Download miễn phí Đánh giá thực trạng phát triển Biogas trong mối quan hệ với các ngành sản xuất trong nông thôn ở huyện Chương Mỹ - Hà Tây





Phần I 1

Mở đầu 1

Phần II 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1. Cơ sở lý luận. 3

2.1.1. Những vấn đề cơ bản về phát triển Biogas . 3

2.1.1.1. Khái niệm về Biogas sinh học. 3

2.1.1.2. Vai trò của Biogas 3

2.1.1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Biogas. 4

2.1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống Biogas. 7

2.1.2. Những vấn đề cơ bản về phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn. 9

2.1.2.1. Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững. 9

2.1.2.2. Các nội dung trong phát triển nông nghiệp bền vững. 10

2.2. Cơ sở thực tiễn của phát triển Biogas. 10

2.2.1. Tình hình phát triển Biogas trên thế giới và ở Việt Nam. 10

2.2.1.1. Tình hình phát triển Biogas trên thế giới. 10

2.1.1.2. Tình hình phát triển Biogas ở Việt Nam. 12

Phần III 15

đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 15

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 15

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 15

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội. 16

3.1.2.1. Tình hình đất đai và phân bổ của huyện trong 3 năm (2002-2003). 17

3.1.2.2. Tình hình phân bổ và sử dụng đất nông nghiệp của huyện. 19

3.1.2.3. Tình hình đân số và phân bổ dân số của huyện qua 3 năm. 21

3.1.2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm: 23

3.2. Phương pháp nghiên cứu. 24

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu. 24

3.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu. 25

Phần IV 26

Kết quả nghiên cứu và thảo luận 26

4.1. Đánh giá thực trạng phát triển Biogas trong mối quan hệ với các ngành sản xuất trong nông thôn ở huyện Chương Mỹ - Hà Tây. 26

4.1.1. Tình hình phát triển Biogas và các ngành sản xuất khác ở huyện. 26

4.1.1.1. Tình hình phát triển Biogas của huyện. 26

4.1.1.2. Tình hình phát triển các ngành khác. 30

4.1.2. Đánh giá kết quả và hiệu quả của phát triển Biogas. 36

4.1.2.1. phân tích kết quả phát triển Biogas. 36

4.1.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế . 44

4.1.2.3. Đánh giá hiệu quả về xã hội. 47

4.1.2.4. Đánh giá hiệu quả về môi trường. 47

4.1.3. Đánh giá kết quả kinh tế và cơ cấu kinh tế . 48

4.1.3.1. Kết quả kinh tế và cơ cấu kinh tế . 48

4.1.3.2 Tình hình phát triển kinh tế của từng nhóm hộ điều tra 50

4.1.4. Đánh giá tác động giữa phát triển các nghành sản xuất với phát triển Biogas 57

4.1.4.1. Chăn nuôi với phát triển Biogas. 57

4.1.4.2. Trồng trọt vơí phát triển Biogas. 58

4.1.4.3. Các nghành nghề khác trong nông thôn. 59

4.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Biogas. 60

4.1.5.1. Yếu tố kinh tế : 60

4.1.5.2. Yếu tố kỹ thuật: 60

4.1.5.3. Yếu tố xã hội: 61

4.2. Định hướng và giải pháp phát triển Biogas. 61

4.2.1 Căn cứ chung để đưa ra định hướng và giải pháp phát triển Biogas . 61





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hánh (thuộc huyện Hoài Đức). Đặc biệt trên địa bàn huyện còn có trường ĐH Lâm Nghiệp (thị trấn Xuân Mai); trường cao đẳng kỹ thuật Hà Tây; trường trung học nghiệp vụ, đây là nguồn cung cấp cán bộ kỹ thuật cho huyện, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ giữa nhà trường với tổ chức lãnh đạo của huyện, bà con nông dân dễ có điều kiện tiếp thu với công nghệ mới. Với những ưu đãi đặc biệt như vậy, ngành chăn nuôi của huyện đã đạt được những gì và còn chưa phát huy được những gì?. trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của huyện đang trên đà phát triển. quy mô chăn nuôi và chất lượng vật nuôi đều tăng lên: Nhờ có sự quan tâm và chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các cấp lãnh đạo huyện, từng bước đưa ngành chăn nuôi tập trung ngày càng cao.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy tổng đàn trâu, bò, lợn, gia cầm của huyện là khá cao. Trong mấy năm gần đây nhìn chung đàn lợn và đàn gia cầm có chiều hướng tăng nhanh còn đàn trâu, bò có chiều hướng giảm dần.
Tổng đàn lợn năm 2000 có 99121 con, trong đó lợn nái có 9632 con chiếm 9,72%, lợn thịt chiếm 90,13% tương đương với 89343 con, còn lại 0,15% là lợn đực giống tương ứng với 146 con. Như vậy, đàn lợn của huyện chủ yếu là lợn thịt, còn lợn nái chiếm tỉ lệ thấp với 9,12% với tỉ lệ lợn nái như vậy thì không đủ cung cấp giống cho toàn huyện mà phải nhập thêm từ các trại lợn lợn giống của huyện bạn. Tuy số lượng đàn lợn tương đối lớn nhưng trọng lượng xuất chuồng còn thấp, năm 2000 xuất chuồng được 7159 tấn. Đến năm 2001, tổng đàn lợn của huyện tăng lên tới 101748 con tức là tăng thêm 2,65% so với năm 2000. Trong năm 2001 tỷ lệ lợn nái tăng lên và chiếm 10,07% trong tổng số đàn lợn, tuy đàn lợn nái có tăng lên nhưng vẫn không đủ cung cấp giống cho toàn huyện. Vì tỷ lệ lợn nái tăng nên tỷ lệ lợn đực cũng tăng nhanh và chiếm 0,16% trong tổng số đàn, còn tỷ lệ lợn thịt thì giảm xuống. Vì số lượng đàn lợn tăng nên trọng lượng lợn xuất chuồng cũng tăng đạt9408,7 tấn, với tốc độ tăng 31,42% so với năm 2000. tổng đàn gia cầm của huyện năm 2001 là 1.061.889 con tăng 12,66% so với năm 2000. Đàn lợn và đàn gia cầm còn tiếp tục tăng nhanh 942.563 con (năm 2002) 2002. Năm 2002 đàn lợn đạt 106.725 con, tốc độ tăng lên là 4,89%. Trong đó tỷ lệ lợn nái và lợn đực giảm xuống, còn tỷ lệ lợn thịt tăng lên do đó trọng lượng lợn xuất chuồng tăng lên tới 10401 tấn. Tổng đàn gia cầm của năm 2002 cũng tăng nhanh lên đến 1.462.380 con với tốc độ gia tăng 37,71%.
Bên cạnh sự gia tăng của đàn lợn và đàn gia cầm thì đàn trâu bò có xu hướng giảm. Đàn trâu lần lượt giảm từ 4437 con ( năm 2000) xuống còn 4300 con(năm 2001) và tiếp tục giảm xuống còn 3565 con (năm 2002), tốc độ giảm bình quân hàng năm là10,09%. Trong đó số trâu cái giảm đi rất ít, không đáng kể với tốc độ giảm bình quân khoảng 0,14%, nhưng trâu cày kéo giảm mạnh, với tốc độ giảm 4,98%(năm 2001) và tiếp tục giảm mạnh với tốc độ giảm 27,16%. Tương tự đàn bò cũng vậy, giảm đi hàng năm, trong đó chủ yếu là giảm dàn bò cày kéo. Tỷ lệ bò cày kéo giảm mạnh, năm 2001 tỷ lệ bò cày kéo giảm 6,86%, đến năm 2002 tỷ lệ giảm tới 41,11%. Số lượng trâu, bò hàng năm giảm nhưng trọng lượng trâu bò xuất chuồng thì tăng lên, năm 2000 xuất chuồng 76 tấn thịt trâu và 135 tấn thịt bò, đến năm 2002 đã xuất chuồng 215,4 tấn thịt trâu và 306 tấn thịt bò. Sở dĩ có sự giảm mạnh về số lượng trâu, bò là do cách làm đất của nông dân đã thay đổi, họ đã áp dụng cơ giơí hoá vào nông nghiệp, làm đất bằng máy cày, máy phay có năng suất làm việc gấp nhiều lần so với làm bằng trâu, bò và hơn nữa còn tiết kiệm được sức người, sức của. Hiện nay, phần lớn diện tích đất canh tác đều được làm bằng máy, chỉ còn một số rất ít diện tích máy không làm được hay nông dân muốn tự làm để vừa chủ động, vừa tận dụng được sức người, sức của. Tuy việc cày, bừa làm đất đã có máy nhưng các hộ nông dân vẫn duy trì chăn nôi trâu, bò để tăng nguồn thu cho gia đình.
Huyện Chương Mỹ có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi trâu,bò nhưng nông dân đã không tận dụng được điều kiện đó mà để cho đàn trâu, bò giảm đi nhanh chóng. Hiện nay người dân trong huyện đang củng cố và phát triển chăn nuôi bò nhưng chủ yếu là nuôi bò thịt và bò sữa.
Để thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, huyện đã mở nhiều lớp tập huấn cho bà con nông dân, tìm tòi những giống gia súc, gia cầm mới có năng suất và chất lượng cao, đặc biệt cử mỗi xã một cán bộ khuyến nông có chuyên môn về chăn nuôi thú y để giúp bà con nông dân trong vấn đề phòng và chữa bệnh cho gia súc, gia cầm hay tư vấn cho bà con về vấn đề chăn nuôi. Chủ trương của huyện là trong những năm tới là sẽ tiếp tục cải tạo, sind hoá đàn bò, nâng cao số lượng đàn bò sữa, lạc hoá đàn lợn để tăng nguồn thu nhập cho hộ nông dân.
*Ngành trồng trọt.
Cũng như chăn nuôi, ngành trồng trọt của huyện Chương Mỹ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển theo hướng đa dạng hoá. Với điều kiện tự nhiên khá phức tạp, đất đai gồm nhiều loại: đất bãi, đất đồi núi thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Hơn nữa vị trí của huyện khá thuận tiện cho việc đi lại với thị xã Hà Đông, thủ đô Hà Nội và tỉnh Hoà Bình nên càng tạo điều kiện thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hoá phát triển. Trước đây, người nông dân thường trồng cây gì mình có và mình cần để phục vụ cho nhu cầu của chính gia đình mình thì ngày nay họ đã biết trồng cây gì mà thị trường chưa có và thị trường đang cần. Do vậy mà cơ cấu cây trồng đã thay đổi rất nhiều.
Biểu 7:
Xét quy mô và kết quả cây trồng hàng năm của huyện trong hai năm gần đây( 2001 và 2002) ta cũng thấy được sự thay đổi khá rõ nét. Nhìn vào biểu 7 ta thấy: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của toàn huyện năm 2001 là 25.605 ha, trong đó cây lương thực chiếm 86,05%; cây công nghiệp chiếm 6,30%. Trong nhóm cây lương thực thì cây lúa vẫn chiếm phần chủ yếu với 86,54%, sau đó đến cây khoai lang với 6,17% và cây ngô với 5,52%. Sang năm 2002 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm lên đến 27.120 ha tăng 5,92% so với năm 2001, trong khi đó thì tỷ lệ diện tích cây lương thực giảm. Trong nhóm cây lương thực thì tỷ lệ cây lúa giảm còn 84,47%; cây Ngô và cây Khoai lang có cơ cấu diện tích tăng, cây Ngô tăng lên 6.17%, cây khoai lang tăng lên7,74%; diện tích gieo trồng sắn, dong riềng và các cây lương thực khác thì giảm. Diện tích gieo trồng Ngô tăng lên vì ngành chăn nuôi phát triển, cần nhiều lương thực mà chủ yếu là Ngô, mặt khác diện tích trồng Ngô nếp lấy bắp cung cấp cho thị trường Hà Nội cũng tăng, vì vậy mà cây Ngô cho thu nhập khá 300.000-400.000 đồng/sào/vụ. Diện tích trồng Khoai lang tăng nhanh vì ngoài cung cấp rau cho lợn thì thiện nay còn tiêu thụ ngọn rau lang và củ khoai lang cho thị trường Hà Nội.
Bên cạnh cây lương thực thì diện tích trồng cây công nghiệp cũng tăng với tốc độ tăng 15,94% so với năm 2001 và tỷ trọng cây công nghiệp trong tổng diện tích gieo trồng hàng năm cũng tăng lên từ 7,64% (năm 2001) tăng lên 8,37% (năm 2002). Trong đó cây công nghiệp cây ...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top