương lai.
Kể từ giai đoạn này, Nhà nước đã bắt đầu chú ý tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất đối với tất cả các doanh nghiệp Nhà nước. Càng về cuối giai đoạn yêu cầu đó càng gay gắt, phần nào đã gây áp lực phải cải tiến phương pháp quản lý đối với lãnh đạo công ty. Vì thế những hạn chế của cơ chế bao cấp đã dân bị phai mờ. Lãnh đạo công ty chú ý đôn đốc nhân viên, kỷ luật lao động được thắt chặt hơn.
Doanh thu của công ty liên tục tăng lên kể từ khi thành lập, nhất là trong những năm gần đây.
Bảng 1.2: Doanh thu của Công ty 247 từ năm 2000 – 2005, đơn vị: tỷ đồng
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Doanh thu
23,2
28,6
34,8
40,7
46,3
50,1
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2000, 2001,2002, 2003, 2004, 2005 của Công ty 247.
Qua bảng trên ta thấy doanh thu của công ty không ngừng tăng lên, năm 2005 tăng gấp 2,2 lần so với năm 2000, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đang ngày càng phát triển.
Tuy nhiên đây vẫn là một công ty Nhà nước cho nên vẫn tồn tại những nhược điểm của cơ chế bao cấp. Kết quả hoạt động vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Công ty, tâm lý trông chờ ỷ lại vẫn còn khá nặng nề trong hàng ngũ cán bộ công nhân viên Công ty. Chính vì vậy cùng với xu hướng cổ phần hóa, tư nhân hóa đang diễn ra như một giải pháp cấp thiết đối với sự làm ăn kém hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước, thì vào tháng 11/2005 Bộ quốc phòng đã quyết định cổ phần hóa Công ty và đổi tên Công ty thành Công ty cổ phần May 19. Nhưng Nhà Nước vẫn nắm giữ 51% số cổ phần của Công ty.
Trong giai đoạn này Công ty 247 đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý:
Năm 1996 và 1997: Bộ tư lệnh quân chủng phòng không không quân tặng cờ: “Đơn vị sản xuất – kinh doanh khá nhất” và cờ “ Đơn vị điển hình tiên tiến”.
Năm 1998: Nhà nước tặng thưởng huân chương Lao động hạng Nhì, Bộ tư lệnh quân chủng tặng cờ: “ Đơn vị sản xuất – kinh doanh khá nhất khối doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng” và cờ: “ Đơn vị điển hình tiên tiến – xuất sắc giai đoạn 1989 – 1999”.
Năm 2000: Bộ tư lệnh quân chủng tặng cờ: “Đơn vị xuất sắc khối công ty, xí nghiệp kinh tế - quốc phòng” và cờ: “ Đơn vị điển hình tiên tiến phong trào thi đua ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy 1995 – 2000”
Năm 2002: Nhà nước tặng huân chương Lao động hạng B
Năm2003: Bộ tư lệnh tặng cờ: Đơn vị tiên tiến - xuất sắc 2000 – 2003”
1.2.3.Giai đoạn từ tháng 11/2005 đến nay
Để thúc đẩy sự tăng trưởng của công ty nhanh hơn nữa, tháng 11/2005 Bộ quốc phòng quyết định cổ phần hóa công ty 247 theo quyết định số 890/ QĐ – QP và đổi tên công ty thành Công ty cổ phần May 19.
Sau hơn một năm cổ phần đã cho thấy đây là một quyết định đúng đắn đối với công ty nói riêng và các doanh nghiệp Nhà nước nói chung.Cổ phần hóa đã thổi vào Công ty một luồng sinh khí mới. Không khí làm việc trong công ty đã có nhiều thay đổi, kỷ luật lao động được thắt chặt hơn. Thái độ làm việc của nhân viên các phòng ban đã bớt ì trệ, hiệu quả hơn trước.Có thể nói sự thay đổi về hình thức sở hữu này là một bước ngoặt đối với công ty, báo hiệu một khi thế phát triển mới của công ty.
Hiện nay đối tác của Công ty có mặt ở cả 64 tỉnh thành trên toàn quốc. Khách hàng truyền thống đã tăng lên nhiều, số lượng đối tác nước ngoài cũng nhiều hơn. Nếu như năm 2000 tỷ lệ xuất khẩu trên tổng doanh thu của công ty mới chỉ chiếm 10%, thì năm 2006 đã đạt hơn 50%. Doanh thu năm 2006 đạt 60 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2005.
Ngày nay công ty đã có một hệ thống trang thiết bị hiện đại, có khả năng đảm nhận các sản phẩm may đo cao cấp phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngoài nướcnhư hệ thống ép hơi đa năng, máy tra tay complet tự động…
Từ khi thành lập đến nay công ty đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý, đó là 18 huy chương các loại ( 13 huy chương vàng. 5 huy chương bạc) tại các hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam, những sản phẩm đạt huy chương vàng tiêu biểu là: trang phục sĩ quan an ninh, trang phục đông len kiểm soát, trang phục công sở nữ, trang phục cảnh sát, áo măng tô nam, mũ kê - pi ngành kiểm lâm…
1.3. Cơ cấu bộ máy
Qua một thời gian dài phát triển, bộ máy của công ty đã nhiều lần được thay đổi và hoàn thiện. Hiện nay, bộ máy này gồm bốn cấp:
Cấp cao nhất là Hội đồng quản trị: gồm những cổ đông góp vốn của công ty. Hội đồng quản trị bầu ra Ban giám đốc và hai phó tổng giám đốc giúp việc cho.
Ban giám đốc có nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động của công ty, ra các quyết định và hướng dẫn cấp dưới thực hiện.
Cấp thứ ba là các phòng ban, bao gồm: phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu, phòng kế hoạch, phòng kế toán, kho vật tư, kho sản phẩm.
Cấp thứ tư là cấp phân x

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình QLDA tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả Luận văn Kinh tế 0
R Nghiên cứu thống kê tình hình phát triển Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Ngh Luận văn Kinh tế 0
H Tình hình huy động và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước Luận văn Kinh tế 0
K Tình hình đầu tư phát triển ở công ty cổ phần đầu tư và XNK Đoàn Minh Giang Luận văn Kinh tế 0
N Nghiên cứu thống kê về tình hình phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta giai đoạn 1996-20 Luận văn Kinh tế 0
C Tình hình phát triển và các phương hướng, giải pháp nhằm phát triển toàn diện ngành du lịch huyện Tị Kiến trúc, xây dựng 0
H Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Kiến trúc, xây dựng 0
J Sự ảnh hưởng của lạm phát - Lãi suất - tỷ giá đến tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu Kiến trúc, xây dựng 0
N Tình hình hoạt động tại công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Hà Minh Anh Luận văn Kinh tế 0
M Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm ở Công ty Xây Dựng và Phát Triển Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top