Dezmond

New Member

Download miễn phí Trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế - Trình bày một vụ tranh chấp hợp đồng kinh tế trước tòa án và trách nhiệm của bên vi phạm





 Khái niệm và việc thực hiện hợp đồng kinh tế .

Khái niệm .

Cách thức thực hiện hợp đồng kinh tế .

1. Thực hiện đúng điều khoản số lượng .

2. Thực hiện đúng điều khoản về chất lượng hàng hóa hay công việc .

3. Thực hiện đúng điều khoản về thời gian giao nhận hàng hóa hay công việc .

4. Thực hiện đúng điều khoản về địa điểm, cách giao nhận hàng hóa .

5. Thực hiện đúng điều khoản về giá cả, thanh toán .

Phần B -

 I.

 

 

 

 

 

 II. Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến trách nhiệm vật chất.

Trách nhiệm vật chất trong quan hệ hợp đồng kinh tế .

1. Khái niệm trách nhiệm vật chất .

2. Phân tích về các điều khoản liên quan đến trách nhiệm vật chất .

3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm vật chất .

4. Các hình thức trách nhiệm vật chất .

5. Một số qui định riêng đối với chế độ trách nhiệm trong hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh .

Trình bày một vụ tranh chấp hợp đồng kinh tế trước tòa án và trách nhiệm của bên vi phạm .

Kết luận .

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


có giá trị lớn và thậm chí rất lớn, cho nên, để tránh tình trạng các chủ thể lợi dụng việc ký kết để chiếm đoạt cho bản thân nên chúng ta phải quy định hợp đồng kinh tế được ký kết bằng các văn bản. Hơn nữa, một hợp đồng kinh tế thường tương đối dài về mặt thực tế mà nói nếu không được thực hiện bằng các loại hình văn bản thì các chủ thể cũng có thể sẽ quên mất một trong một số những chi tiết nhỏ hay những điều khoản nếu có trong hợp đồng, gây thiệt hại cho các bên gặp khó khăn do việc thực hiện hợp đồng dẫn đến những tranh chấp đáng tiếc.
II. Cách thức thực hiện hợp đồng kinh tế
Thực hiện hợp đồng kinh tế là hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng nhằm làm cho các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng trở thành hiện thực.
Thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết là nghĩa vụ của các đơn vị kinh tế. Các đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh những điều đã cam kết trong hợp đồng. Hợp đồng kinh tế được coi là thực hiện xong khi các bên hoàn thành đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Pháp luật hợp đồng kinh tế đã qui định nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng kinh tế:
1. Thực hiện đúng điều khoản số lượng
Điều khoản về số lượng là một trong những điều khoản chủ yếu trong nội dung của hợp đồng kinh tế. Thực hiện đúng về số lượng tức là giao đầy đủ số lượng, trọng lượng hàng hóa, khối lượng công việc như đã thỏa thuận. Trong khi giao nhận, các bên phải tiến hành kiểm tra số lượng hay trọng lượng hành hóa bằng các phương pháp cân, đo, đong, đếm chính xác và lập biên bản giao hàng.
Trong quá trình kiểm tra khi giao nhận, nếu các bên phát hiện ra sự thiếu hụt hàng hóa thì phải tìm nguyên nhân của sự thiếu hụt để quy trách nhiệm vật chất. Sản phẩm giao không đúng số lượng thì bên nhận chỉ được nhận và thanh toán theo số thực nhận, còn số sản phẩm thiếu thì bên giao phải giao tiếp sau đó. Đối với số sản phẩm được giao không đồng bộ và không sử dụng được thì bên nhận có quyền từ chối nhận và từ chối thanh toán sản phẩm hàng hóa, công việc cho đến khi hoàn thành đồng bộ.
Trong trường hợp giao hàng hóa không đồng bộ, bên nhận được lựa chọn một trong hai cách xử lý sau:
- Yêu cầu bên vi phạm phải hoàn thành đồng bộ sản phẩm, hàng hóa, công việc rồi mới nhận. Nếu phải chờ hoàn thành đồng bộ mà hợp đồng không được thực hiện đúng hạn thì bên vi phạm phải chịu phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại giống như trường hợp vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng.
- Nhận sản phẩm hàng hóa chưa hoàn thành đồng bộ với điều kiện bên vi phạm chịu phạt vi phạm hợp đồng vì không hoàn thành đồng bộ và trả các chi phí cần thiết để hoàn thành đồng bộ. Các trường hợp giao hàng thiếu đều bị coi là vi phạm hợp đồng ở điều khoản số lượng và phải chịu trách nhiệm vật chất như qui định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
2. Thực hiện đúng điều khoản về chất lượng hàng hóa hay công việc
Điều khoản chất lượng cũng là một điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế. Điều khoản này được thỏa thuận dựa trên cơ sở các qui định về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nước hay tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của các đơn vị đã đăng ký tại cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng Nhà nước có thẩm quyền. Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng chất lượng hàng hóa công việc như đã thỏa thuận.
Giao hàng đúng chất lượng có nghĩa là hàng được giao phải đảm bảo khả năng sử dụng (theo tiêu chuẩn chất lượng), đảm bảo đúng phẩm chất, bao bì, đóng gói, quy cách, chủng loại của sản phẩm của Nhà nước, của ngành, của đơn vị cơ sở hay theo sự thỏa thuận của các bên.
Khi giao nhận, các bên phải tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, công việc. Trong trường hợp có sự vi phạm điều khoản này, bên bị vi phạm có quyền:
- hay không nhận sản phẩm hàng hóa, công việc không đúng chất lượng thỏa thuận, phạt vi phạm và đòi bồi thường thiệt hại giống như trường hợp không thực hiện hợp đồng.
- hay nhận sản phẩm hàng hóa công việc với điều kiện bên vi phạm phải chịu phạt vi phạm về chất lượg hay phải giảm giá.
- Yêu cầu sửa chữa sai sót về chất lượng trước khi nhận.
Nếu trong thời gian bảo hành, bên nhận sản phẩm hàng hóa phát hiện ra hư hỏng của hàng hóa do lỗi của bên bảo hành thì bên bảo hành có nghĩa vụ phải sửa chữa các sai sót về chất lượng. Các bên có quyền thỏa thuận thay thế việc sửa chữa sai sót bằng cách giảm giá hay đổi lấy sản phẩm hàng hóa khác.
3. Thực hiện đúng điều khoản về thời gian giao nhận hàng hóa hay công việc
Giao nhận hàng hóa hay công việc đúng thời gian là yếu tố quan trọng giúp các bên thực hiện đúng tiến độ kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Thời gian giao nhận hàng hóa có thể là thời hạn hay thời điểm nhất định do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Thời hạn giao hàng hóa hay công việc là khoảng thời gian nhất định mà trong khoảng thời gian đó, hàng hóa hay công việc phải được hoàn thành bàn giao, còn thời điểm là điểm thời gian cụ thể mà việc giao nhận được thực hiện.
Khi có vi phạm điều khoản về thời gian thực hiện hợp đồng (trường hợp giao chậm) bên bị vi phạm hợp đồng có quyền:
- hay không nhận sản phẩm hàng hóa, công việc hoàn thành chậm trễ, bắt phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại như trường hợp không thực hiện hợp đồng.
- hay nhận sản phẩm hàng hóa, công việc hoàn thành chậm trễ và bắt phạt vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại.
Trường hợp hoàn thành trước thời hạn, nếu trong hợp đồng không qui định bên nhận phải tiếp nhận trước thời hạn thì bên tiếp nhận có quyền chưa tiếp nhận hay tiếp nhận với điều kiện bên giao phải chịu các phí tổn bảo quản trong thời gian chưa đến thời điểm giao nhận qui định.
Trường hợp bên giao thực hiện đúng thời hạn như thỏa thuận trong hợp đồng, bên nhận phải có nghĩa vụ tiếp nhận. Nếu không tiếp nhận sản phẩm hàng hóa, công việc đã hoàn thành đúng chất lượng và thời hạn theo hợp đồng kinh tế thì coi như đã vi phạm điều khoản về thời gian giao nhận. Trường hợp nhận chậm, bên bị vi phạm có quyền:
- Bắt bên vi phạm chịu phạt vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận sản phẩm, hàng hóa, công việc đã hoàn thành theo đúng hợp đồng kinh tế.
- Đòi bên vi phạm phải trả các chi phí chuyên chở, bảo quản và các thiệt hại khác do vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận.
- Yêu cầu Tòa án kinh tế hay tổ chức trọng tài giải quyết để tránh các thiệt hại khác do vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận.
4. Thực hiện đúng điều khoản về địa điểm, cách giao nhận hàng hóa
Địa điểm giao nhận hàng hóa hay lao vụ là nơi mà tại đó bên giao hàng thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình cho bên đặt hàng. cách giao nhận là cách thức mà các bên tiến hành giao nhận hàng hóa. Địa điểm và cách giao nhận có thể do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế, thuận tiện và có lợi c...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn may Minh Trí Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Phúc T Luận văn Kinh tế 0
W Tổ chức công tác Hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Luận văn Kinh tế 0
T Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Trí Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
G Hạch toán kế toán vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn, xây dựng công trình Hoàng Hà - Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C Kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và Xây dựng thương Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng kế toán nguyên, vật liệu tại Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viê Luận văn Kinh tế 0
T Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo pháp luật lao động Việt Nam cơ sở lý luận và th Luận văn Luật 0
J Chế định trách nhiệm vật chất của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài theo pháp luậ Luận văn Luật 0
N Trách nhiệm vật chất trong luật lao động Việt Nam - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Luận văn Luật 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top