suale455000

New Member

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh Maketing xuất khẩu hàng Dệt - May của Công ty may Chiến Thắng





Lời mở đầu.

Phần 1: Lý luận chung

 I. Khái niệm về hoạt động kinh doanh xuất khẩu. 3

 II. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp. 4

 III. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu. 5

 1. Xuất khẩu trực tiếp. 6

 2. Xuất khẩu uỷ thác. 6

 3. Xuất khẩu gia công uỷ thác. 6

 4. Buôn bán đối lưu. 7

 5. Xuất khẩu theo nghị định thư. 7

 6. Gia công quốc tế. 7

 7. Tái xuất khẩu. 8

 IV. Một số nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh xuất khẩu. 8

 1. Quan hệ kinh tế quốc tế. 8

 2. Các yếu tố về khoa học công nghệ. 9

 3. Nhân tố con người. 9

 4. Mạng lưới kinh doanh . 10

 5. Khả năng cơ sở vật chất. 10

Phần 2: Hoạt động xuất khẩu ngành Dệt - May Việt Nam và Công ty

May Chiến Thắng

I. Hoạt động xuất khẩu ngành Dệt - May Việt Nam. 11

 1. Chiến lược xuất khẩu cho ngành Dệt - May Việt Nam. 11

 2. Quá trình phát triển của ngành Dệt - May Việt Nam. 12

 3. Quy chế tối huệ quốc đối với ngành Dệt - May Việt Nam. 14

 4. Các cơ hội xuất khẩu cho ngành Dệt - May Việt Nam. 14

 5. Những thách thức đối với ngành Dệt - May Việt Nam. 15

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


khâu sản xuất nguyên phụ liệu dẫn đến việc khó có thể kết nối hai khâu dệt và may xuất khẩu. Kết quả là phần giá trị gia tăng và lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp và đất nước còn chưa tương xứng với tiềm năng chúng ta có.
- Đối với lĩnh vực hàng may mặc, nhìn chung đã được đổi mới khá nhiều về thiết bị, công nghệ. Do đó, chất lượng sản phẩm có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực để đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, giá thành sản phẩm của chúng ta còn khá cao, mẫu mã hàng hoá còn cùng kiệt nàn, thương hiệu và khả năng thương mại còn nhiều hạn chế. Do vậy, tính cạnh tranh của sản phẩm Dệt - May Việt Nam trên thị trường quốc tế chưa được khẳng định vững chắc.
* Kiến nghị của ngành Dệt - May Việt nam đệ trình Chính phủ về các cơ chế chính sách đặc cách phát triển 2001-2010.
- Chính sách tạo nguồn vốn đầu tư cho ngành Dệt.
- Chính sách ưu đãi đầu tư mới vào các cụm công nghiệp đầu tư tập trung.
- Chính sách hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm Dệt - May.
- Chính sách hỗ trợ phát triển cây bông vải.
- Thành lập văn phòng "Chương trình quốc gia phát triển ngành Dệt - May".
II - Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty May chiến thắng
1. Hình thành và phát triển của Công ty May Chiến Thắng:
1.1. Sự hình thành
Ra đời trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (2/3/1968), từ một Xí nghiệp may Chiến Thắng trước đây, sau hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, sự phát triển của Công ty gắn liền với những sự kiện lớn lao của lịch sử đất nước. Mặc dù phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển nhưng cái tên “Chiến Thắng” luôn được gìn giữ và nâng niu, thể hiện ý chí và quyết tâm phấn đấu của mỗi cán bộ, công nhân trong Công ty.
Từ chỗ nhà xưởng đơn sơ, dột nát, phân tán, các cơ sở cách nhau tới hàng chục km, thiết bị thì cũ kỹ, lạc hậu, số lượng công nhân không nhiều; ngày nay Công ty may Chiến Thắng đã trở thành một doanh nghiệp may lớn có bề dày truyền thống, được trang bị nhiều máy móc, thiết bị chuyên dùng hiện đại, nhà xưởng khang trang, sạch sẽ. Sản phẩm chủ yếu ban đầu là các loại quần áo bảo hộ lao động, trang phục cho quân đội; đến nay đã rất phong phú về chủng loại, đẹp về mẫu mã, chất lượng cao và được xuất khẩu sang nhiều thị trường có uy tín như EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản, ASEAN...
Trải qua hơn 30 năm hình thành, đi lên từ sự phát triển vững bước, đến nay, Công ty đã được thành lập theo quyết định của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam phê duyệt kèm theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty.
Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 4/12/1996, Công ty May Chiến Thắng là doanh nghiệp Nhà nước, thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Dệt may Việt Nam, hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước với các qui định của pháp luật và Điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty.
- Tên Công ty:
+ Tên giao dịch Việt Nam : Công ty may Chiến Thắng
+ Tên giao dịch quốc tế : Chiên Thăng garment company.
+ Viết tắt : CHIGARMEX
- Trụ sở chính: Số 10 Thành Công - Quận Ba Đình - Hà Nội.
1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay.
Công ty được tổ chức thành 17 phòng ban dưới sự lãnh đạo của một Tổng giám đốc và hai Phó Tổng giám đốc.
- Tổng giám đốc chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động chung của toàn bộ Công ty và trực tiếp phụ trách công tác cán bộ, tài chính kế toán và nhập khẩu.
- Phó Tổng giám đốc thứ nhất: phụ trách mảng kinh doanh nội địa.
- Phó Tổng giám đốc thứ hai: Phụ trách kỹ thuật sản xuất.
Theo báo cáo mới nhất, tính đến ngày 31/12/2000, tổng số lao động của Công ty có 2.640 người. Trong đó:
+ Lao động trực tiếp: 2.500 người, chiếm 94,69%
+ Lao động gián tiếp: 54 người, chiếm 2,05%
+ Lao động nữ: 2.245 người, chiếm 85%
+ Lao động có trình độ đại học trở lên: 68 người, chiếm 2,58%.
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật.
2.1 Kho tàng nhà xưởng
Công ty có tổng mặt bằng nhà xưởng rộng 24.836 m2, được chia làm 3 cơ sở:
- Cơ sở số 10 phố Thành Công: được đầu tư xây dựng hoàn hảo vào năm 1997 bao gồm 03 nguyên đơn, mỗi nguyên đơn 05 tầng với tổng diện tích lên tới 13.000 m2, đủ mặt bằng sản xuất cho 6 phân xưởng may, một phân xưởng da và một phân xưởng thêu in. 50% khu vực sản xuất được trang bị điều hoà không khí đảm bảo môi trường tốt cho người lao động. Cơ sở này sẽ tiếp tục được đầu tư để thực hiện chiến lược đa dạng hoá công nghệ mà Công ty đã đề ra.
- Cơ sở số 8B Lê Trực: trước kia là trụ sở chính của Công ty với diện tích gần 6000 m2 sẽ tiếp tục được đầu tư xây dựng để trở thành trung tâm giao dịch thương mại của Công ty.
- Cơ sở 114 Nguyễn Lương Bằng: với diện tích 1200 m2 chuyên về công nghệ dệt thảm cũng được đầu tư để lập phân xưởng may khăn xuất khẩu.
Với hệ thống nhà kho rộng 3810 m2 đủ đảm bảo cho Công ty dự trữ khối lượng lớn nguyên liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất của toàn Công ty.
Tuy nhiên do Công ty nằm trong nội thành nên việc vận chuyển hàng hoá gặp không ít khó khăn khi hàng đóng vào Container phải vận chuyển vào ban đêm.
2.2 Máy móc thiết bị.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra nhằm nâng cao năng suất lao động và giảm giá thành sản phẩm, Công ty luôn coi trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ. Phần lớn máy móc thiết bị của Công ty là do Nhật Bản chế tạo và sản xuất từ năm 1991 đến năm 1997. Máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất của Công ty thuộc loại mới, đảm bảo sản phẩm làm ra có chất lượng tốt để xuất khẩu.
Hiện nay Công ty có 1350 máy móc thiết bị trị giá hàng trục tỷ đồng, trong đó có 18 máy chuyên dùng (1).
Chính điều này đã tạo điều kiện cho Công ty hoàn thiện các công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm, làm cho sản phẩm hoàn thiện hơn, chất lượng tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của khách hàng nước ngoài, từ đó tạo lòng tin đối với khách hàng, nâng cao chữ "tín" cho Công ty, góp phần vào việc mở rộng thị trường.
Có số lượng máy móc thiết bị như vậy, hàng năm công ty có khả năng sản xuất 5 triệu sản phẩm may mặc và 2 triệu sản phẩm may da.
2.3 Nguyên nhiên vật liệu.
Hiện nay, Công ty sử dụng nguyên vật liệu chính là các loại vải chất lượng cao, da thuộc và các phụ kiện khác. Các loại vật liệu này trong nước chưa sản xuất được nên Công ty phải nhập ngoại, chi phí lớn, ảnh hưởng đến giá thành tiêu thụ sản phẩm.
Đối với khách hàng gia công, khách hàng trực tiếp cung ứng nguyên vật liệu, Công ty không những bị động về nguồn nguyên vật liệu sản xuất mà còn bị thiệt một phần về lợi nhuận từ nguồn vốn kinh doanh nguyên vật liệu phù hợp với thị trường tiêu thụ. Do đó, Công ty phải tìm nguồn nguyên vật liệu phù hợp với thị trường mà Công ty muốn thâm nhập hay mở rộng.
(1): Xem bảng phụ lục 1
bảng 1
Kim ngạch nhập khẩu của Công ty trong 2 năm 1999-2000.
thị trường
Năm 1999
Năm 2000
Trị giá USD
Tỷ lệ%
trị giá USD
Tỷ lệ %
Hàn quốc
Đài loan
Nhật bản
Hồng kông
EC
Asean
Anh quốc
CH Séc
10.164.389
1.747.084
955.921
884.915
448.363
149.763
71,03
12,21
6,68
5,09
3,13
1,05
10.064.574
1.030.404
1.932.594
1.119.540
1.987
850.703
1.870.801
18.893
59,...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top