Stanwik

New Member

Download miễn phí Đề tài Tổ chức hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Tổng công ty rau quả Việt Nam





 Trong thời gian qua bằng nhiều nỗ lực ,Tổng công ty rau quả Việt Nam đã luôn tồn tại và đứng vững trên thương trường .Với doanh số tăng không ngừng ,Tổng công ty đã khẳng định được vị trí của mình trong ngành rau quả Việt Nam và đã phát huy được tiềm năng của đất nước.

 Tuy nhiên,bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu rau quả.Song điều này là khó tránh khỏi đối với một nước đang còn nghèo nàn ,lạc hậu và mới tham gia vào thị trường hàng hoá thế giới như hiện nay.Vì vậy, để tăng cường hiệu quả kinh doanh XK mặt hàng này và xứng đáng với tên gọi của mình trong thời gian tới Tổng công ty cần kịp thời đề ra các chiến lược các sách lược kinh doan cụ thể để phù hợp với các biến động của thị trường.

 Qua đợt thực tập tại Tổng công ty rau quả Việt Nam được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác ,cô chú tại phòng kế toán tài chính,bản thân em có điều kiện đi sâu vào tìm hiểu mọi hoạt động của Tổng công ty ,kiểm nghiệm lại kiến thức đã học và rút ngắn khoảng cách thực tiễn và lý thuyết.Từ đó ,em xin đề xuất một số ý kiến với Tổng công ty để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu rau quả trong những năm tới , kinh doanh có hiệu quả và trở thành con chim đầu đàn của Bộ thương mại.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


n đến quá trình xuất khẩu
Trong các nghiệp vụ xuất khẩu có các chứng từ sau:
Bộ chứng từ gửi cho nước nhập khẩu gồm:
- Vận đơn (Bill of Lading): là giấy chứng nhận của đơn vị vận tải về loại hàng hoá, số lượng, nơi đi, nơi đến.
- Hoá đơn thương mại (Conmecial Invoice): la chứng từ cơ bản của khâu công tác thanh toán. Nó yêu cầu người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hoá đơn.
- Bảng kê đóng gói (Packing List): là bảng kê khai tất cả hàng hoá đựng trong một kiện hàng.
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền cấp để xác nhận nơi sản xuất ra hàng hoá.
- Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quality): là chứng từ xác nhận phẩm chất hàng hoá thực giao và chứng minh phẩm chất hàng hoá phù hợp với điều khoản trong hợp đồng.
- Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of Quantity): là chứng từ xác nhận số lượng của hàng hoá thực giao.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate): xác nhận lô hàng nào đã được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm dài hạn.
- Giấy chứng nhận kiểm định.
Ngoài bộ chứng từ trên, doanh nghiệp còn sử dụng các chứng từ khác như phiếu nhập kho, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, bảng kê tính thuế, các chứng từ vận chuyển, bốc dỡ hàng...
6. Hệ thống tài khoản sử dụng để hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá
Ngoài những tài khoản đã được liệt kê, trong quá trình mua và bán hàng xuất khẩu còn sử dụng một soó tài khoản sau:
- TK 143 – Chênh lệch tỷ giá: Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch do thay đổi tỷ giá ngoại tệ của doanh thu và tình hình xử lý số chênh lệch đó.
- TK511 (5111) – Doanh thu bán hàng: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp và các khoản giảm trừ doanh thu. Từ đó tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ. Tổng doanh thu bán hàng ghi nhận ở đây có thể là tổng giá thanh toán (với các doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp cũng như các đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt) hay giá không có thuế VAT (với các doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ).
- TK 531 – Hàng bán bị trả lại: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh số của hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại.
- TK 532 – Giảm giá hàng bán: Tài khoản nàt dùng để phản ánh các tài khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận. Được hạch toán vào tài khoản này bao gồm các tài khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu, và các khoản giảm giá đặc biệt do những nguyên nhân thuộc về người bán.
- TK 641 – Chi phí bán hàng: Tài khoản này dùng để tập hợp phân bổ những chi phí pháp sinh liên quan tới quá trình bán hang trong kỳ.
- TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp: dùng để tập hợp và phân bổ chi phí quản lý phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp.
- TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh: Tài khoản này dùng để xác định kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, được mở chi tiết theo từng hoạt động (hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường) và từng loại hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ...
7. Hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá
a. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp (tính VAT theo phương pháp khấu trừ)
Phương pháp tính giá hàng hoá xuất kho đem đi xuất khẩu
Trị giá vốn của hàng xuất khẩu = Trị giá mua thực tế của hàng xuất khẩu
Do đó:
- Nếu hàng mua về không nhập kho mà chuyển thẳng từ địa phương đến cảng xuất thì:
Giá ghi trên hoá đơn của người bán là gía không có VAT nếu doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ và là giá bao gồm cả VAT nếu doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp.
- Nếu hàng mua về nhập kho thì khi xuất kho đem đi xuất khẩu trị giá mua thực tế của hàng xuất khâủ được tính theo các phương pháp sau:
+ Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: Phương pháp này dựa trên cơ sở thực tế xuất hàng hoá ở lô nào để bán thì lấy đúng giá mua thực tế của lô đó dể tính giá thực tế của hàng xuất bán cho đối tượng.
+ Phương pháp tính theo giá bình quân gia quyền: Bao gồm có giá bình quân cả kỳ dự trữ, giá bình quân sau mỗi lần nhập, giá bình quân cuối kỳ trước (hay đầu kỳ này)
Trị giá mua thực tế của hàng xuất bán trong kỳ
=
Số lượng hàng xuất bán trong kỳ
x
Giá bình quân gia quyền
Giá bình quân sau mỗi lần nhập là doanh nghiệp phải tính lại giá hàng xuất kho sau mỗi lần nhập hàng.
Giá bình quân cuối kỳ trước có nghĩa doanh nghiệp sử dụng giá bình quân của cuối kỳ trước làm giá để tính cho hàng xuất kho kỳ này.
+ Phương pháp tính theo giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo giá mua thực tế lần cuối cùng:
Trị giá mua của hàng tồn cuối kỳ
=
Số lượng hàng tồn
cuối kỳ
x
Đơn giá mua thực tế lần cuối
Trị giá mua của hàng bán ra trong kỳ
=
Trị giá mua của hàng tồn đầu kỳ
+
Trị giá mua của hàng nhập trong kỳ
-
Trị giá mua của hàng tồn cuối kỳ
+ Phương pháp nhập trước xuất trước:
Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp vì nó đảm bảo xác định trị giá mua của hàng hoá bán ra kịp thời, sát với thực tế vận động của hàng hoá. Phương pháp này dựa trên giả thiết hàng hoá nào nhập kho trước thì xuất bán trước. Do đó khi sử dụng phương pháp này, giá vốn của hàng hoá dược tính theo giá của đợt nhập đầu tiên, sau đó tính theo giá của đợt nhập kế tiếp.
+ Phương pháp nhập sau xuất trước:
Phương pháp này dựa trên giả thiết hàng hoá nhập sau cùng được xuất bán tiên. Vì vậy, việc tính giá ngược với phương pháp nhập trước xuất trước.
+ Phương pháp giá hàng hoá hạch toán (hay phương pháp hệ số giá):
Theo phương pháp này, hàng hoá xuất kho trong tháng được ghi theo giá hạch toán, cuối kỳ khi tính được giá thực tế sẽ tiến hành điều chỉnh giá hạch toán hàng hoá xuất kho về giá trị thực tế. Giá hạch toán có thể là giá kế hoạch hay giá tạm tính hay giá thực tế đầu kỳ.
Giá hạch toán hàng hoá xuất trong tháng
=
Số lượng hàng hoá xuất trong tháng
x
Đơn giá hạch
toán
Giá thực tế hàng hoá xuất trong tháng
=
Giá hạch toán hàng hoá xuất trong tháng
x
Hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán
Hệ số giá hàng hóa
=
Giá thực tế hàng hoá
tồn đầu tháng
+
Giá thực tế hàng hoá nhập trong tháng
Giá hạch toán hàng hoá tồn đầu tháng
+
Giá hạch toán hàng hoá nhập trong tháng
Trình tự hạch toán:
- Phản ánh số hàng chuyển đi xuất khẩu:
Nợ TK 157: trị giá mua của hàng chuyển đi xuất khẩu.
Nợ TK 1331: VAT của hàng mua chuyển thẳng.
Nợ TK 138 (1388): trị giá bao bì kèm theo (nếu có).
Có TK 156 (1561): trị giá mua hàng xuất kho.
Có TK 153 (1532): trị giá bao bì xuất kho kèm theo.
Có TK 331, 151, 111, 112: trị giá hàng và bao bì thu mua chyển thẳng đi xuất khẩu.
- Khi hàng được xác định là tiêu thụ (hoàn thành thủ tục hải quan, xếp lên phương tiện vận tải và rời biên giới) kế toán ghi
Bút toán 1: phản ánh giá vốn của hàng xuất khẩu:
Nợ TK 632
Có TK 157
Bút toán 2: phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu và bao bì tính riêng được người mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
+ Nếu doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ ngoại tệ:
Nợ TK 131, 1112, 11...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần VLXD Vi Luận văn Kinh tế 0
H Tổ chức hạch toán kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty khoá Minh Khai Luận văn Kinh tế 0
T Tổ chức hạch toán tiền lương, và các khoản trích theo lương, các biện pháp tăng cường công tác quản Luận văn Kinh tế 0
L Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Du Lịch Đống Đa Hà Nội Luận văn Kinh tế 2
N Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Tập đoàn Bưu chín Luận văn Kinh tế 0
J Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác quản lí, sản xuất và tổ chức hạch toán kế toán CPSX Luận văn Kinh tế 0
F Tổ chức quản lý và hạch toán kế toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty Du lịch Qu Luận văn Kinh tế 0
B Tổ chức hạch toán CPSX với vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty khoá Minh Khai Luận văn Kinh tế 0
A Tổ chức hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty Giầy Thăng Long Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top