Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mở đầu

*Tính cấp thiết của đề tài:
Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế nước ta đang dần chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cũng từ đó hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không còn nằm trong khuôn khổ của những kế hoạch cứng nhắc mà chịu tác động chi phối bởi các quy luật kinh tế thị trường. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế đó, không ít các doanh nghiệp tỏ ra lúng túng, làm ăn thua lỗ thậm chí đi tới phá sản nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp sau những bỡ ngỡ ban đầu đã thích ứng được với cơ chế mới, kinh doanh năng động và ngày càng phát triển lớn mạnh lên.
Thực tế kinh doanh trong cơ chế thị trường đã chứng tỏ thị trường hay nói rộng hơn là môi trường kinh doanh luôn vận động, biến đổi phá vỡ sự cứng nhắc của các kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn của các doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá hữu hiệu đủ linh hoạt ứng phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Chiến lược kinh doanh không nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể, chi tiết như một kế hoạch mà nó được xây dựng trên cơ sở phân tích và đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có một cái nhìn tổng thể về bản thân mình cũng như về môi trường kinh doanh bên ngoài để hình thành nên các mục tiêu chiến lược và các chính sách các giải pháp lớn thực hiện thành công các mục tiêu đó.
Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta còn xa lạ với mô hình quản lý chiến lược nên chưa xây dựng được các chiến lược hoàn chỉnh, hữu hiệu nhằm phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty Vận tải biển III - VINASHIP cũng là một trong số đó.
Trong mấy năm gần đây, dưới sự cạnh tranh gay gắt của đội tàu nước ngoài, việc tăng thị phần vận tải nước ngoài cũng như vận tải xuất nhập khẩu là việc hết sức khó khăn. Trước tình hình đó đòi hỏi công ty cần xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh toàn diện để vươn lên trong cạnh tranh, đưa công ty ngày càng phát triển lớn mạnh, xứng đáng là một trong những con chim đầu đàn của ngành Hàng hải Việt Nam.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, trong quá trình thực tập ở Công ty Vận tải biển III-VINASHIP, em đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là: "Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển III-VINASHIP".
* Mục đích nghiên cứu:
- Khảo sát thực trạng công tác xây dựng và kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển III-VINASHIP.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng đó rút ra những tồn tại và nguyên nhân, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển III-VINASHIP.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tốt nghiệp chủ yếu tập trung nghiên cứu công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển III-VINASHIP. Tác giả đứng trên góc độ của doanh nghiệp để phân tích và đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện công tác này của công ty.
* Những đóng góp chính của luận văn tốt nghiệp:
- Hệ thống hoá lý luận về chiến lược kinh doanh và quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty từ nay đến năm 2002.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển III-VINASHIP.
* Kết cấu của luận văn tốt nghiệp:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản để hoạch định chiến lược kinh doanh.
Chương II: Thực trạng công tác hoạch định chiến lược và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển III-VINASHIP.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển III-VINASHIP.





Chương I: Những vấn đề cơ bản để
hoạch định chiến lược kinh doanh

I. Chiến lược kinh doanh.
1. Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh :
Xét về mặt lịch sử, chiến lược kinh doanh được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự sau đó mới du nhập vào lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội. Từ những năm 50 của thế kỷ XX, chiến lược kinh doanh được triển khai áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý và quản lý chiến lược đã khẳng định như một hướng, một phương pháp quản lý có hiệu quả. Ngày nay, quản lý chiến lược đã được áp dụng rộng rãi tại các công ty ở các nước có nền kinh tế phát triển.
Trong bất cứ phạm vi nào của quản lý, chiến lược vẫn khẳng định ưu thế trên các mặt:
- Định hướng hoạt động dài hạn và là cơ sở vững chắc cho triển khai hoạt động trong tác nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh nhằm vạch ra cho các doanh nghiệp một cách ứng phó tốt nhất với sự cạnh tranh và biến động của thị trường.
- Chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp hạn chế thấp nhất những bất trắc, rủi ro trong doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp một phương hướng kinh doanh cố định và lâu dài.
- Chiến lược kinh doanh là cầu nối giữa chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của doanh nghiệp về tương lai và hiện tại. Nó tạo ra sự gắn kết của tất cả các loại kế hoạch trong doanh nghiệp và để thực hiện mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là ổn định và phát triển.
Vậy thế nào là chiến lược kinh doanh ?
Hiện nay còn khá nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược kinh doanh. Nhưng chưa có khái niệm nào lột tả được đầy đủ bản chất của hoạt động này. Cách tiếp cận phổ biến nhất hiện nay xác nhận: Chiến lược kinh doanh là tổng thể các mục tiêu dài hạn, các chính sách và giải pháp lớn về sản xuất kinh doanh, về tài chính và về giải quyết nhân tố con người nhằm đưa ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển lên một trạng thái cao hơn về chất.
2. Các đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh:
* Chiến lược xác định các mục tiêu và phương hướng phát triển của doanh nghiệp đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển liên tục và vững chắc trong môi trường kinh doanh đầy biến động của kinh tế thị trường.
*Hoạch định chiến lược là phác thảo khuôn khổ cho các hoạt động kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp trong tương lai dựa trên cơ sở các thông tin thu thập được qua quá trình phân tích và dự báo. Do vậy, sự sai lệch giữa các mục tiêu định hướng và khuôn khổ phác thảo chiến lược bân đầu với hình ảnh kinh doanh đang diễn ra trong thực tế là chắc chắn sẽ có soát xét tính hợp lý và điều chỉnh các mục tiêu ban đầu cho phù hợp với các biến động của môi trường và điều kiện kinh doanh đã thay đổi phải là việc làm thường xuyên của các doanh nghiệp trong quá trình tổ chức kinh doanh.
* Chiến lược kinh doanh luôn luôn tập trung về ban lãnh đạo công ty hay thậm chí về những người đứng đầu công ty để đưa ra quyết định những vấn đề lớn, quan trọng đối với công ty . Chiến lược chung toàn công ty đề cập tới những vấn đề như:
- Các mục tiêu cơ bản của công ty là gì?
- Công ty hiện đang tham gia những lĩnh vực kinh doanh nào?
- Liệu có rút lui hay tham gia một ngành kinh doanh nào đó không ?
Chiến lược chung phải được ban lãnh đạo cao nhất của công ty thông qua.
* Chiến lược kinh doanh luôn luôn xây dựng trên cơ sở các lợi thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Bởi vì kế hoạch hoá chiến lược mang bản chất động và tấn công, chủ động tận dụng thơì cơ, điểm mạnh của mình để hạn chế rủi ro và điểm yếu cho nên tất yếu là phải xác định chính xác điểm mạnh của ta so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Muốn vậy phải đánh giá đúng thực trạng của công ty mình trong mối liên hệ với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, nghĩa là phải giải đáp xác đáng câu hỏi: Chúng ta đang ở đâu?
* Chiến lược kinh doanh luôn xây dựng cho những ngành nghề kinh doanh trong những lĩnh vực kinh doanh chuyên môn hoá truyền thống và thế mạnh của công ty. Phương án kinh doanh của công ty được xây dựng trên cơ sở kết hợp chuyên môn hoá với đa dạng hoá sản xuất kinh doanh và kinh doanh tổng hợp.
3. Hệ thống chiến lược của doanh nghiệp.
3.1. Các cấp của chiến lược trong doanh nghiệp.










Sơ đồ: Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp.
Chú thích: SBU(Strategic Business Unit: Đơn vị kinh doanh chiến lược)
a. Chiến lược cấp doanh nghiệp: Là các chiến lược nhằm trả lời các câu hỏi: doanh nghiệp sẽ nằm ở trong những ngành kinh doanh nào? Vị trí của doanh nghiệp với môi trường? Vai trò của từng ngành kinh doanh trong doanh nghiệp? Chiến lược cấp doanh nghiệp thì mọi doanh nghiệp đều phải xây dựng.
b. Chiến lược cấp kinh doanh: Là chiến lược xác định doanh nghiệp nên cạnh tranh trong mỗi ngành hàng của nó như thế nào.
Như vậy, đối với những doanh nghiệp nhỏ, chuyên hoạt động trong một ngành kinh doanh và đối với những doanh nghiệp lớn chuyên môn hoá thì chiến lược cấp kinh doanh của nó tương tự như chiến lược cấp doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành kinh doanh khác nhau, thông thường, doanh nghiệp đó sẽ được phân thành các đơn vị kinh doanh chiến lược ( SBU) hay gọi là đơn vị thành viên tương đối độc lập với nhau. Mỗi SBU đó đảm nhận một hay một số ngành kinh doanh, tự lập ra chiến lược kinh doanh cho đơn vị cuả mình, thống nhất với chiến lược và lợi ích tổng thể của toàn doanh nghiệp.
c. Chiến lược cấp chức năng: Là chiến lược cấp thấp hơn chiến lược cấp kinh doanh, được xây dựng cho từng bộ phận chức năng, nhằm để thực hiện chiến lược cấp kinh doanh.
Tóm lại, phân chia hệ thống chiến lược của doanh nghiệp theo các cấp của chiến lược thì hệ thống chiến lược của doanh nghiệp gồm 3 cấp:
- Chiến lược cấp doanh nghiệp.
- Chiến lược cấp kinh doanh.
- Chiến lược cấp chức năng.
3.2. Các loại chiến lược trong doanh nghiệp.
a. Các loại chiến lược cấp doanh nghiệp.
a.1. Chiến lược ổn định: Là chiến lược cấp doanh nghiệp mà đặc trưng của nó là không có sự thay đổi nào đáng kể. Nghĩa là, trước đây doanh nghiệp như thế nào thì nay vẫn như vậy: Vẫn phục vụ cho những nhóm khách hàng như trước đây bằng việc cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tương tự, giữ nguyên mức thị phần và duy trì mức thu hồi vốn như trong quá khứ. Chiến lược này áp dụng phù hợp khi điều kiện môi trường cạnh tranh tương đối ổn định và doanh nghiệp hài lòng với kết quả hoạt động hiện tại của mình.
a.2. Chiến lược tăng trưởng: Là chiến lược cấp doanh nghiệp khi doanh nghiệp muốn đi tìm kiếm sự tăng trưởng trong hoạt động của mình. Chiến lược này thường bao gồm các mục tiêu : tăng doanh thu, tăng số lao động, tăng thị phần mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Đây là chiến lược được nhiều nhà doanh nghiệp theo đuổi vì họ cho rằng: " Càng to càng tốt và cái to nhất là cái tốt nhất." Việc tăng trưởng của doanh nghiệp có thể thực hiện bằng cách:
Kết luận

áp dụng lí thuyết quản lý chiến lược vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh là điều kiện đảm bảo sự thành công của các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh hiện đại. Chuyên đề tốt nghiệp đã nghiên cứu làm rõ các vấn đề chủ yếu sau:
- Hệ thống hoá những lí luận cơ bản vay về quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh qua đó nêu lên tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện 1 chiến lược đúng đắn. Đồng thời cũng chỉ ra rằng vận dụng lí thuyết để xây dựng chiến lược kinh doanh đối với 1 doanh nghiệp không phải là một chuỗi công việc tuần tự, máy móc. Đó là 1 quá trình rất linh hoạt sáng tạo trên cơ sở sự phối hợp đồng bộ các bộ phận hữu quan trong tổ chức.
- Phân tích thực trạng công tác hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh ở công ty VINASHIP qua đó rút ra những ưu, nhược điểm, nguyên nhân của những tồn tại để làm can cứ cho việc đề xuất các biện pháp cần thiết.
- Vận dụng lí thuyết chiến lược để xây dựng và lựa chọn các phương án chiến lược khả thi nhất. Các bước phân tích được tiến hành theo trình tự hợp lí: Phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh bên ngoài giúp cho doanh nghiệp nhận diện dược những cơ hội, nguy cơ sẽ phải đối mặt trong hiện tại và tương lai; phân tích, đánh giá môi trờng nội bộ doanh nghiệp nhằm xác định những thế mạnh điểm yếu của doanh nghiệp so vói đối thủ cạnh tranh. Việc phân tích đó cho phép doanh nghiệp xây dựng được hệ thống mục tiêu chiến lược sản phẩm và các phương án chiến lược có khả năng thay thế.
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty VINASHIP. Đồng thời cũng đề xuất một số ý kiến với công ty, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Nhà nước để tạo điều kiện tốt cho công ty thực hiện thành công chiến lược kinh doanh đã vạch ra.
Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ và thời gian nghiên cứu, sự phân tích đánh giá của Chuyên đề tốt nghiệp chưa thấu đáo và chắc hẳn còn nhiều thiếu sót. Bản thân tác giả rất mong muốn nhận được sự góp ý của các thày cô giáo và các bạn để bản luận văn được hoàn thiện hơn, giúp ích tốt hơn cho nỗ lực giải quyết những tồn tại trong công tác xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh ở công ty VINASHIP.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo T.S Nguyễn Thị Ngọc Huyền và các thầy cô giáo của Khoa Khoa Học Quản Lý đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bản Chuyên đề tốt nghiệp này.
Xin chân thành Thank chú Nguyễn Văn Hưng- trưởng phòng kinh doanh cùng tập thể nhân viên phòng kinh doanh công ty VINASHIP đã góp nhiều ý kiến xác đáng và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp của mình với chất lượng cao.
Tài liệu tham khảo

1. Chiến lược và chính sách kinh doanh - NXB Thống kê.
2. Khoa học quản lý - Trường ĐH KTQD
3. Kinh tế vận tải biển - Trường ĐH Hàng Hải
4. Tổ chức khai thác vận tải tầu biển - Trường ĐH Hàng Hải
5. Phân tích hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp vận tảu biển - Trường ĐH Hàng Hải
6. Tạp chí Hàng Hải
Mục lục
Mở đầu 1
Chương I: Những vấn đề cơ bản để hoạch định chiến lược kinh doanh 4
I. Chiến lược kinh doanh. 4
1. Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh 4
2. Các đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh 5
3. Hệ thống chiến lược của doanh nghiệp. 6
3.1. Các cấp của chiến lược trong doanh nghiệp. 6
3.2. Các loại chiến lược trong doanh nghiệp. 7
II.Nghiên cứu môi trường. 10
1.Môi trường vĩ mô. 10
1.1 Các yếu tố kinh tế 11
1.2 Các yếu tố chính phủ và chính trị. 11
1.3 Những yếu tố xã hội. 11
1.4 Những yếu tố tự nhiên. 11
1.5 Yếu tố công nghệ và kỹ thuật. 12
2. Môi trường vi mô. 12
2.1 Đối thủ cạnh tranh. 12
2.2 Người mua. 14
2.3 Những nhà cung cấp. 14
2.4 Đối thủ tiềm ẩn. 15
3. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường. 15
III.Phân tích nội bộ. 16
1.Marketing. 16
2. Sản xuất. 17
3.Tài chính kế toán. 18
4.Nghiên cứu và phát triển. 18
5.Hệ thống thông tin. 19
6. Ma trận nội bộ. 20
IV. Xác định sứ mạng và mục tiêu. 21
1.Xác định sứ mạng của tổ chức. 21
2.Xác định mục tiêu. 22
2.1 Khái niệm và phân loại mục tiêu. 22
2.2. Tiêu chuẩn của mục tiêu : 23
2.3. Những thành phần ảnh hưởng khi xác định mục tiêu: 23
V. Quy trình hoạch định một chiến lược tổng quát: 23
1. Giai đoạn nhập vào: 24
2. Giai đoạn kết hợp: 24
2.1 Ma trận SWOT: 24
2.2 Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động(SPACE) 26
2.3. Ma trận BCG 27
VI. Các mô hình chiến lược kinh doanh 29
1. Cấp công ty 29
1.1 Những chiến lược tăng trưởng tập trung 29
1.2 Những chiến lược phát triển hội nhập 31
1.3 Những chiến lược tăng trưởng đa dạng. 32
1.4 Những chiến lược suy giảm. 35
2. Cấp kinh doanh và bộ phận chức năng. 37
2.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung 37
2.2 Chiến lược cạnh tranh. 38
Chương II: Thực trạng công tác hoạch định và thực hiện chiến lược
kinh doanh ở Công ty vận tải biển III-VINASHIP. 40
I. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác hoạch định
và tổ chức thức hiện chiến lược kinh doanh ở
Công ty vận tải biển III-VINASHIP. 40
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 40
2. Đặc điểm chung về vận tải biển. 41
2.1. Đăc điểm hoạt động sản xuất vận tải. 41
2.2. Chu kỳ sản xuất vận tải. 42
2.3. Vai trò của vận tải: 44
3. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác hoạch định
và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh ở
Công ty vận tải biển III-VINASHIP. 45
3.1. Đặc điểm về đội tàu 45
3.2. Đặc điểm về nguồn hàng và tuyến đường công ty đang khai thác. 47
3.3. Đặc điểm về lao động 48
3.4. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý công ty VINASHIP 49
II. Thực hiện công tác hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược
kinh doanh ở Công ty vận tải biển III-VINASHIP. 51
1.Qui trình hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty. 51
1.1 Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài công ty. 52
1.2 Phân tích thực trạng công ty VINASHIP. 57
1.3. Vận dụng ma trận SWOT để đề xuất một số phương án
chiến lược kinh doanh. 63
2. Chiến lược kinh doanh của công ty Vận tải biển III VINASHIP. 66
2.1 Chiến lược đa dạng hoá hình thức khai thác đội tàu. 66
2.2. Đẩy mạnh thị trường vận chuyển nội địa và mở rộng
thị trường vận chuyển sang Đông Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ... 68
3. Kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh 57
3.1. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng. 68
3.2- Một số chỉ tiêu về tài chính. 69
III- Đánh giá chiến lược và quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh. 69
1- Những ưu điểm nổi bật. 70
2- Những hạn chế. 70
3- Vấn đề và cơ hội. 71
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty VINASHIP. 73
I. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các bước của quá trình
hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty VINASHIP. 73
1. Nâng cao chất lượng nghiên cứu thị trường vận chuyển làm
cơ sở cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh. 73
1.1 Dự báo về nhu cầu vận tải. 73
1.2 Xác định nhu cầu tàu. 77
2. Xác lập các mục tiêu của chiến lược kinh doanh. 78
II.Hoàn thiện một số điều kiện để hoạch định và thực hiện
thành công chiến lược kinh doanh. 79
1. Kiến nghị với Nhà nước. 79
1.1.Chính sách ưu tiên vận tải theo khu vực. 80
1.2 Chính sách đầu tư, sử dụng công nghệ, phương tiện, thiết bị mới. 80
1.3 Chính sách đầu tư cho hệ thống thông tin, quản lí. 80
1.4 Chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng. 81
1.5 Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho vận tải biển. 81
1.6 Cơ chế chính sách để hội nhập vận tải biển. 83
1.7 Chính sách thuế và cước phí. 83
1.8 Chính sách tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. 84
2. Kiến nghị đối với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. 85
2.1 Công tác tổ chức quản lí của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
chưa đồng bộ. 85
2.2 Việc phát triển đội tàu. 85
2.3 áp dụng các hình thức phục vụ khách hàng tiên tiến. 86
2.4 Chính sách về Marketing. 87
3. Kiến nghị đối với công ty VINASHIP. 88
3.1 Ban giám đốc phải là người khởi xướng cho việc thực hiện
mô hình quản lý chiến lược đồng bộ của công ty. 88
3.2 Cần nắm được xu hướng contaner hoá để hoà nhập vào
thị trường vận tải khu vực và vận tải quốc tế. 89
Kết luận 90


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công Ty xây dựng số 1 Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện Chiến lược Marketing cà phê rang xay của Công ty Cổ phần tập đoàn Trung Nguyên Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top