Nathalia

New Member

Download miễn phí Đề tài Mức sống của dân cư theo các vùng - Thực trạng và giải pháp





A. Lời mở đầu 2

B. Nội dung 3

Chương I. Cơ sở lý luận và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sống 3

I. Cở sở lý luận về mức sống 3

1. Khái niệm về mức sống 3

2. Tính chất và đặc điểm mức sông dân cư 3

II. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức sống 6

1. Những chỉ tiêu phản ánh đặc điểm và điều kiện lao động 6

2. Những chỉ tiêu phản ánh mức tiêu dùng của cải vật chất trong xã hội 6

3. Những chỉ tiêu phản ánh điều kiện sinh hoạt văn hóa, tinh thần và đảm bảo sức khỏe 7

4. Những chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả tác động giữa các yếu tố 7

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sống dân cư 7

1. Những yếu tố thuộc về kinh tế xã hội 7

2. Những yếu tố thuộc về địa lý tự nhiên và yếu tố dân cư, con người 8

3. Những yếu tố thuộc tâm lý, sức khỏe, giáo dục 9

4. Những yếu tố liên quan với điều kiện quốc tế 10

Chương II. Phân tích thực trạng mức sống dân cư ở các vùng 10

I. Thu nhập bình quân theo đầu người 10

II. Vấn đề lương thực và dinh dưỡng 11

III. Chăm sóc sức khỏe, y tế 13

IV. Vấn đề giáo dục 14

V. Một số vấn đề khác 16

Chương III. Những giải pháp nhằm nâng cao mức sống ở các vùng 19

I. Giải pháp về thu nhập 19

II. Giải pháp về lương thực thực phẩm 21

III. Giải pháp về y tế, sức khỏe 22

IV. Giải pháp về giáo dục, đào tạo. 24

V. Giải pháp về một số vấn đề khác. 26

C. Kết luận 27

D.Danh mục tài liệu tham khảo 28

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


rong tiêu dùng do ảnh hưởng của thời tiết trong năm.
- Phân bố dân cư , phân bố sản xuất, hệ thống giao thông sinh cảnh. Theo các vùng, nơi nào mà dân số tập trung đông đúc, sản xuất phát triển, hệ thống giao thông tốt thì nơi đó sẽ có nhiều điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Trình độ văn minh, đặc điểm thói quen, truyền thống, tôn giáo trong tiêu dùng .
- Số lượng và cơ cấu dân cư theo tuổi và giới tính, nghề nghiệp trong vùng.
- Điều kiện lịch sử, dân số ảnh hưởng đến quá trình phát triển tiêu dùng và mức sống dân cư.
3. Những yếu tố thuộc tâm lý, sức khỏe, giáo dục
- Động thái hình thành và phát triển nhu cầu. Nhu cầu lớn đòi hỏi sản xuất phải phát triển để có thể đáp ứng được các nhu cầu, từ đó mà nâng cao mức sống của người dân.
- Định hướng phát triển nhu cầu do tác động của truyền thống tiêu dùng gia đình, nông thôn, thành phố, tập thể xã hội
- Ảnh hưởng của phương tiện thông tin đại chúng trong việc hình thành nhu cầu mới.
- Mức độ thay đổi và phát triển của mốt sinh hoạt, sở thích, thói quen tiêu dùng của từng người
- Trình độ giáo dục của người tiêu dùng
- Tình hình sức khỏe, khả năng sinh lý của người tiêu dùng trong từng thời kỳ khác nhau trong quá trình tái sản xuất ra cuộc sống của mình
4. Những yếu tố liên quan với điều kiện quốc tế
- Sự tham gia của đất nước trong quá trình phân công lao động quốc tế
- Tình hình chiến tranh và hòa bình thế giới
- Tình hình xuất nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng
- Trình độ phát triển và khả năng trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất đời sống và tiêu dùng
Trên đây là một số điều kiện và yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức sống dân cư. Cùng với sự phát triển của sản xuất xã hội, các yếu tố và điều kiện ảnh hưởng đến mức sống cũng thường xuyên biến động. Do đó việc xác định các yếu tố ảnh hưởng cũng như tính toán mức động ảnh hưởng của chúng đến mức sống là một việc làm rất khó khăn và phức tạp.
Chương II: Phân tích thực trạng mức sống dân cư ở các vùng
Đánh giá mức sống của dân cư các vùng theo các khía cạnh sau:
I. Thu nhập bình quân theo đầu người
Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, bao gồm:
- Thu từ tiền công, tiền lương
- Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất)
- Thu nhập từ sản xuất phi nông, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ chí phí sản xuất và thuế sản xuất)
- Thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiền kiệm, bán tài sản, vay thuần túy, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được)
Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình = Tổng thu nhập của hộ gia đình chia cho tổng số thành viên cùa hộ gia đình
Biểu 1: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo vùng
Vùng
Năm 1996 (1000 đồng)
Năm 1999 (1000 đồng)
Năm 2004 (1000 đồng)
Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-1999 (%)
Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1999-2004 (%)
Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2004(%)
Cả nước
226.7
295
484.4
30.13
64.20
113.67
Đồng bằng sông Hồng
223.3
280
488.2
25.39
74.36
118.63
Miền núi và trung du Bắc Bộ
173.8
210
322.8
20.83
53.71
85.73
Bắc Trung Bộ
174.1
212.4
317.1
22.00
49.29
82.14
Duyên hải Nam Trung Bộ
194.7
252.8
414.9
29.84
64.12
113.10
Tây Nguyên
265.6
344.7
390.2
29.78
13.20
46.91
Đông Nam Bộ
378.1
527.8
833
39.59
57.82
120.31
Đồng bằng sông Cửu Long
242.3
342.1
471.1
41.19
37.71
94.43
Nguồn: Niêm giám thống kê các năm và tính toán của tác giả
Nhận xét:
- Thu nhập bình quân đầu người một tháng của các hộ trong cả nước qua các năm đều có sự tăng lên. Nếu thời kỳ 1996-1999, thu nhập bình quân của hộ chỉ đạt 30.13 % thì đến giai đoạn 1999-2004 con số này đã tăng lên gấp đôi 64.2 %. Xét cả thời kỳ 1996-2004 tốc độ tăng thu nhập là 113.67 %. Điều này cho thấy phần nào được mức sống của người dân đã tăng lên.
- Qua biểu trên chúng ta cũng nhận thấy rất rõ một số vùng có mức thu nhập bình quân khá cao như Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và có mức tăng nhanh qua các năm. Như đồng bằng sông Hồng có mức tăng của thời kỳ 1996-2004 là 118.63%, Duyên hải Nam Trung Bộ là 113.10% và Đông Nam Bộ là 120.31%. Điều đó cho thấy người dân sống ở các vùng nói trên đã có một mức thu nhập cao. Bên cạnh đó thì cũng có các vùng có thu nhập bình quân đầu người còn thấp và mức tăng thu nhập chậm so với cả nước như vùng Miền núi và trung du Bắc Bộ (Đông Bắc và Tây Bắc), Bắc trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.Những vùng này chỉ có mức tăng thu nhập vào khoảng từ 80-95% trong thời kỳ 1996-2004. Tây Nguyên là vùng có mức thu nhập bình quân thấp nhất trong cả nước và mức tăng tương đối thấp. Nếu thời kỳ 1996-1999 mức tăng chỉ có 29.78% thì đến thời kỳ 1999-2004 mức này lại còn thấp hơn, chỉ có 13.2%. Điều này cho thấy đời sống của dân cư vùng này có chiều hướng giảm xuống do thu nhập của họ không tăng mà lại giảm đi.
Chúng ta có thể đưa ra một vài lý do để giải thích tình hình trên
- Thứ nhất là do có sự khác biệt về địa lý giữa các vùng lãnh thổ, do ảnh hưởng của khí hậu thời tiết, phong tục tập quán dẫn đến tình trạng này. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ là những vùng có khí hậu tốt, điều kiện đất đai màu mỡ phù hợp cho sự canh tác. Vùng Tây Nguyên, Miền núi trung du Bắc Bộ là những vùng có khí hậu khắc nghiệt, đất đai chủ yếu là đất đồi rất khó để trồng trọt, phát triển nông nghiệp.
- Thứ hai phải kể đến là ở các vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Duyên hải Miền Trung là những vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, dân cư tập trung đông đúc. Đây còn là những vùng có điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, dễ dàng tiếp xúc được với khoa học công nghệ.
- Thứ ba là các vùng kể trên có một hệ thống cở sở vật chất hạ tầng khá tốt, điều kiện để phát triển kinh tế khá cao không như những vùng núi cao, cơ sở hạ tầng thì thấp kém, giao thông đi lại thì khó khăn, khó có thể thông thương phát triển kinh tế.
II. Vấn đề lương thực và dinh dưỡng
Chi tiêu hộ gia đình là tổng số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ đã chi cho tiêu dùng trong một thời gian nhất định, bao gồm cả tự sản, tự tiêu về lương thực, thực phẩm, phi lương thực, thực phẩm và các khỏan chi tiêu khác (biếu, đóng góp). Các khoản chi tiêu của hộ không bao gồm chi phí sản xuất, thuế sản xuất, gửi tiết kiệm, cho vay, trả nợ và các khoản chi tương tự.
Chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ gia đình và các thành viên của hộ đã chi cho tiêu dùng bình quân cho một người trong một thời gian nhất định.
Chi tiêu bình quân đầu người một tháng của hộ gia đình được tính theo công thức sau:
Chi tiêu bình quân của một người một tháng của hộ gia đình kỳ báo cáo = Tổng chi tiêu của hộ gia đình trong tháng báo cáo chia cho số thành viên của hộ trong kỳ báo cáo
Biểu 2: Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng phân theo vùng ( theo gi

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top