thuyphuong2310

New Member

Download miễn phí Vai trò của ngân sách nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam





Mở đầu.1

Nội dung.2

1. Khái niệm về NSNN.2

2. Thu nhập của NSNN.2

3. Chi tiêu của NSNN.3

4. Hệ thống phân cấp NSNN.5

4.1 Hệ thống tổ chức.5

4.2 Ý nghĩa.6

5. Vai trò của NSNN.6

6. Hoạt động của NSNN ở Việt Nam.7

6.1 Thực trạng và tác động tới nền kinh tế VN.7

6.2 Những tồn tại.15

6.3 Giải pháp khắc phục.16

Kết luận.19

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN.
10. Phần nộp NSNN theo quy định của pháp luật từ tiền bán hay cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.
11. Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức Nhà nước thuộc địa phương.
12. Thu từ quỹ dự trữ tài chính.
13. Thu kết dư ngân sách năm trước.
14. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
3.Chi tiêu của NSNN
Chi của NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.
Thực chất chi NSNN chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của Nhà nước. Song việc cung cấp này cũng có những đặc thù riêng.
Thứ nhất, chi NSNN luôn gắn chặt với những nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội mà chính phủ của mỗi quốc gia phải đảm nhiệm. Mức độ, phạm vi chi tiêu của NSNN phụ thuộc vào tính chất, nhiệm vụ của chính phủ trong mỗi thời kỳ.
Thứ hai, tính hiệu quả của việc chi tiêu NSNN được thể hiện ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt xã hội và chính trị, ngoại giao. Chính vì vậy, trong công tác quản lý tài chính, một yêu cầu đặt ra là, khi xem xét, đánh giá về các khoản chi NSNN, cần sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng, đồng thời phải có quan điểm toàn diện và đánh giá tác động , ảnh hưởng của các khoản chi đó ở tầm vĩ mô.
Thứ ba, xét về mặt tính chất, phần lớn các khoản chi NSNN đều là các khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp và mang tính bao cấp. Chính vì vậy các nhà Quản lý Tài chính cần có sự phân tích, tính toán cẩn thận trên nhiều khía cạnh trước khi đưa ra các quyết định chi tiêu để tránh được nhưng lãng phí không cần thiết và nâng cao hiệu quả NSNN.
Trong các nền kinh tế thị trường và nước ta hiện nay, cách phân loại nội dung chi tiêu NSNN theo tính chất kinh tế của các khoản chi được sử dụng phổ biến. Đây cũng là cách phân loại quan trọng nhất, nó trình bày nội dung chi tiêu của chính phủ để qua đó người ta nhận rõ và phân tích – đánh giá những chính sách , chương trình của chính phủ thông qua các kinh phí để thực hiện các chương trình, chính sách đó.
Theo tính chất kinh tế, chi NSNN được chia ra các nội dung sau đây:
1. Chi thường xuyên
2. Chi cho đầu tư phát triển 3. Trả nợ gốc tiền do Chính phủ vay. 4. Bổ sung quỹ dự trữ tài chính. 5. Bổ sung cho ngân sách cấp tỉnh.
4. Hệ thống phân cấp NSNN
4.1. Hệ thống tổ chức
Nhìn chung ở các nước trên thế giới, hệ thống ngân sách Nhà nước đều được tổ chức phù hợp với hệ thống hành chính theo luật cơ bản quy định. Có hai loại mô hình tổ chức hành chính là mô hình Nhà nước liên bang và mô hình Nhà nước thống nhất.
+ Mô hình liên bang (Mỹ, Đức...):
Theo mô hình này, hệ thống NSNN được tổ chức thành 3 cấp: Ngân sách liên bang, ngân sách bang và ngân sách địa phương.
+ Mô hình Nhà nước thống nhất:
Theo mô hình này ngân sách Nhà nước gồm ngân sách Trung ương và ngân sách của các cấp chính quyền địa phương. Ở Việt Nam, theo Hiến pháp 1992, quy định có 4 cấp hành chính là Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Việc phân cấp này, trước hết đã tạo ra hiệu lực quản lý hơn, hiệu lực và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của địa phương, thứ hai là tạo ra tinh thần cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ cho người dân.
Ngân sách Nhà nước ta là một thể thống nhất bao gồm toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Sự thống nhất này có khác với các nước ở chỗ: Dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách hàng năm trình Quốc hội là bao gồm các khoản thu chi của Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương.
4.2.Ý nghĩa của phân cấp:
Phân cấp ngân sách, thực chất là giải quyết tất cả mối quan hệ giữa chính quyền Nhà nước Trung ương với các cấp chính quyền địa phương và liên quan tới hoạt động của NSNN. Phân cấp NSNN giải quyết mối quan hệ này cần làm rõ: Mỗi cấp cơ quan Nhà nước có quyền ban hành những loại chế độ, chính sách, định mức nào liên quan đến hoạt động NSNN, thứ hai là giải quyết các quan hệ trong việc phân chia nhiệm vụ chi và nguồn thu cũng như trong cân đối ngân sách của các cấp cơ quan Nhà nước. Đây chính là nội dung quan trọng nhất của hệ thống phân cấp NSNN.
5. Vai trò của NSNN
Đối với Nhà nước
NSNN là nguồn tài chính để duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước, giúp cho nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong cơ chế thị trường, NSNN được nhà nước sử dụng làm công cụ quan trọng để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội. Đây là vai trò tất yếu và quan trọng của NSNN ở mọi thời đại và mọi mô hình kinh tế.
Đối với sự ổn định của nền kinh tế
Quan trọng là kiềm chế lạm phát, ổn định công ăn việc làm và đảm bảo công bằng xã hội. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, giá cả chủ yếu phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. Vì vậy để ổn định giá cả, chính phủ có thể tác động vào cung hay cầu hàng hoá trên thị trường thông qua chính sách thuế và chính sách chi tiêu của NSNN. Chính phủ sử dụng NSNN nhằm khống chế lạm phát một cách có hiệu quả thông qua việc thực hiện chính sách thắt chặt Ngân sách, tức là cắt giảm các khoản chi, chống tình trạng bao cấp, lãng phí trong chi tiêu, giảm thuế đầu tư.....Bên cạnh đó chính phủ có thể phát hành công cụ nợ, vay nhân dân để bù đắp thiếu hụt NSNN, góp phần to lớn vào việc làm giảm tốc độ lạm phát trong nền kinh tế mở.
Điều chỉnh cơ cấu kinh tế
Nhờ NSNN nhà nước có thể điều chỉnh được cơ cấu kinh tế bằng cách dùng vốn của mình để tăng cường đầu tư, chi tiêu vào các ngành, lĩnh vực cần thúc đẩy phát triển. Ví dụ hiện nay chúng ta đang dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đó là tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong đóng góp vào GDP và giảm tỷ trọng của nông nghiệp.
Tăng trưởng kinh tế
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, cùng với việc nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vai trò của NSNN trong việc điều hành các hoạt động hết sức thụ động. NSNN chỉ là một cái túi đựng sổ thu, rồi thực hiện bao cấp tràn lan như: cấp vốn cố định, cấp bù lỗ, bù giá.....Chuyển sang cơ chế thị trường , Nhà nước định hướng đổi mới cơ cấu kinh tế, kích thích phát triển sản xuất và chống độc quyền, thực hiện thông qua chính sách thuế và chính sách chi tiêu của Ngân sách chính phủ, vừa kích thích vừa gây sức ép, nhằm kích thích tăng trưỏng kinh tế.
Tạo sự phát triển về mặt xã hội
Tập trung vào các lĩnh vực như văn hoá giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội. Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, Nhà nước đã trợ giúp trực tiếp cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi trợ cấp xã hội, trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, chi thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, chống thiên tai dịch bệnh... Bên cạnh các khoản chi này, thuế cũng được sử dụng để thực hiện vai trò...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top