Download miễn phí Mạng máy tính và quản trị mạng máy tính





Phương pháp truy nhập môi trường Token Ring được hãng IMB phát triển vào giữa năm 1980 và được định nghĩa một phần trong Project 802 của IEEE. Vì Token Ring là phương pháp truy nhập được ưa thích của IBM nên trong thực tế nó được cài đặt rất phổ biến trong các máy IBM mini và mainframe.

Các mạng Token Ring sử dụng quá trình trao lệnh bài (Token) để quay vòng các gói tin xung quanh vòng xuyến. Một lệnh bài điện tử chuyển dịch từ trạm này sang trạm khác theo một chiều logic duy nhất, một máy tính chỉ phát thông tin khi đã có lệnh bài. Như vậy đảm bảo xung đột không xảy ra. Nếu lệnh bài còn trống, trạm có thể đưa dữ liệu vào lệnh bài, đặt trạng thái của lệnh bài thành bận và gửi lệnh bài tới trạm tiếp sau. Mỗi trạm tiếp theo sẽ kiểm tra địa chỉ đích của dữ liệu để xem có phải xử lý hay không. Sau đó nó sẽ chuyển lệnh bài đó đi. Khi trạm gốc nhận lại lệnh bài, nó sẽ xoá dữ liệu khỏi lệnh bài và đưa trạng thái lệnh bài về không bận (free). Nếu có máy tính hỏng Card nên nút mất lệnh bài và lệnh bài đó bị mất quá lâu lúc này mạng biết rằng đã bị mất quá lâu lúc này mạng biết rằng mình đã bị mất lệnh bài thì sẽ tạo ra một lệnh bài mới.

Có hai phiên bản Token Ring. Phiên bản cũ chạy với tốc độ là 4 Mbps, phiên bản mới chạy với tốc độ 16 Mbps. Hai lệnh bài này cùng lưu thông nên hoạt động nhanh hơn.

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


cầu cụ thể của từng cơ quan, xí nghiệp.
Nhược điểm: Khả năng mở rộng vào trung tâm điều khiển thấp. Khi trung tâm có sự cố thì toàn bộ mạng cũng ngừng trệ. Do vậy số lượng mạng lớn thì số lượng các đôi dây quy tụ về trung tâm sẽ rất lớn gây ra vấn đề quản lý các đầu nối rất khó khăn.
1
4
5
6
3
2
Hình 3: Mạng hình sao (Star).
Phối hợp Star/Bus Topology
Bộ phối tích tín hiệu (Splitter) giữ vai trò như một thiết bị trung tâm, hệ thống mạng có thể chọn Ring hay Bus Topology.
Cấu hình bố trí đường dây này đem lại những lợi điểm khi toà nhà gồm nhiều nhóm làm việc, ở rất xa nhau. Cấu hình Star/Bus cũng có vài lợi điểm cũng như nhược điểm của cả hai cấu hình Star và Bus. Ví dụ của cách phối hợp mạng này là Arcnet. Cấu hình này đưa lại sự uyển chuyển trong việc bố trí đường dây thích ứng đối với bất kỳ toà nhà nào. Arcnet sử dụng cách liên lạc theo kiểu “thẻ bài” (Token Pass Communication) giúp chương trình hiệu năng của mạng, đồng thời tránh đụng độ dữ liệu như ta đã gặp ở trên mạng Bus.
Spiliter
ooooooooo
Spiliter
Ws
Ws
Ws
Ws
Ws
Ws
Ws
Ws
Hình 4: Phối hợp Star/Bus
Phối hợp Star/Ring Topology
Một “thẻ bài” (Token) liên lạc được chuyển chạy vòng quanh một hộp nối (Hub) trung tâm, theo các trạm làm việc được chạy toả ra từ các hộp nối, các khoảng cách cần thiết.
Cấu hình có lợi điểm cũng như bất lợi của Star và Ring Topology. IBM là một ví dụ điển hình về loại mạng này.
Tín hiệu
Ws
Ws
Ws
Ws
Hình 5: Cấu hình Star/Ring đơn giản.
2. Mô hình OSI
Khi thiết kế, các nhà thiết kế tự do lựa chọn kiến trúc mạng riêng của mình. Từ đó dẫn đến tình trạng không tương thích giữa các mạng: phương pháp truy nhập đường truyền khác nhau, sử dụng họ giao thức khác nhau… Sự không tương thích đó làm trở ngại cho sự tương tác của người sử dụng các mạng khác nhau. Nhu cầu trao đổi thông tin càng lớn thì trở ngại đó càng không thể chấp nhận được đối với người sử dụng. Sự thúc bách của khách hàng đã khiến cho các nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu, thông qua các Tổ chức chuẩn hoá quốc gia và quốc tế đã tích cực tìm kiếm một sự hội tụ cho các sản phẩm mạng trên thị trường. Để có được điều đó, trước hết cần xây dựng một khung chuẩn về kiến trúc mạng để làm căn cứ cho các nhà thiết kế và chế tạo các sản phẩm về mạng.
Vì lý do đó, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Standard Organization – viết tắt là ISO) đã lập ra một tiểu ban nhằm phát triển một khung chuẩn như thế. Kết quả là năm 1984, ISO đã xây dựng xong Mô hình tham chiếu cho việc nối kết các hệ thống mở (Reference Model for Open Systems Interconnection hay gọi tắt là OSI). Mô hình này được dùng làm cơ sở để nối kết các hệ thống mở phục vụ cho các ứng dụng phân tán. Từ “mở” ở đây nói lên khả năng hai hệ thống có thể kết nối để trao đổi thông tin với nhau nếu chúng tuân thủ mô hình tham chiếu và các chuẩn liên quan.
Kết quả là Mô hình OSI gồm có 7 tầng với tên gọi và chức năng được trình bày dưới đây:
8
User
Người sử dụng
7
Application
ứng dụng
6
Presentation
Trình bày
5
Session
Phiên
4
Transport
Truyền tải
3
Network
Network
Network
Mạng
2
Data Link
DL
DL
Liên kết dữ liệu
1
Physical
Phy
Phy
Vật lý
Hình 6: Mô hình 7 tầng OSI
Tầng 1: Physical
Phần này thực hiện việc ghép nối tất cả các phần tử cứng lại với nhau thành một mạng bằng phương pháp vật lý. Để thực hiện mức này cần có các phần tử cần thiết như bộ thu phát tín hiệu (Receiver/Tran-receiver), các bộ nối cáp và cáp truyền dẫn.
Mức này liên quan đến nhiệm vụ truyền dòng bit không có cấu trúc qua đường truyền vật lý, truy nhập đường truyền vật lý nhờ các phương tiện cơ, điện, hàm, thủ tục.
. Tầng 2: Data Link
Cung cấp phương tiện để truyền thông tin dạng chuỗi bit ở mức mạng thành đoạn thông tin (Frame) qua liên kết vật lý đảm bảo tin cậy, gửi các khối dữ liệu tới mức vật lý với các cơ chế đồng bộ hoá, kiểm soát lỗi và kiểm tra luồng dữ liệu cần thiết.
Tầng 3: Network
Tầng này đảm bảo thông tin giữa các mạng con trong mạng lớn, thực hiện việc chọn đường và chuyển tiếp thông tin với công nghệ chuyển mạch thích hợp, thực hiện kiểm soát luồng dữ liệu và cắt/hợp dữ liệu nếu cần. Trường hợp có nhiều mạng con thì mức mạng phải giải quyết các thủ tục đảm bảo thông tin được trao đổi kịp thời khi các Packet thông tin hình thành ở nhiều mạng con khác nhau trong cùng một thời điểm, đảm bảo sự đụng độ khi tốc độ truyền các Packet thông tin ở các mạng con là không như nhau.
Tầng 4: Transport
Tầng này xử lý các thông tin để chuyển tiếp từ các chức năng, từ mức phiên đến mức mạng và ngược lại.
Thực hiện việc truyền dữ liệu giữa hai đầu mút (end – to – end), thực hiện cả việc kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu giữa hai đầu mút. Cũng có thể thực hiện việc ghép kênh (Multiplexing), cắt/hợp dữ liệu nếu cần. Lớp này nhận tin từ tầng phiên và chia thành các đơn vị số liệu nhỏ hơn rồi chuyển chúng tới tầng mạng. Các Packet có thể không truyền theo thứ tự quy định nhất là trong trường hợp chuẩn bị cho tầng mạng truyền thông tin theo nhiều đường khác nhau. Tương tự như vậy thông tin từ trạm gửi đến trạm nhận. Lớp truyền được thực hiện bởi hệ thống các máy chủ.
Tầng 5: Session
Tầng phiên là tầng thấp nhất trong nhóm các tầng cao, nó là tầng đầu tiên thiết lập liên lạc có đồng bộ giữa trạm và đích. Một cách đơn giản, tầng này đảm nhiệm việc mở các phiên hội giữa phần thu và phát, truyền dữ liệu rồi đóng phiên hội. Các dịch vụ chính do phần này cung cấp liên quan đến đồng bộ và độc lập với tầng chuyển tải.
Mục tiêu của nó là cung cấp cho người sử dụng cuối các chức năng cần thiết để quản trị các phiên ứng dụng của họ, cụ thể là:
Cung cấp các điểm đồng bộ hoá để kiểm soát việc trao đổi dữ liệu.
áp đặt các quy tắc cho các tương tác giữa các ứng dụng của người sử dụng.
Cung cấp cơ chế “lấy lượt” (nắm quyền) trong quá trình trao đổi dữ liệu.
Lớp này cung cấp phương tiện quản lý truyền thông giữa các ứng dụng, thiết lập, duy trì, đồng bộ hoá và huỷ bỏ các phiên truyền thông giữa các ứng dụng.
Tầng 6: Presentation
Mục đích của tầng này là đảm bảo cho các hệ thống cuối có thể truyền thông có kết quả ngay cả khi chúng sử dụng các biểu diễn dữ liệu khác nhau. Để đạt được điều đó, nó cung cấp một biểu diễn chung để dùng trong truyền thông và cho phép chuyển đổi từ biểu diễn cục bộ sang biểu diễn chung đó. Chúng chuyển đổi cú pháp dữ liệu để đáp ứng yêu cầu truyền dữ liệu của các ứng dụng qua môi trường OSI. Giải quyết các thủ tục tiếp nhận một cách chính quy vào mạng, lựa chọn cách tiếp nhận số liệu và biến đổi các ký tự, chữ số của mã ASCII hay các loại mã khác vào ký tự điều khiển thành kiểu mã nhị nhân thống nhất để các loại mã khác nhau có thể thâm nhập vào mạng.
Tầng 7: Application
Cung cấp các phương tiện để người sử dụng có thể truy nhập được vào môi trường OSI, đồng thời cung cấp các dịch vụ thông tin phân tán. Phục vụ trực tiếp cho User, cung cấp tất c...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top