comub_myblog

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Chương I
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÀM PHÁN-KÝ KẾT-THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU

I.VAI TRÒ CỦA NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NÓI CHUNG VÀ NGÀNH HÀNG KHÔNG NÓI RIÊNG.

Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở rộng và phát triển quan hệ đối ngoại và kinh tế đối ngoại, trong đó lĩnh vực cực kỳ quan trọng là thương mại hàng hoá và dịch vụ với nước ngoài. Đó là chủ trương hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với thời đại, với xu thế phát triển của nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây.
Việt Nam- một nước mới bước vào công cuộc đổi mới công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước-lẽ dĩ nhiên nhập khẩu vẫn là hoạt động quan trọng. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống. Nhập khẩu là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại cho sản xuất và các hàng hoá cho tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được, hay sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu những thứ mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Làm được như vậy sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về sức lao động, vốn, cơ sở vật chất, tài nguyên và khoa học kỹ thuật. Trong bối cảnh đất nước như vậy, nhu cầu nhập khẩu đối với riêng nghành Hàng Không thì sao?
Với mức tăng dân số trung bình từ 1,8 đến 2%/ năm thì năm 2000 dân số Việt Nam sẽ là 80 đến 82 triệu người và đến 2005 sẽ trên 90 triệu người và ở con số 100 triệu vào năm 2010.
Thu nhập bình quân đầu người tăng bình quân từ 6-7%/năm và có thể cao hơn sau năm 2000.
Sự phát triển của dân số và thu nhập như nêu trên kết hợp với sự phát triển của nghành du lịch và với xu hướng tiết kiệm thời gian của xã hội hiện đại sẽ làm tăng sức mua hàng hoá và dịch vụ trong đó có dịch vụ vận tải đường hàng không, các đơn vị trong nghành Hàng Không phải tăng đầu tư mua sắm thiết bị để phục vụ nhu cầu ngày một tăng, theo đoán nhu cầu này tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập.

Bên cạnh yếu tố chủ quan đó, thì sự phát triển của công nghệ Hàng không thế giới là yếu tố khách quan đáng lưu tâm nhất. Nó tác động mạnh mẽ đến nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị của nghành Hàng không. Thực tế cho thấy, công nghệ và kỹ thuật hiện đại đang biến đổi về chất trong hoạt động của nghành Hàng Không. Trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 này sẽ ra đời nhiều thế hệ máy bay mới có chỉ số kinh tế kỹ thuật tốt hơn, tiện nghi cho hành khách và người láI sử dụng, sản xuất bằng vật liệu mới, áp dụng công nghệ tin học và trí tuệ nhân tạo, có tiếng ồn thấp.. .Trong khi đó trên thế giới đang diễn ra quá trình trật tự hoá hoạt động không tải, mức cạnh tranh giữa các hãng Hàng không ngày càng khốc liệt sẽ xuất hiện các siêu hãng hàng không, liên minh các hãng Hàng không...Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nghành Hàng không Việt Nam kể cả mặt tích cực và tiêu cực và hiển nhiên là có tác động nhiều đến nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty AIRIMEX.
Thêm vào đó cơ cấu hạ tầng xã hội ngày càng phát triển sẽ là tiền đề và cơ sở thúc đẩy cho các phương tiện giao thông công cộng trong tương lai. Một đối thủ cạnh tranh rất đáng quan tâm của nghành Hàng không trên các tuyến bay nội địa chính là các loại phương tiện giao thông: đường sắt, đường bộ và đường thuỷ. Xu hướng phát triển của các phương tiện giao thông công cộng sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp đối với ngành Hàng không dân dụng, đặc biệt trên mạng đường bay trong nước. Đây cũng là nỗi trăn trở khiến ngành Hàng không lưu tâm đến việc nhập khẩu máy bay, thiết bị, máy móc, vật tư, khí tài một cách có hiệu quả nhất.
II. ĐÀM PHÁN-GIAO DỊCH BƯỚC QUAN TRỌNG ĐỂ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG.
1.Khái niệm đàm phán trong kinh doanh quốc tế.
Đàm phán hợp đồng kinh doanh là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của toàn bộ công việc kinh doanh. Đàm phán hợp đồng kinh doanh là cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều nhà kinh doanh thay mặt cho các doanh nghiệp khác nhau nhằm thoả thuận với nhau về những điều kiện giao dịch mà mỗi bên có thể chấp nhận được.
Đàm phán là quá trình cân bằng các yếu tố khác nhau để đạt được sự kết hợp tốt nhất, là việc thuyết phục và là sự cho và nhận. Đàm phán là một nghệ thuật đòi hỏi phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa óc suy xét, đối xử lịch thiệp nhã nhặn và sự khôn ngoan.

Trong lĩnh vực hợp đồng, đàm phán là phương pháp được dùng để đạt được sự nhất trí về các điều kiện giữa các bên mua và bán. Đàm phán là quá trình mặc cả, tranh luận hợp lý và thoải mái, bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng để dẫn tới một cách giải quyết chung.
Đàm phán hợp đồng kinh doanh quốc tế là một loại đàm phán hợp đồng kinh doanh, trong đó yếu tố quốc tế được thể hiện ở việc có ít nhất hai chủ thể có quốc tịch khác nhau tham gia đàm phán để lập nên các hợp đồng kinh doanh quốc tế như: hợp đồng ngoại thương, hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc tế, hợp đồng liên doanh quốc tế hay các dạng hợp đồng khác.
Sự xuất hiện của yếu tố quốc tế đã tạo ra một số nét riêng của đàm phán trong kinh doanh quốc tế. Chẳng hạn như: Sử dụng ngôn ngữ và thông tin là phương tiện chủ yếu, có sự gặp gỡ của các hệ thống luật pháp của các quốc gia khác nhau, có sự hội ngộ của các nền văn hoá, các phong tục, tập quán khác nhau trong đàm phán kinh doanh quốc tế. Mặc dù có sự khác nhau, song mục đích cuối cùng mà các nhà đàm phán đặt ra và phấn đấu đạt được là một hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ hay hợp đồng chuyển giao công nghệ, một dự án đầu tư...mà hai bên có thể chấp nhận được.
2. cách giao dịch.
Trên thế giới đang tồn tại nhiều cách giao dịch, mỗi cách giao dịch có đặc điểm và kỹ thuật tiến hành riêng. Trong sự đa dạng các cách, giao dịch trực tiếp là cách phổ biến nhất trong thương mại quốc tế và cũng là cách giao dịch duy nhất được sử dụng ở công ty AIRIMEX. Bắt đầu sang năm 2000 mới có thêm cách đấu thầu. Đây cũng là lý do em chỉ trình bày về phương thức giao dịch trực tiếp trong phần lý thuyết này.
Giao dịch trực tiếp
-Khái niệm: Giao dịch trực tiếp trong kinh doanh thương mại quốc tế là giao dịch mà người mua (hay bán) thoả thuận, bàn bạc, thảo luận trực tiếp (hay thông qua thư từ, điện tín... với người bán (hay người mua) về hàng hoá, giá cả, điều kiện giao dịch, cách thanh toán...
-Cách thức tiến hành:
*Hỏi giá (Inquiry)
-Là việc bên mua đề nghị bên bán cho biết những điều kiện bán hàng như giá cả, thời hạn giao hàng, điều kiện thanh toán...

Hỏi giá thực chất chỉ là thăm dò để giao dịch, cho nên không bắt buộc người hỏi giá trở thành người mua.
Khi tiến hành hỏi giá phải thể hiện rằng mình thực sự có nhu cầu giao dịch mua bán. Nội dung của một hỏi giá có thể gồm: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng mong muốn. Giá cả mà người mua có thể trả cho mặt hàng đó thường được người mua giữ kín, nhưng để tránh mất thời gian hỏi đi hỏi lại người mua nêu rõ những điều kiện mà mình mong muốn để làm cơ sở cho việc quy định giá: loại tiền, thể thức thanh toán, điều kiện cơ sở giao hàng...Hỏi giá không ràng buộc trách nhiệm của người hỏi giá. Người hỏi giá thường hỏi nhiều nơi nhằm nhận được nhiều bản chào hàng cạnh tranh nhau để so sánh lựa chọn bảng chào hàng thích hợp nhất. Tuy nhiên nếu người mua hỏi giá nhiều nơi quá sẽ gây nên trên thị trường ảo tưởng là nhu cầu quá căng thẳng. Đó là điều không có lợi cho người mua.
*Chào hàng (offer)
Chào hàng là đề nghị của một bên (người bán hay người mua) gửi cho bên kia, biểu thị muốn bán hay mua một hay một số mặt hàng nhất định theo những điều kiện nhất định về giá cả, thời gian giao hàng, phương tiện thanh toán...
Trong thư chào hàng cần giới thiệu về hoạt động của công ty mình, về lịch sử của doanh nghiệp, công ty, khả năng buôn bán kinh doanh những mặt hàng gì và uy tín của doanh nghiệp công ty để người mua hay bán có sự hiểu biết nhất định về đối tác kinh doanh. Từ đó tạo được lòng tin và mở ra khả năng giao dịch buôn bán cao hơn.
Nội dung chính của thư chào hàng: Tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, giá cả, đIều kiện cơ sở giao hàng, thời hạn giao hàng điều kiện thanh toán, bao bì ký mã hiệu, thể thức giao nhận hàng...
Trong mậu dịch quốc tế người ta phân biệt hai loại chào hàng chính: chào hàng cố định (firm offer) và chào hàng tự do (free offer).
-Chào hàng cố định là việc chào bán một lô hàng nhất định cho một người mua, có nêu rõ thời gian mà người chào hàng bị ràng buộc trách nhiệm vào lời đề nghị của mình. Thời gian này gọi là thời gian hiệu lực của chào hàng. Trong thời gian hiệu lực, nếu người mua chấp nhận hoàn toàn chào hàng đó thì hợp đồng coi như được giao kết. Nếu trong chào hàng cố định người bán không quy định rõ thời hạn hiệu lực thì thời hạn này được tính theo “thời hạn hợp lý”. Thời hạn này thường do tính chất loại hàng, do khoảng cách về không gian giữa hai bên và cũng nhiều khi do tập quán quy định.
-Chào hàng tự do không ràng buộc trách nhiệm người phát ra nó. Cùng một lúc, một lô hàng người ta có thể chào hàng tự do cho nhiều khách hàng. Việc khách hàng chấp nhận hoàn toàn các điều kiện của chào hàng tự do không có nghĩa là hợp đồng được ký kết. Người mua cũng không thể trách cứ người bán nếu sau đó người bán không ký kết hợp đồng với mình.
*Hoàn giá (Counter-offer)
Hoàn giá là chỉ người nhận báo giá không đồng ý hay không hoàn toàn đồng ý những điều kiện mà ngươì báo giá đưa ra trong báo giá, để thoả thuận thêm, đưa ra ý kiến sửa đổi đối với báo giá. Hoàn giá có thể dùng hình thức miệng hay hình thức giấy tờ để biểu đạt, thường là phù hợp với cách mà báo giá sử dụng. Hoàn giá có thể nhằm vào giá cả, cũng có thể nhằm vào các điều kiện quan trọng như chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm giao hàng, cách thanh toán để đưa ra ý kiến sửa đổi.
Hoàn giá là sự từ chối đối với báo giá. Một khi đã đưa ra hoàn giá, báo giá trước đó lập tức mất hiệu lực, người báo giá không còn bị ràng buộc nữa. Một hoàn giá cũng giống như việc người nhận báo giá đưa ra một báo gía mới cho người báo giá. Trong buôn bán quốc tế, mỗi lần giao dịch thường trải qua nhiều lần hoàn giá mới đi đến kết thúc. Như vậy hoàn giá bao gồm nhiều sự trả giá.
*Chấp nhận (Acceptance)
3.3 Làm thủ tục chuyển giao:
Sau khi làm xong các thủ tục nói trên, Công ty uỷ thác cho đại lý vận chuyển hàng hoá và chuyển giao cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu. Quá trình này, Công ty cũng cần theo dõi sát sao; để tránh tình trạng mất mát, hư hỏng trong lúc vận chuyển.
4. Bồi thường và đòi bồi thường.
Hàng hoá nhập khẩu thường cần các bên hữu quan bồi thường do chất lượng, số lượng, bao bì ... , không phù hợp với qui định trong hợp đồng. Công ty cần căn cứ vào sự khác nhau về nguyên nhân gây tổn thất, đối tượng đòi bồi thường nhập khẩu chủ yếu gồm:



4.1 Đòi bên bán bồi thường:
Tất cả các trường hợp sau đây đều có thể đòi bên bán bồi thường, chẳng hạn: Số lượng bốc xếp không đầy đủ; chất lượng, quy cách của hàng hoá không phù hợp với qui định của hợp đồng; bao bì kém dẫn tới tổn thất hàng hoá; không giao hàng đúng hạn hay từ chối không giao hàng...
4.2. Đòi Công ty tàu biển bồi thường.
Những trường hợp sau đây, Công ty có thể đòi Công ty tàu biển bồi thường chẳng hạn như: Số lượng hàng hoá ít hơn số lượng ghi trên vận đơn; Vận đơn là vận đơn sạch mà hàng hoá lại có tình trạng hư hỏng, hơn nữa do lỗi của bên chủ tàu gây nên; Tổn thất của hàng hoá, theo điều khoản hữu quan trong các hợp đồng thuê tàu thì do bên chủ tàu chịu trách nhiệm...
4.3. Đòi Công ty bảo hiểm bồi thường.
Những trường hợp Công ty mua hàng theo giá FOB, thì các trường hợp: Do thiên tai, sự cố bất ngờ hay các sự cố khác trong vận chuyển dẫn tới tổn thất hàng hoá, hơn nữa lại nằm trong phạm vi bảo hiểm; Tất cả những phần Công ty tàu không bồi thường hay bồi thường không bù đắp được các tổn thất, hơn nữa thuộc phạm vi bồi thường. Trong nghiệp vụ nhập khẩu, khi làm công tác bồi thường với bên nước ngoài, Công ty cần chú ý các điểm sau:
* Chứng từ đòi bồi thường: Khi đưa ra yêu cầu bồi thường với bên nước ngoài cần cung cấp giấy tờ, trước tiên là đơn yêu cầu bồi thường sạch, kèm theo giấy chứng nhận kiểm nghiệm do cơ quan thương kiểm cấp, hoá đơn, bản sao vận đơn. Tiếp đó cần kèm theo các giấy tờ liên quan đối với các đối tượng đòi bồi thường khác nhau. Khi đòi bên bán bồi thường, Công ty cần đưa ra căn cứ và lý do xác thực trong giấy tờ đòi bồi thường, nếu là hợp đồng FOB Công ty cần kèm theo báo cáo sử lý hàng do thay mặt Việt Nam AIRLINES và nhân viên sử lý hàng hoá của cơ quan sân bay ký xác nhận và chứng nhận dỡ thiếu hay hư hỏng do thay mặt Việt Nam AIRLINES ký xác nhận; khi đòi Công ty bảo hiểm bồi thường, cần kèm theo báo cáo kiểm nghiệm liên hợp của Công ty bảo hiểm và bên mua...
* Số tiền đòi bồi thường: Ngoài giá trị tổn thất hàng hoá, Công ty có thể nêu ra các chi phí liên quan. Như chi phí kiểm nghiệm hàng hoá, phí bốc dỡ, phí ngân hàng, thuê kho, lãi suất,...đều có thể đưa vào số tiền đòi bồi thường. Còn về việc bao gồm những loại nào, thì cần căn cứ vào tình hình cụ thể để xác định.
* Kỳ hạn đòi bồi thường: Công ty cần đưa ra yêu cầu bồi thường với bên nước ngoài trong kỳ hạn có hiệu lực đòi bồi thường trong quy định hợp đồng, quá hạn sẽ không có hiệu lực. Nếu công tác thương kiểm có thể cần thời gian dài hơn, có thể yêu cầu đối phương kéo dài thời hạn đòi bồi thường. Nếu hàng hoá nhập khẩu đã xảy ra tổn thất rồi, ngoài thuộc trách nhiệm bồi thường của Công ty tàu và Công ty bảo hiểm ra, nếu thuộc trách nhiệm bên bán phải trực tiếp gánh vác, cần yêu cầu trực tiếp bên bán bồi thường, tránh để bên bán kiếm cớ thoái thác trách nhiệm xử lý bồi thường.
Trường hợp tranh chấp giữa các bên được giải quyết không thoả đáng: một bên không chấp nhân, khi đó hai bên có thể đưa tranh chấp ra toà đã đăng ký để giải quyết. Các khiếu nại và tranh chấp sau khi được giải quyết xong, hợp đồng có thể sẽ kết thúc hay tiếp tục nếu được cả hai bên đồng ý khi hiệu lực của hợp đồng chưa kết thúc. Thông thường mong muốn kết thúc hợp đồng của một trong hai bên đối lập với mong muốn của bên kia là tiếp tục thực hiện nó.
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được ra đời vào những năm cuối của thế kỷ 20 là phù hợp với xu thế hợp nhất hiện nay nhằm tập trung nguồn lực phát triển thành một Tổng Công ty mạnh và đồng bộ, có đủ sức cạnh tranh với các hãng Hàng không trong khu vực. Trong sự nghiệp đó, Công ty xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX góp phần không nhỏ.
AIRIMEX là một Công ty mới được thành lập, mới hoà nhập vào cơ chế thị trường do đó còn không ít khó khăn, thử thách trên con đường phát triển của mình. Để thực hiện được chiến lựơc đề ra trong giai đoạn 2000-2010 Công ty xuất nhập khẩu Hàng không xin kiến nghị với Cục Hàng không dân dụng Việt Nam và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam một số vấn đề lớn sau:
* Nên có một quy định rõ ràng cụ thể để các đơn vị trong ngành Hàng không nhập khẩu các trang thiết bị, vật tư, khí tài đều uỷ thác qua AIRIMEX để tránh lãng phí tài lực của một đơn vị trong ngành.
* Tổng Công ty Hàng không Việt Nam nên nhanh chóng sửa đổi quy chế xuất nhập khẩu, trong quy chế phải xác định rõ vai trò chủ chốt trong công tác xuất nhập khẩu của Công ty AIRIMEX.
* Công ty xuất nhập khẩu Hàng không là đơn vị duy nhất trong ngành hiện nay chưa có trụ sở làm việc phù hợp, đề nghị Tổng Công ty tạo mọi điều kiện ưu đãi (nhất là vốn) để Công ty xây trụ sở làm việc tạo đà cho Công ty phát triển theo kế hoạch đã đề ra.
* Vốn kinh doanh của Công ty hiện nay nếu được thực hiện theo đúng chỉ thị 59/CP thì không đủ để hoạt động, đề nghị Tổng Công ty bổ sung thêm vốn, hay tạo mọi điều kiện thuận lợi để Công ty được tiếp nhận quỹ tài trợ Quốc tế hay là vốn đầu tư của các tổ chức nước ngoài.




Chương I 1
Một số lý luận cơ bản về đàm phán-ký kết-thực hiện 1
hợp đồng nhập khẩu 1
I.Vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế nói chung và ngành Hàng không nói riêng. 1
II. Đàm phán-giao dịch bước quan trọng để ký kết hợp đồng. 2
1.Khái niệm đàm phán trong kinh doanh quốc tế. 2
2. cách giao dịch. 3
3. Các hình thức đàm phán-giao dịch. 6
3.1 .Đàm phán-giao dịch qua thư tín. 6
4.1. Chiến lược đàm phán kiểu cứng. 8
4.2. Chiến lược đàm phán kiểu mềm. 8
4.3. Chiến lược đàm phán kiểu hợp tác. 8
III. Ký kết hợp đồng nhập khẩu 9
1.Khái niệm hợp đồng kinh tế. 9
2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế. 9
3.Tổ chức ký kết hợp đồng kinh tế. 10
IV. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 11
1. Xin giấy phép nhập khẩu. 12
2. Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu. 13
3. Thuê tàu lưu cước, đặt khoang. 14
4. Mua bảo hiểm. 15
5. Làm thủ tục Hải quan, nghiệm thu hàng hoá. 16
6. Giao nhận hàng nhập khẩu với tàu 17
7 .Làm thủ tục thanh toán. 17
8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại. 20
9. Kiểm định các chứng từ trong quá trình thực hiện hợp đồng. 21
Chương II: 24
Thực trạng về đàm phán-ký kết-thực hiện hợp đồng 24
nhập khẩu trang thiết bị vật tư phục vụ nghành hàng không tại công ty xuất nhập khẩu Hàng Không-Airimex 24
I. Giới thiệu chung về công ty 24
1.Quá trình hình thành và phát triển 24
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty. 25
2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty AIRIMEX. 25
2.2.Quyền hạn của Công ty AIRIMEX 25
3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động 26
3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. 26
4. Khách hàng thường xuyên của Công ty. 28
4.1. Các khách hàng thường xuyên uỷ thác nhập khẩu cho AIRIMEX 29
4.2. Các hãng cung ứng thường xuyên cho AIRIMEX. 30
5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty AIRIMEX. 31
5.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 1993-1995 31
5.2. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 1996-1999. 32
5.2.1. Về vấn đề vốn kinh doanh. 32
5.2.2. Về kim ngạch và cơ cấu nhập khẩu. 33
5.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 1996-1999. 36
III.LN trước thuế 36
II. Công tác đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng ở công ty AIRIMEX. 37
1.Tổ chức đàm phán 37
2. Tổ chức ký kết hợp đồng. 41
2.1. Điều khoản hàng hoá và chất lượng. 41
2.2. Điều khoản về số lượng. 42
2.3 Điều khoản về giá cả. 42
2.4. Điều kiện về thanh toán. 43
2.5. Điều khoản bao bì đóng gói và ký tên mã hiệu. 44
2.6. Điều khoản giao hàng và thông báo giao hàng. 45
2.7. Điều khoản về kiểm tra. 45
2.8. Điều khoản về đào tạo chuyên gia kỹ thuật 45
2.9. Điều khoản cung cấp các phần thiết bị, các phụ tùng thay thế bổ xung hay bị mất. 46
2.10. Điều khoản bảo hành. 46
2.11. Điều khoản phạt do giao hàng chậm. 48
2.12. Điều kiện về trong tài. 48
2.13. Điều khoản hiệu lực của hợp đồng. 49
2.14. Điều khoản về tài liệu của hợp đồng. 49
III. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu ở công ty AIRIMEX. 51
1.Thuận lợi. 51
2. Khó khăn. 53
Chương III 56
Hoàn thiện quy trình đàm phán-ký kết-thực hiện hợp đồng nhập khẩu trang thiết bị vật tư tại Công ty AIRIMEX. 56
I. Phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty AIRIMEX trong thời gian tới.A 56
A. Các yếu tố tác động đến chiến lược kinh doanh của Công ty và những dự báo đến năm 2010. 56
1. Các yếu tố tác động đến chiến lược kinh doanh của Công ty 56
1.1.1.Chính trị 56
1.1.2. Dân số và thu nhập 57
1.1.3. Chính sách vĩ mô. 57
1.1.4. Sự phát triển của công nghệ Hàng không thế giới. 57
1.2. Xu hướng phát triển của các phương tiện giao thông công cộng. 58
1.3. Các yếu tố có liên quan. 58
2. Dự báo thị trường. 58
2.1. Thị trường trong ngành. 59
2.2. Thị trường ngoài ngành. 59
1. Mục tiêu phát triển. 60
Nội dung chính của mục tiêu 60
2. Các định hướng nhằm phát triển Công ty 61
2.1. Định hướng kinh doanh 61
2.1.1Định hướng ngành hàng. 61
2.1.2 Định hướng về doanh thu. 61
2.1.3 Định hướng về tiếp thị và khuyến mại. 62
2.2. Định hướng về phát triển nguồn nhân lực. 63
2.3 .Định hướng về đầu tư phát triển. 63
2.4. Định hướng về tài chính và vốn. 64
II. Hoàn thiện quy trình đàm phán-ký kết 65
1. Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ cho công tác đàm phán-ký kết. 65
2. Hoàn thiện công tác tổ chức nhân sự. 67
3. Tổ chức địa điểm đàm phán. 69
4. Hoàn thiện phương pháp soạn thảo một số điều khoản chính trong hợp đồng nhập khẩu tại Công ty AIRIMEX. 70
III. Hoàn thiện qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty AIRIMEX 74
1. Mở thư tín dụng. 74
2. Uỷ nhiệm thuê tàu đôn đốc bên bán giao hàng. 75
3. Khai báo hải quan, nghiệm thu và chuyển giao hàng hoá. 76
3.1. Khai báo hải quan. 76
3.2 Nghiệm thu hàng hoá. 76
3.3 Làm thủ tục chuyển giao: 76
4. Bồi thường và đòi bồi thường. 76
4.2. Đòi Công ty tàu biển bồi thường. 77
4.3. Đòi Công ty bảo hiểm bồi thường. 77
IV. Một số kiến nghị với Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 78

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Một số món ăn ngon ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi Ẩm thực 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D Ebook Nghiên cứu quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Văn hóa, Xã hội 0
D quản lý một số vấn đề về công tác quản lý báo chí hiện nay Quản trị học 0
A Tổng hợp và xác định các đặc trưng của một số hydroxide cấu trúc lớp kép ứng dụng trong xử lý môi trường Khoa học Tự nhiên 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cảng Vật Cách Quản trị Nhân lực 0
D MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM CHO HỌC SINH YÊU THÍCH MÔN HỌC VẬT LÝ ở THPT Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu một số đặc tính sinh lý – sinh thái cây chùm ngây (Moringa Oleifera Lam.) thuộc họ chùm ngây (Moringaceae r.br. ex dumort.; 1829) Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top