quangvinh751194

New Member

Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề lý luận về kinh tế trang trại





A. LỜI NÓI ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 2

PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRANG TRẠI 2

I. Bản chất, khái niệm về kinh tế trang trại 2

1. Bản chất kinh tế trang trại 2

2. Khái niệm về kinh tế trang trại 3

II. Đặc điểm cơ bản và vai trò của kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường. 4

1. Những đặc điểm cơ bản của kinh tế thị trường 4

2. Vai trò của trang trại 7

III. Chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển trang trại 8

PHẦN II: XU HƯỚNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI 10

I. Khái quát về kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới 10

1. Quá trình hình thành và phát triển 10

II. Xu hướng hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở nước ta 11

1. Xu hướng hình thành. 11

2. Xu hướng phát triển của kinh tế trang trại ở Việt Nam 14

III.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại. 17

PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI 21

I. Những đánh giá chung về một số văn bản chính sách liên quan đến phát triển kinh tế trang trại. 21

II. Nhận định tổng quát về môi trường chính

sách cho phát triển trang trại. 25

C. KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tăng thu nhập cho lao động. Điều này rất có ý nghĩa trong giải quyết vấn đề lao động và việc làm, một trong những vấn đề bức súc của nông nghiệp, nông thôn nươc ta hiện nay. Mặt khác phát triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn và tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh. Do đó phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt xã hội nông thôn mới.
Về mặt môi trường, do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực, lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng. Các trang trại ở Trung Du, Miền Núi đã góp phần quan trọng vào việc trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai. Những việc làm này đã góp phần tích cực cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái trên các vùng đất nước.
Như ta đã phân tích chúng ta thấy được tầm quan trọng to lớn của nền kinh tế trang trại trong nền kinh tế hiện nay. Chính vì vậy mà nhà nước cần thực sự tập trung các nguồn lực vốn có, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển đúng hướng, có những bước đi vững chắc sứng đáng là tổ chức sản xuất trọng yếu trong nền nông nghiệp.
III. Chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển trang trại
Do sản xuất hàng hoá là quá trình sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, để bán, nên chỉ tiêu quan trọng nhất phảm ánh trình độ của sản xuất hàng hoá là chỉ tiêu tỷ suất sản xuất hàng hoá trong tổng sản phẩm của người sản xuất. Chỉ tiêu này có thể tính bằng tỷ lệ về mặt hiệnvật, nếu trong cơ cấu sản phẩm là đồng nhất, có thể so sánh được về lượng hiện vật.
Ví dụ: Trong sản xuất chăn nuôi gà, nếu sản phẩm của trang trại chỉ là gà nuôi lấy trứng thì tỷ trọng sản phẩm hàng hoá có thể tính được bằng cách so sánh giữa số lượng trứng hàng hoá (đem bán) với số lượng trứng được sản xuất ra. Nếu trong năm sản xuất được 30.000 quả trứng mà bán ra đượ 27.000 quả. Thì tỷ suất hàng hoá là 90%.
Ngoài ra chỉ tiêu này có thể được sử dụng để phân tích trình độ sản xuất hàng hoá khi sản phẩm nằm trong cùng một nhóm có tính chất gần như nhau. (Sản lượng lương thực quy thóc, sản lượng ngũ cốc, rau xanh...)
Bên cạnh tỷ suất sản phẩm hàng hoá tính theo tỷ lệ hiện vật, người ta còn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hoá. Đây là chỉ tiêu phổ biến khi nghiên cứu trình độ sản xuất hàng hoá của một đơn vị kinh doanh hay một vùng kinh tế. Tính chỉ tiêu này, bằng cách so sánh giữa sản lượng của trang trại. Điều cần lưu ý, nếu muốn so sánh chỉ tiêu này qua các năm, có thể dùng giá cố định, hay có thể dùng giá hiện hành. Nếu so sánh trình độ sản xuất hàng hoá của các đơn vị trong cùng năm, người ta thường dùng giá hiện hành để tính toán. Trong phân tích trình độ phát triển trang trại, chỉ tiêu tỷ suất hàng hoá là chủ yếu. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, nếu chỉ sử dụng chỉ tiêu này sẽ đánh giá không chính xác trình độ phát triển của trang trại. Ví dụ: Trong một năm, trang trại chăn nuôi được 50 con gà và bán hết cả 50 con, thì tỷ suất hàng hoá là 100%. Nếu trang trại khác nuôi được 100 con nhưng chỉ bán 75 con thì tỷ suất hàng hoá chỉ là 75%. Như vậy thì không thể đánh giá đúng trang trại nào có trình độ sản xuất cao hơn. Để khắc phục hạn chế trên, người ta dùng chỉ tiêu quy mô giá trị sản phẩm hàng hoá đi kèm với chỉ tiêu tỷ suất hàng hoá.
Ngoài ra, để đánhgiá trình độ sản xuất hàng hoá từng loại nông sản người ta còn sử dụng chỉ tiêu cơ cấu giá trị nông sản hàng hoá.
Phần II
Xu hướng hình thành và phát triển
kinh tế trang trại
I. Khái quát về kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới
1. Quá trình hình thành và phát triển
Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 diễn ra ở Châu Âu, người ta đã tiến hành tìm các cách tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá.
Tuy nhiên xu hướng chung giữa thế kỷ XIX, người ta coi các xí nghiệp nông nghiệp lớn với cách sản xuất kinh doanh tư bản chủ nghĩa cùng với việc sử dụng nhiều lao động làm thuê là con đường tất yếu cho sự phát triển nông nghiệp.
Khi bước vào thờikỳ công nghiệp hoá. Nhưng vào cuối thế kỷ XIX, khi khoa học công nghệ đã phát triển với trình độ khá cao đã thúc đẩy tăng sản lượng nông nghiệp, giảm giá thành nông sản, cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển (giao thông, máy móc, phân bón....) đã làm tăng năng suất lao động, ngành công nghiệp phát triển mạnh kéo theo việc tăng giá lao động nông nghiệp. Vì vậy nông nghiệp không phù hợp hình thức sản xuất với quy mô lớn và sử dụng nhiều lao động làm thuê. Tình trạng này đã làm mất dần ưu thế của trang trại lớn, thúc đẩy sự phát triển của trang trại gia đình. Sang đầu thế kỷ XX, lao động nông nghiệp bắt đầu giảm, số trang trại cũng giảm lao động làm thuê, khoảng 75 - 80% số trang trại gia đình không thuê lao động, số còn lại có thuê nhưng số lượng rất hạn chế. Đây là thời kỳ phát triển mạnh của hình thức trang trại gia đình.
ở Châu á, kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hoá ra đời muộn hơn. Tuy vậy, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX sự xâm nhập của tư bản phương Tây, cùng việc du nhập cách sản xuất kinh doanh tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh hình thức kinh tế trang trại trong nông nghiệp. Sau thế, nhiều nước Châu á đã tiến hành cải cách ruộng đất với nội dung, mức độ khác nhau nhằm chuyển ruộng đất cho những người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Điều này đã có tác động trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển các trang trại gia đình theo hướng sản xuất hàng hoá.
Như vậy kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá đã tồn tại hàng trăm năm gắn liền với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, kinh tế trang trại ở các nước trên thế giới có sự khác biệt nhất định về quy mô, về phương pháp điều hành sản xuất kinh doanh và hướng kinh doanh. Điều đó phản ánh tính đa dạng của kinh tế trang trại phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, phong tục, tập quán truyền thống.
II. Xu hướng hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở nước ta
1. Xu hướng hình thành.
ở nước ta hiện nay, phần lớn các nông hộ đều là các hộ tiểu nông. Tuy nhiên trên thực tế đã và đang có xu hướng hình thành các hộ sản xuất hàng hoá theo kiểu trang trại. Các trang trại xuất hiện không những ở vùng sản xuất hàng hoá, mà cả ở vùng sản xuất hàng hoá chưa phát triển, ở vùng có diện tích đất bình quân theo đầu người cao mà cả ở vùng diện tích đất bình quân đầu người thấp.
Hướng hình thành trang trại diễn ra không đồng đều giữa các vùng do các vùng có điều kiện khác nhau về đất đai, dân số, vốn trong dân, cơ sở sản xuất đang hình thành, sự phát triển của kết cấu hạ tầng.
* Vùng Trung du và miền núi: Về thực chất đã xuất hiện các trang trại từ trước những năm đổi mới kinh tế, nhưng quy mô còn ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top