3_8

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Có thể nói với những sinh viên ra trường thì giải quyết cho họ nghề nghiệp đúng với chuyên môn được đào tạo là vấn đề nan giải đối với nền kinh tế hiện nay. Kinh tế nước ta trong thời gian gần đây có nhiều chuyển biến đáng mừng, nhưng trình độ chuyên môn hóa chưa cao phát triển đào tạo là hướng đi đúng đắn đối với nền kinh tế nước ta nhưng cũng phải đảm bảo chất lượng đào tạo. Việc tuyển sinh ào ạt về số lượng nhưng khi sinh viên ra trường chất không cân bằng với lượng lại gây cản trở cho sự phát triển của xã hội việc đào tạo sinh viên phải đảm bảo cung cầu vấn đề “thừa thầy thiếu thợ” hiện nay đang trở nên phổ biến vấn chính là do quan niệm giáo dục chưa hợp lý, có những ngành nghề đào tạo quá thừa thãi ngược lại có những ngành nghề không đáp ứng được sự đòi hỏi yêu cầu của xã hội. Thực tế cho thấy những công việc đòi hỏi những thợ công nhân bình thường nhưng lại không có còn những cử nhân kỹ sư bác sĩ… thì lại quá nhiều hay thừa thãi. Có lẽ điều đó do quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh, sinh viên chưa thực sự đúng đắn thiếu thực tế của xã hội.
Qua đây ta thấy trong thực tiễn những bất ổn của việc lựa chọn nghề nghiệp những mất cân đối trong giáo dục và đào tạo đã ảnh hưởng không nhỏ trong thị trường lao động việc làm. Hơn nữa đối với tất cả các nước cho dù phát triển hay đang phát triển cho dù kinh tế thị trường hay quá độ sang kinh tế thị trường thì việc làm và sự lựa chọn nghề nghiệp đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của cả xã hội và của mỗi cá nhân, là nhân tố đảm bảo ổn định xã hội. Do vậy lựa chọn một ngành nghề phù hợp đảm bảo cung cấp việc làm và công bằng trong tiếp cận việc làm là nhiệm vụ trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay, đồng thời dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác đào tạo nguồn nhân lực góp phần xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN.
III. Giải pháp lựa chọn nghề nghiệp trong sinh viên hiện nay
1. Về phía giáo dục và đào tạo và những chính sách của Nhà nước
Hiện nay các trường đại học, cao đẳng có một sứ mệnh vẻ vang và rất nặng nề góp phần xứng đáng vào đào tạo nhân lực phục vụ kinh tế xã hội đi vào công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đó là nhiệm vụ trung tâm của giáo dục đại học nhất là trong giai đoạn hiện nay. Các trường chúng ta cần xem xét lại (điều chỉnh bổ sung…) cơ cấu đào tạo, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề đào tạo, cơ cấu xã hội… để sao cho sinh viên có thể lựa chọn một cách phù hợp nhất với các điều kiện khả năng của mình với ngành nghề khác nhau. Cơ cấu đào tạo đại học cao đẳng phải áp sát cơ cấu lao động và qua đó bám sát cơ cấu kinh tế xã hội của từng thời kỳ phát triển đất nước. Thử hỏi với nền kinh tế hiện nay của đất nước mà trong số cán bộ có trình độ đại học chỉ có hơn 8% là thuộc các ngành nông nghiệp thì có hợp lý không ? Có nên để hiện tượng sinh viên đổ sô vào học kinh tế, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin… như vậy không ? Những câu hỏi đặt ra như vậy yêu cầu đối với giáo dục và đào tạo phải cân đối, cân bằng trong công tác đào tạo, không nên để tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, ngành nào thiếu thì vẫn thiếu mà ngành nào thừa thì vẫn thừa. Điều đó có nghĩa là chúng ta gắn bó máu thịt giáo dục đại học chuyên nghiệp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, cuộc sống xã hội của địa phương và cả nước. Làm được như vậy chúng ta mới tránh được tình trạng sai lầm trong việc học tập và lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên, tránh được những rủi ro thất nghiệp trong vấn đề việc làm.
Không chỉ có như vậy chúng ta cần mở rộng các ngành nghề, các cơ cấu đào tạo… tạo nhiều cơ hội cho thế hệ trẻ trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Mặt khác để nắn lại “tâm lý xã hội” đang “tự phát” lao vào cao đẳng, đại học chính qui quá mức coi nhẹ đi học trung học chuyên nghiệp và đặc biệt đi học nghề, cần sớm có những định hướng đúng đắn, đi học nghề coi đó là con đường phổ biến nhất, ngắn nhất để làm giàu cho gia đình, xã hội, cân đối lại quan niệm nghề nghiệp trong thước đo giá trị lao động. Trong tương lai để tránh tình trạng thất nghiệp từng bước tăng cường tuyển người lao động đã qua trung học chuyên nghiệp, đã qua học nghề và đào tạo cao đẳng, đại học chính qui để tăng chất lao động tay nghề cán bộ đại học. Ngoài ra nhằm nâng cao nhận thức cho thanh niên và học nghề, đảm bảo lực lượng cho công nhân kỹ thuật, phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước, cần tăng cường việc thông tin tuyên truyền và công tác định hướng nghề nghiệp: đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về vai trò và vị trí của việc lựa chọn nghề nghiệp trong việc phát triển kinh tế xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu những cơ sở đào tạo nghề có chất lượng cao, những cá nhân điển hình về lập thân, lập nghiệp và thành đạt từ việc tạo nghiệp và có một sự lựa chọn đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai. Qua đó tác động làm chuyển biến nhận thức về sự lựa chọn nghề nghiệp trong từng cá nhân, gia đình, xã hội. Phối hợp với đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, tuyên truyền thông tin tư vấn nghề nghiệp, học nghề, dạy nghề cho thanh niên nhất là thanh niên nông thôn. Chỉ đạo các trường phổ thông, các phòng giáo dục, các trung tâm dạy nghề, giới thiếu việc làm chú ý đến công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh nhất là học sinh cuối cấp. Nâng cao hiểu biết đúng đắn giúp thanh niên lựa chọn nghề nghiệp một cách hợp lý và đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế của mình. Mặc khác Nhà nước phải hướng dẫn và chỉ đạo các trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố thực hiện tốt chức năng tư vấn, thông tin về nhu cầu lao động trên thị trường đặc biệt là thông tin sử dụng lao động hiện nay
2. Đối với bản thân sinh viên
Giải pháp của sự lựa chọn nghề nghiệp - việc làm không chỉ về phía giáo dục đào tạo các chính sách của Nhà nước mà còn bản thân cá nhân, gia đình cần có những hướng đi thích hợp cho sự lựa chọn của chính mình.
Mỗi người phải xác định rõ tất cả các điều kiện, khả năng của mình - điều đó có nghĩa là phải biết được sở thích, sở trường, năng lực của bản thân để có thể lựa chọn nghề nghiệp sao cho phù hợp với nhưng điều kiện đó. Làm tốt được mặt này sẽ giúp cho sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu, tạo động lực ý chí vì niềm đam mê của mình. Tuy nhiên những ước mơ quá viển vông, quá xa vời thì phải hy sinh và phải chấp nhận với thực tế, không chạy theo trào lưu, cũng không đặt ra những điều kiện không thiết thực. cần nhấn mạnh thêm rằng mỗi sinh viên thấy được việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân không chỉ là con đường duy nhất là phải đỗ vào một trường đại học, cao đẳng… mà còn có muôn nẻo những con đường lựa chọn nghề nghiệp tương lai mà vẫn đi đến thành công. Trong lịch sử không thiếu những người chưa từng có tấm bằng đại học nào vẫn rất thành đạt ở nhiêù lĩnh vực khác nhau. Tất nhiên con đường của họ khó có thể lấy làm mẫu hình chung cho các bạn trẻ noi theo. Những những gì giúp họ thành công đáng để ta học tập và suy ngẫm. Đó là quyết tâm theo đuổi mục đích đến cuối cùng, là khả năng làm việc không mệt mỏi, là niềm tin vào bản thân, tin vào tương lai và tin vào việc mình làm. Đại học là một con đường rộng lớn đến tương lai, nhưng hoàn toàn không phải là con đường duy nhất. Nếu học được cách nghĩ sáng tạo thực sự đam mê với việc mình yêu thích, phải sống có mục đích và niềm tin thì dù đi con đường nào cũng sẽ thành công
Bên cạnh xác định các yếu tố của bản thân thì gia đình không kém phần quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp. Chính gia đình - cái nôi của sự trưởng thành của mỗi người sẽ giúp cho mỗi sinh viên tránh được những nông nổi, thiếu kinh nghiệm trong sự lựa chọn nghề nghiệp. Gia đình phải có trách nghiệm trong việc giúp đỡ con em họ có những suy nghĩ đúng đắn, phân tích những sai lầm để họ có một con đường nghề nghiệp riêng cho chính mình. Mặt khác cũng phải quan tâm đến khả năng, năng lực của con em mình từ đó phát hiện ra năng khiếu, nguyên vọng…
Trước khi lựa chọn mỗi bản thân sinh viên phải tìm hiểu tình hình biến động trên thị trường cũng như xu thế cung cầu lao động để lựa chọn công việc thích hợp và có nhiều khả năng tìm được việc. Đó là những nghề nghiệp đang phát triển một cách thực sự hay có xu hướng phát triển hay đó là những nghề nghiệp đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho xã hội… chính những điều kiện này là một trong những yếu tố quan trọng để mỗi sinh viên khi ra trường cầm trên tay tấm bằng đại học sẽ được làm đúng những ngành nghề mà mình được đào tạo góp phần tạo động lực phát triển tiến bộ xã hội mặt khác nâng cao năng lực cuả mỗi sinh viên. Nói tóm lại nếu mỗi sinh viên lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân đều có được những yếu tố trên hay sự kết hợp chính sách Nhà nước và giáo dục đào tạo một cách cân đối thì có lẽ những thực trang đã và đang xẩy ra về vấn đề việc làm sẽ giảm đi đáng kể. Ngay bản thân sinh viên chúng ta không nên thành kiến với công việc này không tốt, công việc kia là thấp kém hay công việc danh giá… mà hãy xem đầy đủ các yếu tố của bản thân gia đình, xã hội để lựa chọn cho mình một công việc phù hợp dù là bất cứ một ngành nghề nào! Bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường của chúng ta hiện nay luôn luôn vận động và phát triển nếu mỗi chúng ta biết học tập và làm việc hết mình với nghề nghiệp mà ta chọn nó sẽ mang lại thành công. Có lẽ qua bài viết này sẽ gửi đến một thông điệp cho thế hệ trẻ nhất là sinh viên đó là “không có việc gì xấu mà chỉ có việc không phù hợp mà thôi”, chúng ta có thể bước vào đời bằng nhiều con đường khác nhau đừng bao giờ quan niệm rằng mọi con đường vào đời đều phải bước qua ngưỡng cửa đại học, cao đẳng để rồi khi tốt nghiệp thì tấm bằng cử nhân cất đi làm kỷ niệm còn cái giấy chứng nhận học nghiệp vụ lại là hành trang vào đời.


C. Kết luận

Sự lựa chọn nghề nghiệp - lựa chọn hướng đi cho tương lai của mỗi sinh viên với những biến động lao động trên thị trường lao động, thị trường việc làm dưới tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ cũng như xu thế toàn cầu hóa đã và đang là một vấn đề hết sức quan trọng và đầy cấp bách hiện nay. Vấn đề lựa chọn nghề nghiệp trong xã hội nhất là đối với sinh viên có vai trò quan trọng trong việc phát huy nguồn nhân lực con người làm động lực quyết định sự phát triển kinh tế – xã hội. Nhất là trong thời đại ngày nay với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì định hướng làm gì ? làm ở đâu ? và làm như thế nào ? có hợp lý hay không? có phù hợp với điều kiện bản thân xã hội không ? lại càng cần thiết đối với mỗi sinh viên. Sự lựa chọn đúng đắn tạo động lực lớn cho mỗi người có niềm hang say học tập nghiên cứu cống hiến cho xã hội. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên tình trạng chọn nghề nghiệp của sinh viên vẫn chưa có cải biến mang tính sâu rông ngay từ những khâu chỉ mang tính chất định hướng cho đến khi đặt bút lựa chọn ngành mình sẽ theo trong suốt đời việc lựa chọn - định hướng nghề nghiệp của mỗi sinh viên không chỉ đòi hỏi ở bản thân học sinh viên mà còn là nhiệm vụ của các cấp các ngành và của toàn xã hội trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và định hướng nghề nghiệp. Kết quả đạt được mà các chính sách của Nhà nước, chính sách giáo dục và những biến đổi trong tâm lý của mỗi sinh viên không phải là một chốc một lát mà phải là quá trình lâu dài và khó khăn. Cùng với những tác động tích cực của xã hội và những chính sách cải biến giáo dục của Nhà nước chắc chắn sẽ giảm bớt những bất động trong sự lựa chọn nghề nghiệp cũng như vấn đề việc làm của sinh viên hiện nay.
Một đất nước phát triển bền vững khi đó tình hình kinh tế chính trị ổn định và vấn đề việc làm được giải quyết một cách hợp lý và cân đối. Chính vì vậy phải xác định một đường lối, mục tiêu đúng đắn cho nghề nghiệp của sinh viên là một nội dung quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN.
Đề cương chi tiết
A. Đặt vấn đề
B. Nội dung
I. Tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
1. Vị trí và vai trò của việc lựa chọn nghề nghiệp đối với bản thân
2. Vị trí vai trò của sự lựa chọn nghề nghiệp với toàn xã hội
II. Thực trạng của việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên hiện nay
1. Lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên do niềm đam mê yêu thích và do cảm tính.
1.1. Đối với những sinh viên đã có niềm yêu thích và tâm huyết đối với một ngành nghề nào đó.
1.2. Đối với những sinh viên lựa chọn nghề nghiệp theo cảm tính không tìm hiểu sâu về ngành mà mình lựa chọn
2. Sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên dưới tác động của gia đình, xã hội, các lợi ích kinh tế.
2.1. Dưới định hướng của gia đình
2.2. Dưới tác động của xã hội: Những lợi ích kinh tế chạy theo xu thế của thị trường…
III. Giải pháp
1. Về phía giáo dục đào tạo, và những chính sách của Nhà nước
2. Đối với bản thân sinh viên
C. Kết luận
D. Danh mục tài liệu tham khảo

A. Đặt vấn đề

Vệc làm không cần lập luận và diễn giải nhiều được thừa nhận là có vai trò quan trọng trong ổn định tình hình chính trị xã hội, là giải pháp quan trọng để xoá đói giảm nghèo, và là cách thức để thông qua đó người lao động tích cực tham gia và khẳng định sự đóng góp của mình đôí với phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Hiện nay cơ chế thị trường đang từng bước thay thế cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trong lĩnh vực lao động việc làm. Không còn phổ biến nữa tình trạng “việc chờ người” tức là việc làm có sẵn chỉ cần cá nhân chấp nhận quyết định phân công của cơ quan Nhà nước. Bây giờ mỗi người phải chủ động tìm việc làm để có thu nhập và thất nghiệp trở thành một rủi ro có thể xây ra đối với bất kỳ người nào thụ động, tích cực không tìm việc có thể nói việc làm hiện nay là một trong những vấn đề nổi cộm đối với tất cả các nước trên thế giới đặc biệt là đối với Việt Nam – một nước có dân số trẻ lực lượng lao động khá nhiều, do đó nhu cầu việc làm là rất cấp bách. Hơn nữa nước ta vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, tất cả những điều đó tác động không nhỏ đến mọi mặt của đời sống xã hội, một trong những sự tác động đó là sự lựa chọn nghề nghiệp của thế hệ trẻ nhất là đối với sinh viên – một lực lượng quan trọng góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Mỗi sinh viên thấy được cần lựa chọn cho mình một ngành nghề, một mục đích cụ thể để hướng tới một cách tích cực chủ động và đó cũng là bước đi đầu tiên của mỗi sinh viên có thể gắn bó và đam mê với nghề nghiệp mà mình lựa chọn trong suốt cuộc đời. Làm gì ? Làm ở đâu? và làm như thế nào luôn là những câu hỏi đặt ra cho mỗi sinh viên trước khi quyết định con đường tương lai của mình sẽ đi. Và con đường tương lai ấy sẽ thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn của mỗi người. Và đó cũng là lý do để em lựa chọn đề tài: “Sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Mặc dù đã cố gắng hết mức nhưng do hạn chế về khả năng và hạn chế về tài liệu nên bài viết còn rất nhiều sai sót rất mong được sự đóng góp và sửa chữa của thấy giáo. Em xin chân thành Thank !

B. Nội dung

I. Tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp
Xã hội – xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội con người được giải phóng, nhân dân lao động làm chủ đất nước, có nền kinh tế phát triển cao mọi người có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân công bằng xã hội và dân chủ được đảm bảo. Mỗi người có thể tự do thực hiện các quyền cơ bản của mình như : quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền xã hội… coi trọng quyền sống như quyền học tập, quyền lao động trong đó quyền được “lựa chọn” là một trong những sự tự do không thể thiếu trong đời sống của con người, ở đó người ta tìm thấy sở thích, niềm đam mê với những sự lựa chọn của mình. Sự lựa chọn nghề nghiệp cũng vậy ! Nếu không có niềm hăng say thích thú thì việc mà họ lựa chọn sẽ ít mang lại hiệu quả. Mục đích của con người là sống để lao động và sáng tạo và ngược lại lao động mang lại của cải vật chất để con người sống và tồn tại. Hoạt động lao động là thường xuyên và không ngừng nhằm đảm bảo cuộc sống và đem lại thu nhập. Nhưng không phải tất cả mọi lao động đề phù hợp, chính vì vậy những câu hỏi như lao động cái gì? lao động như thế nào? và lao động ra sao luôn được đặt ra cho thế thệ trẻ nhất là sinh viên. Họ phải lựa chọn cho mình một nghề nghiệp mà mình yêu thích, mà mình đã từng ước mơ ấp ủ… Hơn thế nữa là lựa chọn một nghề mà phù hợp với mọi điều kiện và cơ chế thị trường của xã hội. Có thể nói việc lựa chọn nghề nghiệp là một trong những bước đi đầu tiên để một người gắn bó với nghề một cách lâu dài và làm việc có hiệu quả nhất. Mặc dù việc lựa chọn đó không phải là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng nghề nghiệp nhưng nó góp phần nâng cao năng suất lao động. Và phải có lòng hăng say nghề nghiệp thì người ta mới có sự gắn bó và làm việc có hiệu quả được. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đỉnh cao của khoa học công nghệ. Sự phát triển của Việt Nam trong hiện tại và
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

a2z

New Member
Có thể cho mình xin tham khảo được không ạ? Thank mod.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sự tác động của giá trị thương hiệu đến ý định lựa chọn nhà sách mua sắm của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
D Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ grabbike của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật Luận văn Kinh tế 0
D Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ grabbike của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
N Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên hệ Cao đẳng – Trường Cao đẳng Luận văn Sư phạm 3
N Biện chứng của sự lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Kinh tế chính trị 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn sử dụng dịch vụ đào tạo tiếng Anh trực tuyến của sinh viên trê Sinh viên chia sẻ 0
M Kiến thức về đau ốm và sự lựa chọn cách chữa trị của người Tày ở nông thôn miền núi tỉnh Yên Bái (ng Văn hóa, Xã hội 2
M Sự lựa chọn mô hình bảo hiếm ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 01 Luận văn Luật 0
H [Free] Sự lựa chọn chính sách tỷ giá của các quốc gía – bài học cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top