endless_love115

New Member

Download miễn phí Thực trạng chi ngân sách nhà nước (2000 - 2005)





I. KHÁI NIỆM CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1

1.1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính năm (2000_2005) 1

(1)Những thành tựu nổi bật 1

(2)Những tồn tại, yếu kém 3

1.2 Chi ngân sách nhà nước 3

(1) Khái niệm chi ngân sách nhà nước 3

(2)Đặc điểm chi ngân sách nhà nước 4

(3)Vai trò của chi ngân sách nhà nước với việc phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay 4

(4) Các loại chi ngân sách nhà nước 6

II. NỘI DUNG CHÍNH VỀ THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM(GIAI ĐOẠN 2000-2005) 7

tình hình chi NSNN trong các năm 2000-2005 8

Một số mặt cụ thể của chi ngân sách nhà nước về nội dung và thực trạng 10

Chi cho hoạt động kinh tế – xã hội, văn hoá 10

chi đầu tư xây dựng cơ bản 13

III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI 16

1. Mục tiêu chung 16

2 mục tiêu cụ thể 16

3. Các nhiệm vụ tài chính ngân sách trọng tâm 17

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


dàn trải trong chi đầu tư chưa được khắc phục. Hiệu quả đầu tư còn thấp, thất thoát ,lãng phí, trong quản lý và sử dụng đất đai, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn nghiêm trọng. Đầu tư của nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhưng mức đóng góp vào tăng trưởng lại thấp.
_ Chính sách thuế còn nhiều điểm chưa phù hợp.
_ Bao cấp trong ngân sách chưa được xoá bỏ triệt để.Chi tiêu ngân sách, chi tiêu hành chính còn nhiều lãng phí thiếu hiệu quả. Chi ngân sách phục vụ nhu cầu chăm lo phát triển con người như giáo dục,y tế chưa đáp ứng nhu cầu cần thiết.
_ Thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tiềm lực tài chính doanh nghiệp nhà nước còn nhỏ bé, năng lực cạnh tranh bị hạn chế.
_ Thị trường tài chính, thị trường dịch vụ tài chính phát triển chưa đồng bộ còn ở trình độ thấp, quy mô nhỏ bé, chất lượng dịch vụ chưa cao.
1.2 Chi ngân sách nhà nước
(1) Khái niệm chi ngân sách nhà nước
_ Điều 2 luật NSNN ghi rõ:”Chi NSNN bao gồm: các khoản NSNN chi phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của phát triển”.
_ Như vậy, chi NSNN là tổng thể các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSN theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội do Nhà nước đảm nhiệm.
_ Chi NSNN có thể được hiểu trong hai quá trình: Quá trình phân phối và quá trình sử dụng quỹ tiền tệ Nhà nước. Có thể nói ngắn gọn chi NSNN là việc cung cấp nguồn tài chính từ quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.
(2)Đặc điểm chi ngân sách nhà nước
_ Chi NSNN phải gắn chặt với việc thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước phải đảm nhận trong từng thời
kỳ cụ thể NSNN được coi là một công cụ tài chính quan trọng mà Nhà nước sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nên các khoản được phân phối từ nguồn vốn của NSNN phải phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.
_ Chi NSNN là một khoản chi dựa trên nguyên tắc không hoàn trả một cách trực tiếp Chi NSNN liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau và được thực hiện trong phạm vi rộng lớn. Mức độ chi, phạm vi chi phụ thuộc vào sự quyết định của Nhà nước. Cơ cấu các khoản chi phụ thuộc vào sự quyết định vủa cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội. Bởi vì chi cho những ngành nào, cho hoạt động nào, mức chi cụ thể như thế nào đều phụ thuộc vào văn bản, chính sách, chế độ hiện hành do cơ quan nhà nước đặt ra.
_ Khi đánh giá tính hiệu quả của các khoản chi NSNN thì nó phải được xem xét ở tầm vĩ mô. Tức la phải đánh giá dựa trên cơ sở sự tác động của nó tới các hoạt động khinh tế – xã hội trong một khoảng thời gian dài và phạm vi rộng.
(3)Vai trò của chi ngân sách nhà nước với việc phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay
_ Cùng với chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập và chính sách ngoại thương, chính sách ngân sách được sử dụng để tác động vào tổng cầu của xã hội nhằm hướng nền kinh tế đạt những mục tiêu nhất định như sản lượng cao, tỷ lệ lạm phát thấp, tỷ lệ thất nghiệp thấp và cân bằng cán cân thanh toán. Chính sách ngân sách nhằm vào các mục tiêu: thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, ổn định kinh tế và hiệu quả kinh tế. Nói cách khác, khi nói tới vai trò của chi NSNN người ta thường gắn với ba chức năng sau:
+ Chi NSNN để đảm bảo ổn định kinh tế và tăng trưởng.
+ Chi NSNN để phân bổ nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh tế.
+ Chi NSNN để phân phối lại thu nhập quốc dân.
Tuy nhiên không phải chính phủ nào cũng có khả năng và điều kiện để giải
quyết tất cả những vấn đề đó. Để thực hiện các mục tiêu của chính sách ngân sách người ta thường sử dụng các công cụ như: thuế, trợ cấp, cấp phát cho đầu tư, chi mua hàng hoá, dịch vụ công cộng và phát hành trái phiếu. Trong tình hình hiện nay, khi nước ta đang bắt đầu chuyển sang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì chi NSNN đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó có tác dụng điều chỉnh, thúc đẩy sự phát triển cân đối, vững chắc của nền kinh tế – xã hội trên từng lĩnh vực cụ thể như sau:
_ Lĩnh vực kinh tế: NSNN được coi là một công cụ quan trọng vì khả năng nguồn vốn của NSNN là rất lớn và phạm vi tác động của nó rất rộng. Thông qua chi NSNN sẽ góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế phát triển theo định hướng nhà nước. Thông qua các khoản chi gián tiếp, đặc biệt là chi xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng cũng góp phần tích cực cho việc phát triển nền kinh tế trên cả một vùng rộng lớn, hình thành cơ sở vật chất của Nhà nước.
_ Chi NSNN là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế mỗi nước, tuy nhiên xã hội ngày càng đòi hỏi tính hiệu quả cao trong quá trình chi NSNN. Đặc biệt đối với nước ta một quốc gia đang trong giai đoạn phát triển, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì sự điều tiết của Nhà nước vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế là một đòi hỏi khách quan.
_ Lĩnh vực xã hội: Cùng với việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế thì chi NSNN cũng gop phần tích cực thực hiện các chính sách xã hội, tạo điều kiện cho các hoạt động xã hội phát triển một cách động bộ.
Thông qua chi NSNN sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động: văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế, các hoạt động khác thuộc lĩnh vực văn hoá xã…Việc sử dụng công cụ chi NSNN nhằm điều tiết các vấn đề xã hội không đơn giản, trong nhiều trường hợp nó tác động trở lại làm các vấn đề xã hội thêm phức tạp. Chẳng hạn khi NSNN trợ cấp giá điện và xăng dầu thì những đối tượng được hưởng không phải là những người cùng kiệt mà lại là những người có thu nhập cao tạo ra sự mất cân bằng trong xã hội. Vì vậy, đòi hỏi quá trình chi NSNN phải được nghiên cứu đầy đủ và phải có sự thống nhất giữa chính sách và biện pháp thực hiện.
_ Trên góc độ tài chính: Quá trình chi NSNN có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện chính sách ổn định giá cả thị trường, chống lạm phát. Chi NSNN nhằm mục đích kích thích sản xuất phát triển, tránh tình trạng bao cấp lãng phí.
Ngoài ra chi NSNN còn phục vụ cho một số hoạt động có tính chất tiêu dùng như chi cho hoạt động quản lý tài chính, an ninh quốc phòng. Đó là những hoạt động cũng rất quan trọng và phải được duy trì cùng sự phát triển của các hoạt động kinh tế, xã hội khác.
(4) Các loại chi ngân sách nhà nước
_ Chi NSNN rất phong phú đa dạng luôn biến động theo tình hình kinh tế, chính trị xã hội nhằm phân tích đánh giá để quản lí và định hướng các khoản chi. Người ta tiến hành phân loại các khoản chi NSNN theo những tiêu thức khác nhau. Phân loại các khoản chi là việc sắp xếp các khoản chi NSNN có cùng tính chất, có cùng mục đích thành các loại chi. Có nhiều tiêu thức để phân loại các các khoản chi NSNN, tuy nhiên tuỳ từng trường hợp vào công tác chi NSNN của từng đơn vị mà có sự áp dụng c...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng chất lượng tín dụng tại eximbank chi nhánh hà nội Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng công tác phân công và hiệp tác lao động tại công ty cổ phần MediaMart chi nhánh Hai Bà Trưng Luận văn Kinh tế 1
D Thực trạng vận tải hàng hoá đường bộ và phân tích cấu thành chi phí vận tải đường bộ Việt Nam Khoa học kỹ thuật 0
D Thực trạng hoạt động của bảo hiểm tiền gửi việt nam Chi nhánh khu vực Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng quản lý chi trả tại BHXH TP. Thanh Hoá Luận văn Kinh tế 0
L Thực trạng công tác thu – chi ở BHXH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn (2003 – 2008) Luận văn Kinh tế 0
Y Thực trạng về cấu trúc tài chính và chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất k Luận văn Kinh tế 0
V Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà Máy Chế Biến Gỗ FORIMEX II Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top