teddy_bichngoc

New Member

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện hoạt động Marketing xuất khẩu sản phẩm may mặc của Công ty May Thăng Long





LỜI NÓI ĐẦU.1

CHƯƠNG 1

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU

TRONG NỀN KINH TẾ MỞ

I. NGHIÊN CỨU MARKETING XUẤT KHẨU

1. Khái niệm

2. Vai trò

3. Nội dung nghiên cứu Marketing xuất khẩu

3.1. Nghiên cứu khái quát thị trường xuất khẩu

3.2. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu

II. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

1. Quyền tự do kinh doanh của công ty

2. Khả năng tài chính

3. Trình độ kinh doanh của cán bộ công nhân viên trong công ty

4. Uy tín của công ty trên thị trường quốc tế

III. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU NƯỚC NGOÀI

1. Lựa chọn thị trường xuất khẩu

2. Lựa chọn thị trường mục tiêu ở nước ngoài

2.1. Phương pháp mở rộng

2.2. Phương pháp thu hẹp

IV. XÁC ĐỊNH CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU

1. Xuất khẩu gián tiếp

2. Xuất khẩu trực tiếp

3. Xuất khẩu ủy thác

4. Xuất khẩu theo đơn đặt hàng

V. XÁC LẬP VÀ TRIỂN KHAI CÁC QUYẾT ĐỊNH

MARKETING - MIX

1. Quyết định sản phẩm xuất khẩu

2. Quyết định giá xuất khẩu

2.1. Khái niệm

2.2. Các phương pháp định giá trong xuất khẩu

3. Quyết định phân phối

4. Quyết định xúc tiến thương mại

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG THỜI GIAN QUA

I/ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty May Thăng Long

2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty May Thăng Long

2.1. Chức năng

2.2. Nhiệm vụ

3. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của Công ty

4. Tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính của Công ty hiện nay

5. Nguồn lao động của Công ty

6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty May Thăng Long

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA

1. Phân tích hoạt động nghiên cứu Marketing xuất khẩu của Công ty

2. Phân tích và đánh giá khả năng xuất khẩu của Công ty

3. Đánh giá lựa chọn thị trường xuất khẩu và thị trường mục tiêu của Công ty

4. Phân tích việc lựa chọn các hình thức xuất khẩu của Công ty

5. Phân tích tình hình xác lập, triển khai các quyết định Marketing - Mix xuất khẩu

6. Đánh giá chung

6.1. Ưu điểm

6.2. Nhược điểm

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG

I. ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU MARKETING XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC, LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MỚI

II. ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN HÌNH THỨC XUẤT KHẨU

III. ĐỀ XUẤT VỀ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU

IV. ĐỀ XUẤT GIÁ XUẤT KHẨU V. ĐỀ XUẤT XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI XUẤT KHẨU

VI. ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN KHÁCH HÀNG XUẤT KHẨU

VII. ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN BỘ PHẬN MARKETING XUẤT KHẨU VÀ NÂNG CAO NGHIỆP VỤ CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN

VIII. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ QUẢN LÝ VĨ MÔ CỦA NHÀ NƯỚC

KẾT LUẬN

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ản xuất kinh doanh chính của Công ty May Thăng Long là sản xuất hàng may mặc cao cấp, gia công may mặc để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trước đây, hoạt động xuất khẩu của Công ty chủ yếu là xuất khẩu ủy thác và gia công cho khách hàng theo nghị định của Chính phủ. Sản phẩm sản xuất của Công ty chủ yếu là: áo sơ mi, áo Jacket, quần âu, quần bò, áo bò, áo dệt kim…
Đến nay, Công ty đã có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp cùng khả năng có thể huy động vốn dễ dàng hơn nên trong một số năm qua, Công ty May Thăng Long đã rất nỗ lực trong công tác nghiên cứu thị trường, tìm những phương hướng mở rộng và phát triển thị trường đồng thời không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất để chủ động thỏa mãn nhu cầu hàng may mặc luôn thay đổi và ngày càng nâng cao của khách hàng trong và ngoài nước, đặc biệt chú ý đến thị trường nhiều tiềm năng nên hoạt động xuất khẩu của Công ty đã đem lại lợi nhuận ngày càng tăng qua hình thức xuất khẩu như: Gia công xuất khẩu cho các đơn đặt hàng, gia công vừa mua nguyên vật liệu về sản xuất để bán đứt cho khách hàng.
Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh kho ngoại và xuất khẩu các sản phẩm nhựa khác.
4. Tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính của Công ty hiện nay
Hiện nay, Công ty có khoảng 40 loại máy móc thiết bị khác nhau. Đại đa số các máy móc thiết bị trong Công ty thuộc thế hệ tương đối mới, chủ yếu từ những năm 1989 – 1990 trở lại đây, nguồn nhập các loại máy thiết bị của Công ty chủ yếu từ một số nước tiên tiến về công nghệ dệt – may như: Nhật, Tây Đức, Hàn Quốc, Hungary… Mỗi xí nghiệp của Công ty hiện nay được trang bị khoảng 155 máy các loại. Với trình độ công nghệ vào loại khá tiên tiến như vậy, Công ty đã đủ khả năng sản xuất các sản phẩm may mặc. Để nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của sản phẩm, Công ty vẫn liên tục nghiên cứu và đầu tư thêm nhiều loại máy móc thiết bị mới. Nhiều phương án đổi mới công nghệ đang tiếp tục được xây dựng và thực hiện, đưa thêm các máy móc thiết bị tự động, công nghệ hiện đại vào để sản xuất các mặt hàng cao cấp, tốt hơn, chủng loại đa dạng hơn, đáp ứng nhanh chóng kịp thời cho nhu cầu thị trường nước ngoài cũng như thị trường nội địa.
Tổng mặt bằng diện tích của Công ty May Thăng Long tại 250 - đường Minh Khai khoảng 15.000m2 trong đó diện tích nhà xưởng khoảng 7.200m2.
Về tình hình tài chính của Công ty trong những năm qua, tuy việc tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty tập trung chủ đạo lo đủ nguồn vốn bằng các hình thức như: Vay ngân hàng, huy động vốn, đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho và xin bổ sung thêm vốn lưu động nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn được đảm bảo và hoàn thành chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước, đảm bảo nguồn tiền mặt để trả lương cho cán bộ, công nhân viên theo đúng kỳ hạn và các khoản chi ngày lễ, ngày tết… Ngoài ra, Công ty còn đầu tư thêm các máy móc thiết bị hiện đại và tiên tiến nhất. Đến cuối năm 2001, tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty đạt: 68.843.676.527đ
- Tài sản cố định: 36.413.067.381đ
- Tài sản lưu động: 32.430.609.146đ
- Và các quỹ: 170.441.158đ
Có thể nói cơ cấu tài chính của Công ty khá an toàn và có rất nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là điều kiện tốt để Công ty có thể khai thác tài sản cố định hiệu quả hơn.
5. Nguồn lao động của Công ty
Do đặc điểm của ngành may mặc cho nên tỷ lệ lao động nữ trong Công ty khá lớn. Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 2.300 người trong đó lao động nữ chiếm 84%. Công nhân của Công ty có tuổi đời bình quân là 26 tuổi, đại đa số đã tốt nghiệp phổ thông trung học và đã qua các trường lớp đào tạo về may mặc. Trong Công ty có khoảng 300 người đã qua các trường trung cấp dạy nghề may mặc. Bậc thợ bình quân trong Công ty là 4/7. Hàng năm Công ty đều có tổ chức thi tuyển công nhân và sát hạch tay nghề cho công nhân; vì vậy Công ty luôn có được đội ngũ công nhân có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế của Công ty, giảm tối đa lãng phí dùng người không được việc.
Với phương châm tinh giảm lao động gián tiếp mà vẫn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong các năm qua, số cán bộ của Công ty chỉ duy trì ở mức 165 người. Trong số này có khoảng hơn 100 người có trình độ đại học, 34 người trong số này nắm giữ các vị trí chủ chốt của Công ty. Có nhiều cán bộ chủ chốt trong Công ty hiện nay tuổi đời còn rất trẻ, có trình độ đại học ở nhiều ngành khác nhau ở nhiều trường có uy tín như: Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Luật… Một số cán bộ có khả năng sử dụng thành thạo Anh văn và có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác kinh doanh xuất nhập khẩu, có khả năng đảm đương nhiều vị trí công tác quan trọng và có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo cao đặc biệt trong quan hệ làm ăn với khách hàng nước ngoài. Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ giàu năng lực, tâm huyết với Công ty đã đóng góp công sức, trí tuệ không nhỏ vào thành công chung của Công ty trong sản xuất kinh doanh nói chung và trong hoạt động xuất khẩu nói riêng.
6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty May Thăng Long
STT
Các chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
1
Kim ngạch xuất khẩu (FOB)
Kim ngạch xuất khẩu (HĐ)
1.000USD
1.000USD
36.971
6.900
2
Nộp ngân sách
Tr.đ
3.370
3
Lợi nhuận
Tr.đ
2.480
4
Lương bình quân (đ/ng/th)
1.000đ
1.000
II. phân tích thực trạng hoạt động Marketing xuất khẩu sản phẩm may mặc của Công ty trong thời gian qua
1. Phân tích hoạt động nghiên cứu Marketing xuất khẩu của Công ty
Hoạt động nghiên cứu giúp Công ty xác định được thị trường xuất khẩu và thị trường xuất khẩu trọng điểm, cụ thể: Công ty đã lựa chọn thị trường Nhật Bản, Liên Xô, EU. Bởi đây là thị trường đang có sự ổn định về kinh tế, sự nhận thức của người dân về sản phẩm may mặc cao do vậy họ hiểu được chất lượng mẫu mã của sản phẩm này kéo theo nhu cầu về sản phẩm tăng lên.
Ngoài ra, việc nghiên cứu còn giúp Công ty chú trọng tìm kiếm những cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu và đặc biệt đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu theo hình thức FOB nhằm tăng lợi nhuận cho Công ty. Việc nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp những thông tin để Công ty xác lập được chiến lược xuất khẩu, phương án xuất khẩu cho từng thị trường. Bên cạnh đó, Công ty còn lập quyết định để triển khai các chính sách về sản phẩm, giá cả, xúc tiến thương mại và phân phối. Nội dung nghiên cứu Marketing xuất khẩu của Công ty được trình bày chi tiết tại Phụ lục 3.
2. Phân tích và đánh giá khả năng xuất khẩu của Công ty
- Quyền tự do kinh doanh của Công ty May Thăng Long: Công ty May Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước thành lập với những sản phẩm thuộc lĩnh vực may mặc nên Công ty có đầy đủ các điều kiện về năng lực pháp lý và năng lực hành vi.
- Khả năng tài chính của Công ty May Thăng Long: Trải qua 40 năm tồn tại và phát triển, Công ty May Thăng ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho dịch vụ vinaphone trả trước tại viễn thông hậu giang Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D hoàn thiện hoạt động marketing cho sản phẩm kiu ERP tại công ty TNHH kiu việt nam Công nghệ thông tin 0
D Một Số Vấn Đề Hoàn Thiện Kế Toán Hoạt Động Đầu Tư Góp Vốn Liên Doanh Trong Các Doanh Nghiệp Tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix của Công ty TNHH Jollibee Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần May 10: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top