kissofwindxxi

New Member

Download miễn phí Đề tài Kinh doanh và biện pháp phát triển kinh doanh của doanh nghiệp (lấy nhà hàng Nhật Hồng làm ví dụ)





 LỜI NÓI ĐẦU

Chương I: Những vấn đề chung về kinh doanh thương mại trong nền kinh tế thị trường 2

A. Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta 2

I. Kinh tế thị trường 2

II. Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN 10

B. Quá trình kinh doanh thương mại 14

I. Khái niệm doanh nghiệp thương mại 14

II. Quá trình kinh doanh thương mại 15

Chương II: Hoạt động kinh doanh của công ty thương mại khách sạn Đống Đa và nhà hàng Nhật Hồng 29

I. Sự hình thành và phát triển của công ty 29

II. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty 36

III. Hoạt động kinh doanh của nhà hàng Nhật Hồng 41

Chương III: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ở nhà hàng Nhật Hồng 49

I. Đặc điểm và phương hướng của nhà hàng 49

II. Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ở nhà hàng Nhật Hồng 50

 KẾT LUẬN 60

 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


à khâu hoạt động tiếp tục của quá trình sản xuất trong khâu lưu thông (ở các kho thành phẩm). Các nghiệp vụ của việc chuẩn bị hàng hoá để bán bao gồm:
- Tiếp nhận hàng mới về
- Phân loại hàng hoá
- Nêu nhãn hiệu sản phẩm hàng hoá
- Bao gói lại hàng hoá
- Sắp xếp hàng hoá ở kho
- Bảo quản hàng hoá
- Chuẩn bị đồng bộ các lô hàng
- Vận chuyển hàng đến địa điểm theo yêu cầu của khách hàng
Như vậy khâu chuẩn bị hàng hoá là cả một quá trình hoạt động dài đòi hỏi các DNTM phải thường xuyên quan tâm. Nếu làm tốt khâu này sẽ cho phép DNTM bán hàng có chất lượng cao, đảm bảo nhu cầu của khách hàng, gây được chữ tín trong kinh doanh.
Để thực hiện tốt quá trình này, đòi hỏi DNTM không lao động trực tiếp ở kho hàng mà còn phải tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu mặt hàng về các sản phẩm của doanh nghiệp. Mặt khác khâu chuẩn bị hàng tốt thì sẽ tạo ra khả năng xuất bán nhanh, tránh phải để khách chờ khi giao nhận, giải phóng nhanh mặt hàng bằng cho phép thực hiện tiết kiệm diện tích chống hao hụt lớn khi thực hiện dự trữ trong kho.
d. Quá trình tổ chức bán hàng
Bán hàng ra là khâu cuối cùng, trực tiếp thực hiện chức năng lưu thông, phục vụ sản xuất và đời sống, là nghiệp vụ cơ bản thực hiện mục đích kinh doanh là lợi nhuận và các qui định nghiệp vụ khác. Bán hàng là khâu có quan hệ mật thiết đối với khách hàng vì vậy ảnh hưởng đến niềm tin, uy tín và khả năng tái tạo nhu cầu của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp, bán hàng là vũ khí sắc bén vì kết quả của bán hàng phản ánh đúng đắn mục tiêu của chiến lược kinh doanh, phản ánh kết quả (hiệu quả) và sự cố gắng nỗ lực của doanh nghiệp trên thị trường.
Bán hàng là thực hiện trao đổi giá trị của hàng hoá và chuyển giao quyền sở hữu vì vậy các doanh nghiệp thương mại phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước hay xuất khẩu. Muốn tồn tại và phát triển phải thực hiện thật tốt quá trình bán hàng.
Bán hàng là một trong những hoạt động thương mại chủ yếu nhất ở DNTM
Tóm lại: Nghiệp vụ bán hàng ở doanh nghiệp thương mại là quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá với từng khách hàng hay là đáp ứng tức thời yêu cầu của người mua ở cửa hàng hay quầy hàng thuận tiện. Muốn bán hàng được DNTM phải thực hiện cho được các cách biện pháp hay nghệ thuật sau:
- Nghiên cứu nhu cầu của thị trường và sản phẩm định bán. Đó là xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng mặt hàng và thời gian mà thị trường đòi hỏi.
- Xác định các hình thức phân phối vật tư trên thị trường một cách hợp lý. Xác định kênh bán hàng và các hình thức bán hàng.
- Phân phối hàng hoá theo các kênh khác nhau
Xác định giá bán phù hợp với từng thị trường trên cơ sở hạch toán kinh doanh, đủ chi phí và có lãi, đảm bảo kinh doanh được phát triển.
- Tổ chức quảng cáo và xúc tiến bán hàng cũng như các hình thức tiếp cận thị trường.
- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ bán hàng ở cửa hàng, quầy hàng văn minh lịch sự, tạo sự thuận lợi cho khách hàng.
Trong nền kinh tế thị trường, các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của công tác bán hàng là: lượng hàng bán được trong kỳ.
Ngoài ra, các nhân viên bán hàng là yếu tố, là lực lượng quan trọng để thực hiện mục tiêu, phương án kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Và tuỳ theo từng ngành nghề kinh doanh, hình thức phương tiện mua bán mà đề ra các yêu cầu khác nhau đối với nhân viên bán hàng.
e. Các hoạt động kinh doanh của DNTM
Kinh doanh thương mại trong nền kinh tế thị trường không phải là kỹ thuật nghiệp vụ mà coi như một nghệ thuật. Để đạt được mục đích trong kinh doanh (tức là thu được lợi nhuận tối ưu) các DNTM phải tạo ra các hoạt động kinh doanh phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và đảm bảo kinh doanh theo pháp luật Nhà nước. Các hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp thương mại được chia làm hai loại: Kinh doanh hàng hoá và kinh doanh dịch vụ.
III/ KINH DOANH HÀNG HOÁ
1. Mục tiêu kinh doanh
Như trên đã nêu ra kinh doanh là việc thực hiện một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đâù tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Hay nói một cách khác là khi tiến hành kinh doanh đó là tiến hành tập hợp các phương tiện và con người (sức lao động) và đưa vào hoạt động để tạo ra tiền cho các doanh nghiệp.
Như vậy mục đích của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận. Đối với doanh nghiệp lợi nhuận được tạo ra khi số tiền thu được trong kinh doanh (doanh thu) phải lớn hơn số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra(chi phí kinh doanh)
Lợi nhuận = Tiền bán ra - Tiền chi phí
Đối với doanh nghiệp thương mại thì hoạt động kinh doanh thương mại là việc đầu tư tư tiền của và công sức để mua bán hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi. Mà trong đó mua hàng hoá không phải để tiêu dùng đơn thuần mà phải để bán. Phải bán được thì mới mua và phải bán được mới có lợi nhuận.
2. Chi phí trong kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh, muốn thắng trong cạnh tranh một vấn đề quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào thuộc thành phần kinh tế nào cũng phải quan tâm đó là chi phí sản xuất kinh doanh. Nếu giảm một đồng chi phí nghĩa là tăng một đồng lợi nhuận. Hơn nữa ở các doanh nghiệp mức độ sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hoá nào đó tuỳ theo chi phí và giá bán hàng hoá đó.
Đối với các DNTM chi phí kinh doanh bao gồm: chi phí cho việc mua hàng và vận chuyển hàng hoá, chi phí bảo quản hàng hoá, chi phí hao hụt và chi phí quản lý... Theo tính chất của chi phí ta có chi ra thành các loại chi phí sau:
a. Tổng chi phí cố định (TFC): đây là những khoản chi cố định sẽ không thay đổi khi có sự tăng lên hay giảm xuống của số lượng hàng hoá dịch vụ bán ra. Đó là các khoản chi cho việc thuê đất đai, tiền khấu hao cho cơ sở máy móc, chi phí làm thủ tục mua bán, chi phí quản lý. Đường biểu diễn tổng chi phí cố định là đường song song với trục hoành.
b. Tổng chi phí biến đổi (TVC): đây là tất cả các khoản chi phí cùng tăng lên hay giảm xuống theo sự tăng lên hay giảm xuống của một số lượng hàng hoá dịch vụ bán ra. Đó là chi phí mua và vận chuyển hàng, chi phí bảo quản, chi phí phân loại, chi phí đóng gói hàng hoá. Đường biểu diễn tổng chi phí biến đổi cho thấy sự gia tăng những đầu vào biến đổi làm cho những chi phí biến đổi cũng gia tăng và do thế cũng làm cho lượng hàng hoá dịch vụ gia tăng. Việc tăng tổng chi phí biến đổi thường đưa tới sự tăng lên tối đa của hàng hoá và dịch vụ bán ra và hiệu quả sử dụng các đầu vào biến đổi cũng đạt được sớm hơn sự đạt của sản lượng tối đa.
c. Tổng chi phí kinh doanh (TC): Đây là tổng cộng của hai loại chi phí cố định và chi phí biến đổi tương ứng với mỗi loại mức sản lượng.
TC = TFC + TVC
Đường biểu diễn tổng chi phí có dạng như đường biểu diễn chi phí biến đổi vì mỗi sự gia tăng của hàng hoá ra làm tổng chi phí biến đổi và tổng chi phí với cùng mức độ như nhau.
3. Doanh thu
Doanh thu là số tiền được hình thành từ các hoạt động bán hàng hoá và các hoạt độ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top