Johnnie

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ 3
CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH 3
I. Một số khái niệm cơ bản về chiến lược cạnh tranh 3
1. Khái niệm cạnh tranh 3
2. Chiến lược cạnh tranh 4
II. Quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp 5
1. Mục tiêu chiến lược 6
2. Phân tích chiến lược 7
2.1. Phân tích môi trường bên ngoài 7
2.2. Phân tích nội bộ doanh nghiệp 12
3. Lựa chọn chiến lược 14
3.1. Căn cứ lựa chọn chiến lược 14
3.2. Mô hình lựa chọn chiến lược kinh doanh 15
3.3. Phương pháp đánh giá các phương án chiến lược 16
III. Các phương pháp tiếp cận và công cụ phân tích chiến lược cạnh tranh 16
1. Mô hình SWOT 16
1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành của SWOT 16
1.2. Nội dung phân tích SWOT 17
2. Phương pháp phân tích môi trường bên ngoài 20
3. Phương pháp phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 22
IV. Sự cần thiết xây dựng chiến lược cạnh tranh trên thị trường nội địa của công ty may 10 25
1. Tình hình cạnh tranh của hàng may mặc trên thị trường nội địa 25
2. Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược cạnh tranh trên thị trường nội địa của công ty May 10. 26
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 28
I. Tổng quan về công ty May 10 28
1.Lịch sử của công ty 28
1.1. Xuất xứ của tên gọi May 10 28
1.2. Quá trình phát triển của công ty 29
2. Chức năng sản xuất kinh doanh của công ty 31
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 32
3.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh 32
3.2. Chức năng của từng bộ phận trong công ty 35
4. Thị trường và sản phẩm của công ty 38
4.1. Sản phẩm của công ty 38
4.2. Thị trường kinh doanh của công ty 39
5. Tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 41
II. Phân tích tính cạnh tranh trong ngành may mặc trên thị trường Việt Nam 42
1. Môi trường vĩ mô 42
1.1. Môi trường chính trị pháp lý 42
1.2. Môi trường kinh tế 43
1.3. Môi trường xã hội – dân cư 44
1.4. Môi trường công nghệ 46
2. Phân tích các áp lực cạnh tranh đối với ngành may mặc 48
2.1. Áp lực từ phía khách hàng và nhà phân phối 48
2.2. Áp lực từ sản phẩm thay thế: 49
2.3. Áp lực từ phía nhà cung cấp 50
2.4. Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn 52
2.5. Canh tranh trong nội bộ ngành 53
III. Năng lực cạnh tranh của công ty May 10 trên thị trường nội địa 55
1. Đánh giá hoạt động marketing của doanh nghiệp 55
2. Hoạt động sản xuất 59
3. Hoạt động R&D 60
4. Đội ngũ nhân sự tại công ty 62
5. Hệ thống quản lý 65
6. Năng lực tài chính của công ty 65
IV. Các phương án chiến lược cho công ty May 10 69
1. Tổng hợp các phân tích chiến lược của công ty 69
1.1. Nhóm 1: Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp 70
1.2. Nhóm 2: Cơ hội và thách thức 70
2. Kết hợp các yếu tố trên ma trận SWOT 71
.2.1. Ma trận SWOT 71
.2.2. Các phương án chiến lược có thể lựa chọn 72
CHƯƠNG III: PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN 73
I. Phương án chiến lược đối với công ty May 10 73
1. Phân tích các phương án chiến lược 73
1.1. Chiến lược tập trung vào thị trường cao cấp 73
1.2. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm 73
1.3. Chiến lược khác biệt hóa 74
2. Phương án chiến lược cho công ty May 10 75
II. Giải pháp thực hiện phương án chiến lược 75
1. Cải tiến hệ thống phân phối 75
2. Xây dựng đội ngũ nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp 76
3. Xây dựng hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp 77
4. Đẩy mạnh hoạt động maketing 78
Quá trình quốc tế hóa và xu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ ở khắp các châu lục, các khu vực trên thế giới, đây là một xu hướng phát triển trong tương lai khi mà cả thế giới đang ngày càng xích lại gần nhau hơn. Việt Nam là một trong những quốc gia đang đi vào quỹ đạo phát triển đó. Sự phát triển của Việt Nam không thể tách khỏi sự phát triển chung của thế giới. Chúng ta đã và đang ngày càng tích cực tham gia vào quá trinh hội nhập kinh tế thế giới, mở rộng quan hệ đối ngoại với các quốc gia. Việc gia nhập ASEAN, APEC và gần đây nhất là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra một triển vọng tốt đẹp cùng với những thách thức lớn cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Ngành dệt may vốn là một ngành truyền thống của đất nước. Cùng với sự phát triển của đất nước, dệt may đã trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế, nhiều năm liền đúng thứ 2 về giá trị xuất khẩu sau ngành dầu khí. Mỗi cánh cửa hội nhập mở ra lại làm gia tăng sự canh tranh cho hàng dệt - may Việt Nam. Trước đây, các doanh nghiệp dệt – may thường chú trọng tới thị trường xuất khẩu và bỏ quên thị trường trong nước để cho hàng hoá nước ngoài, đặc biệt là hàng may mặc trung Quốc chiếm lĩnh thị trường. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã triển khai chương trình phát triển đối với thị trường trong nước. Sự trở lại với thị trường trong nước của các doanh nghiệp vào một thời điểm mà trên thị trường không chỉ bao gồm hàng may mặc Trung Quốc mà còn có sự gia nhập của nhiều thương hiệu thời trang lớn trên thế giới. Cuộc cạnh tranh trên thị trường trong nước trở nên khốc liệt hơn. Công ty cổ phần May 10 là một trong những doanh nghiệp dệt - may trong nước, đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt. Công ty đang ngày đêm nỗ lực phấn đấu để xây dựng May 10 trở thành một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp may mặc hàng đầu trên thị trường nội địa. Để đạt được mục tiêu đó, công ty phải xây dựng cho mình những chiến lược rõ ràng và hiệu quả về mọi mặt. Một trong những chiến lược quan trọng không thể thiếu đó là chiến lược cạnh tranh trên thị trường nội địa. Chính vì vậy, tui chọn đề tài: “Chiến lược cạnh tranh trên thị trường nội địa của công ty cổ phần May 10”
Mục đích nghiên cứu đề tài: Trong bối cảnh hiện nay, mỗi doanh nghiệp may mặc đều cần xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh trên thị trường nội địa giúp phát huy tối đa những lợi thế cạnh tranh so với đối thủ nhằm giành được thị phần và lợi nhuận cao. Do đó, mục tiêu chính của chuyên đề là xây dựng một chiến lược cạnh tranh khả thi và phù hợp với công ty cổ phần May 10.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu sản phẩm may mặc của công ty cổ phần May 10 tại thị trường nội địa trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2006.
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố bên trong và bên ngoài công ty là những yếu tố quan trọng cần xem xét khi thực hiện đề tài đặc biệt là các yếu tố liên quan tới chiến lược cạnh tranh của công ty, cụ thể là năng lực cạnh tranh của May 10 và những yếu tố bên ngoài tác động tới chiến lược cạnh tranh của công ty.
Phương pháp nghiên cứu: Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, tui đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu tại chỗ: Đó là việc tìm thông tin trên mạng, qua các báo tạp chí chuyên ngành về dệt – may, những số liệu thống kê tại công ty cổ phần May 10.
Phương pháp so sánh, tổng hợp: Với những số liệu thu thập được, tui tiến hành tổng hợp số liệu theo yêu cầu của đề tài. Trên cơ sở đó, tui đưa ra những nhận định của cá nhân mình về tình hình tại công ty cổ phần May 10 trong thời gian qua.
Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp :
Chương I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
Chương II: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
Chương III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN.

CHƯƠNG I:
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ
CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH

I. Một số khái niệm cơ bản về chiến lược cạnh tranh
1. Khái niệm cạnh tranh
Về mặt lý luận, từ lâu thuật ngữ cạnh tranh kinh tế được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin và các nhà kinh tế học đề cập đến. Có thể đưa ra một khái niệm mang tầm vĩ mô của các nhà nghiên cứu: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể của nền kinh tế thị trường cùng theo đuổi mục đích lợi nhuận tối đa. Đó là sự ganh đua giữa các chủ thể nhằm giành được những điều kiện thuận lợi nhất để thu được lợi nhuận siêu ngạch về phía mình. Cạnh tranh còn là cách giải quyết mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữa các chủ thể của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh không quyết định bản chất kinh tế xã hội của các chế độ xã hội. Tính chất cạnh tranh bị chi phối bởi bản thân kinh tế xã hội của các chế độ xã hội đó.
Cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Do đó, hoạt động cạnh tranh gắn liền với quy luật thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu,….Do các cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau nên trong thực tế tồn tại nhiều quan niệm về cạnh tranh đặc biệt là cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng khốc liệt.
Dưới góc độ kinh tế, cạnh tranh của doanh nghiệp được đưa ra theo một số quan niệm sau, có quan niệm cho rằng: Cạnh tranh là sự phấn đấu về chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mình sao cho tốt hơn các doanh nghiệp khác hay Cạnh tranh là sự khẳng định chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường tạo mối quan hệ hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng làm cho khách hàng trung thành với doanh nghiệp; còn có quan niệm cho rằng: Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đối thủ cạnh tranh nhằm giành lấy thị trường, khách hàng về cho doanh nghiệp mình.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Chiến lược cạnh tranh trên thị trường nội địa của công ty cổ phần May 10

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top