Download miễn phí Thực trạngvà các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp





Mục lục Trang

Phần 1: Lời nói đầu 1

 Phần 2: Nội dung 2

 Chương I: Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh tế

 trong sản xuất của các doanh nghiệp

I- Vấn đề lợi nhuận trong CNTB

 1-Lý luận của Marx về lợi nhuận. 2-Quá trình chuyển hoá từ giá trị hàng hoá sang giá cả sản xuất.

 3- Các hình thức của lợi nhuận.

 II- Cơ chế mới ở nước ta & những yêu cầu trong

 SXKD trong cơ chế mới.

1- Cơ chế thị trường.

2- Sự thay đổi cơ chế và các chính sách vĩ mô.

3- Tác động của cơ chế mới dẫn đến những yêu cầu, đòi hỏi trong SXKD

 III- Vấn đề lợi nhuận của DN trong cơ chế mới

 1-Quan niệm về lợi nhuận trong CNXH.

 2- Lợi nhuận của DN trong cơ chế mới

 Chương II: Thực trạngvà các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của các DN .

 I- Thực trạng về sản xuất kinh doanh của DN nước ta.

1- Những tích cực trong sản xuất kinh doanh.

2- Những hạn chế trong sản xuất kinh doanh.

II-Giải pháp 1- Vấn đề đặt ra đối với hiệu quả SXKD

 Phần 3: Kết luận 25

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Luật pháp đã thể chế hoá chủ trương, nghị quyết của Đảng. Các luật pháp này được xây dựng trong hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam và có tham khảo thông lệ quốc tế.
Cơ chế và chính sách vĩ mô đã nâng cao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Đây là một bước tiến đáng kể trong cơ chế và chính sách. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động theo luật và được tự chủ hoàn toàn trong sản xuất kinh doanh
Xác định rõ vai trò chức năng của mỗi tổ chức trong hệ thống quản lí
Hệ thống quản lí, xét một cách chung nhất gồm có các tổ chức:
-Các cơ quan lập pháp: Quốc hội
-Các cơ quan tư pháp : Thanh tra, Kiểm sát
-Các cơ quan hành pháp : Chính phủ, Các Bộ quản lí ngành, Các Bộ quản lí tổng hợp, các Uỷ ban Nhân dân địa phương (tỉnh, huyện )
-Các Tổng công ty và các doanh nghiệp
Trải qua nhiều năm cải tiến, đổi mới, đến nay chúng ta đã xác định tương đối rõ vai trò chức năng của mỗi tổ chức trong hệ thống quản lí. Quốc hội đảm nhận việc xây dựng luật, các Bộ và Uỷ ban Nhân dân : chịu trách nhiệm quản lí Nhà nước theo ngành và lãnh thổ, các Tổng công ty là tổ chức kinh doanh, các công ty( xí nghiệp, nhà máy độc lập) là tổ chức sản xuất kinh doanh. Chức năng quản lí Nhà nước và chức năng quản lí sản xuất kinh doanh đã được phân biệt rõ:
Đa dạng hoá các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm tạo động lực cho sự phát triển, tăng trưởng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Từ chỗ trong cơ chế bao cấp chỉ có hai loại doanh nghiệp là DN tập thể và DN Nhà nước, sang cơ chế thị trường, các loại hình sản xuất kinh doanh đã được đa dạng hoá và việc lựa chọn loại hình sản xuất kinh doanh đều do chủ sở hữu quyết định theo nguyên tắc có hiệu quả, tạo động lực và gắn với thị trường.
Tạo ra sự đổi mới cơ cấu tổ chức quản lí doanh nghiệp theo hướng gắn với thị trường tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lí.
3-Tác động của cơ chế mới dẫn đến những yêu cầu, đòi hỏi trong SXKD
Với các luật và chính sách đó , các doanh nghiệp không còn hoạt động chủ yếu theo nghị quyết của Đảng, theo chỉ thị mệnh lệnh cấp trên mà phải hoạt động theo luật pháp, luật pháp được ban hành dưới các loại khác nhau: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật phá sản , Luật Hợp tác xã, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế...Nền kinh tế nước ta có 6 thành phần kinh tế, môĩ loại doanh nghiệp, công ty hoạt động, vận hành trong cơ chế mới này trong phạm vi quy định của các văn bản luật , và phải chấp hành thep pháp luật.
Do cơ chế và chính sách vĩ mô nâng cao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, các DN được tự quyết định mặt hàng sản xuất , phải tự đảm bảo các điều kiện sản xuất kinh doanh( vốn, lao động, công nghệ, thông tin...), tự quyết định giá và tự phân phối sản phẩm làm ra trong khuôn khổ chính sách Nhà nước. Nhờ đổi mới như vậy, các doanh nghiệp thực sự phải bươn chải trong môi trường cạnh tranh và muốn tồn tại, phát triển trong môi trường cạnh tranh thì phải đổi mới, phải cải tiến, hoàn thiện tổ chức sản xuất và tổ chức quản lí.
Điều tối quan trọng và cũng là mục đích cuối cùng đối với các doanh nghiệp là lợi nhuận. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Biểu hiện tập trung nhất của hiệu quả là lợi nhuận. Trong cơ chế hiện nay, muốn tồn tại và phát triển, không còn con đường nào khác là doanh nghiệp phải đạt lợi nhuận càng cao càng tốt, mới có điều kiện hơn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh theo chiều rộng lẫn chiều sâu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường với các đối thủ của mình.
Tuy nhiên ta không thể chỉ hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh là lợi nhuận mà hiệu quả phải được gắn liền vào việc hoàn thành mục tiêu đề ra, không thể có được hiệu quả nếu mục tiêu của doanh nghiệp không đạt được. Đó cũng là một yêu cầu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện .
III-Vấn đề lợi nhuận của doanh nghiệp trong cơ chế mới
1- Quan niệm về lợi nhuận trong chủ nghĩa xã hội:
Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa lấy chế độ tư hữu TLXS làm nền tảng, còn nền kinh tế thị trường XHCN dựa trên chế độ công hữu TLXS. Chính quan hệ sản xuất nói chung và quan hệ sở hữu nói riêng là yếu tố đầu tiên quy định sự khác nhau về bản chất của hai loại thị trường. Cơ chế thị trường quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhưng do có sự khác nhau về bản chất giữa hai loại thị trường KTTT TBCN và KTTT XHCN, nên cùng theo đuổi mục đích lợi nhuận nhưng tính chất và mức độ khác nhau.
Phần trên ta đã nghiên cứu rất kỹ về khái niêm, bản chất, tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận bình quân, còn bây giờ, ta xem xét vai trò của lợi nhuận cả trong nền kinh tế thị trường nói chung, để từ đó thấy được sự khác nhau với vấn đề lợi nhuận trong CNXH
Theo đuổi mức lợi nhuận cao là mục đích của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Lợi nhuận là động lực hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Mục tiêu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là đáp ứng được tối đa nhu cầu của thị trường và xã hội nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất- lợi nhuận tối đa. Các DN hoạt động trong nền kinh tế thị truờng luôn được đặt trong một môi trường cạnh tranh gay gắt. Có nghĩa là sự phát triển đi lên của doanh nghiệp này sẽ kéo theo sự suy sup, thậm chí phá sản của doanh nghiệp khác. Giải thích về điều này, yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp là lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp làm ăn phát đạt , sẽ thu được nhiều lợi nhuận, một phần lợi nhuận ấy sẽ đi vào tiêu dùng, phần còn lại sẽ quay lại đầu tư , tiếp tục phát triển sản xuất và cứ như vậy cho dến khi doanh nghiệp còn duy trì được mức lợi nhuận tối thiểu. Và ngược lại với những doang nghiệp làm ăn kém hiệu quả, họ không thể mở rộng tái sản xuất, do đó mất dần khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn tới sự phá sản.
Còn trong XHCH , hay cụ thể hơn là kinh tế thị trường XHCN , mục tiêu của nền KTTT XHCN là vì nhân dân lao động , thực hiện xã hội hoá sản xuất , mọi người đều được hưởng thụ theo thành quả lao động mà mình làm ra, tức là thực hiện phân phối theo lao động, song song với việc phát triển kinh tế , CNXH thực hiện chính sách phân phối khác kết hợp với việc thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tiến bộ xã hôi, tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội, phấn đấu ngày càng rút ngắn hố phân cách giàu nghèo, giảm tỷ lệ các hộ nghèo, không ngừng tăng nhanh mức sống, nhân dân được hưởng các phúc lợi xã hội, chăm sóc tốt về y tế, đời sống văn hoá, tinh thần nâng cao, hoà nhập , tiếp thu các giá trị văn hoá tinh hoa của các quốc gia trên thế giới, nhưng luôn gìn giữ văn hoá dân tộc , truyền thống tốt đẹp của con người Viêt Nam
Do chịu sự tác động củ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top