Download miễn phí Đề tài Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước





LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: 2

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở TRUNG QUỐC TỪ 1978 ĐẾN NAY 2

1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc 2

1.1.1. Cơ sở lý luận. 2

1.1.2. Thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trước cải cách. 4

1.2. Các giải pháp cải cách DNNN ở Trung Quốc 5

1.2.1. Tách quyền sở hữu nhà nước và quyền kinh doanh của DNNN. 5

1.2.2 Thực hiện sự tự chủ kinh doanh của DNNN 7

1.2.3. Đổi mới các hình thức tổ chức DNNN. 8

1.2.4. Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNNN. 12

1.3. Những thành tựu chủ yếu của cải doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc từ 1978 đến nay. 14

1.3.1. Tăng sức cạnh tranh của DNNN, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. 14

1.3.2. Đa dạng hoá quyền sở hữu. 16

1.3.3. Xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại. 17

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC 19

2.1. khái quát chung về tập đoàn kinh tế nhà nước của Trung Quốc 19

2.1.1. Khái niệm và vai trò của tập đoàn kinh tế đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. 19

2.1.2. Quan điểm của chính phủ Trung Quốc về hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế. 20

2.1.3. Những đặc điểm của tập đoàn kinh tế nhà nước của Trung Quốc. 21

2.2. Thực trạng hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước của Trung Quốc 29

2.1.2. Các nguyên tắc thành lập tập đoàn. 29

2.2.2. Các giải pháp, chính sách đối với việc hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước. 29

2.2.3. Quá trình hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Trung Quốc. 34

2.3. đánh giá mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước của Trung Quốc. 37

2.3.1. Những mặt tích cực và hạn chế của mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước. 37

2.3.2. Xu hướng phát triển của TĐKT Trung Quốc trong tương lai. 46

2.3.3. Đánh giá chung. 47

CHƯƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂNTẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC 49

3.1. Quan điểm của Đảng và Chính phủ Việt Nam về vấn đề hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế. 49

3.2. Những nét tương đồng của Việt Nam và Trung Quốc. 54

3.3. Những bài học của Trung Quốc về hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước. 55

3.3.1.Về vai trò của nhà nước. 55

3.3.2. Về bước đi và con đường hình thành. 58

3.3.3. Về cơ cấu tổ chức của các TĐKT. 59

3.3.4. Về quản lý các TĐKT. 60

KẾT LUẬN 62

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ng đầu Hàn Quốc; Samsung là một tập đoàn lớn thứ 12 trên thế giới, có 140 chi nhánh ở nước ngoài, sản xuất trên 3000 mặt hàng khác nhau, là công ty sản xuất chất bán dẫn, điện tử, thương mại, bảo hiểm lớn nhất Hàn Quốc. Deawoo có khoảng 1000 chi nhánh ở nước ngoài, hiện chiếm khoảng 10% thị phần các sản phẩm điện tử, ôtô trên thị trường thế giới và phát triển mạnh khắp các châu lục.
Các nhà kinh doanh Hàn Quốc quan niệm rằng mỗi Chaebol có ít chi nhánh mà lại có mặt ở tất cả các ngành công nghiệp thì phạm vi quốc tế hoá sẽ rộng hơn rất nhiều so với các Chaebol có nhiều chi nhánh mà chỉ tập trung vào một số ngành công nghiệp. Tóm lại: Phạm vi hoạt động của các Chaebol là vô cùng rộng lớn và đa dạng, nó hoạt động ở mọi lĩnh vực kinh tế, sản xuất, kinh doanh từ những sản phẩm nhỏ nhất như cái kim, sợi chỉ đến những ngành công nghiệp bậc cao, các ngành công nghiệp điện tử, hàng không, vũ trụ, đến các ngành tài chính, bảo hiểm
-Mô hình TĐKT của Đài Loan:
ở Đài Loan phần lớn các công ty, tập đoàn có quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, chiếm tới 98% về số lượng và 70% lao động, tạo ra hơn 50% GNP. Số lượng các tập đoàn lớn không nhiều nhưng chúng cũng đã đóng góp những thành tựu đáng kể cho nền kinh tế phát triển. Đài Loan chủ yếu hình thành “Thể chế trung tiểu doanh nghiệp ” lấy trung tiểu doanh nghiệp làm trung tâm của tăng trưởng kinh tế. Như vậy, thể chế doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất hiện ở Đài Loan mang tính lịch sử tất yếu, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Cơ cấu sản xuất trong thời gian dài sau chiến tranh đều là lấy loại hình sản xuất tập trung lao động làm chủ yếu trong phát triển, thích ứng với vốn và kỹ thuật thấp, thích hợp với quy mô tương đối nhỏ của Đài Loan lúc đó, tức là không cần nhiều vốn và kỹ thuật mà vẫn xây dựng được nhà xưởng, đầu tư sản xuất và xuất khẩu. Phần lớn các xí nghiệp, tập đoàn Đài Loan đều thuộc gia tộc. Hiện nay có khoảng trên 100 xí nghiệp gia tộc lớn, được xây dựng trong quan hệ huyết thống. Riêng tổng doanh thu của 4 tập đoàn: Lâm Viên, Hoà Tín, Đài Tố, Tâm Quang đã đạt 25.000 tỷ đài tệ, chiếm 1/3 tổng tài sản của 100 tập đoàn kinh tế lớn.
Thành công của các xí nghiệp, tập đoàn trên là do họ rất coi trọng vai trò của việc xây dựng thể chế tập đoàn. Thể chế này có vai trò quyết định sự thành bại đối với hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Điển hình ở Đài Loan là tập đoàn Trung Cương, được hình thành từ năm 1971, áp dụng cách quản lý theo tinh thần chữ “ái” kiểu nho gia, và “kỷ luật sắt” kiểu pháp gia đã mang lại kết quả bước đầu trong hoat động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt công tác quản lý theo tinh thần chữ “ái”, lấy xưởng làm nhà, lấy xưởng làm trường họcvà luôn áp dụng 4 phương pháp: tinh thần quên mình, lấy mình làm gương, quan tâm đến công nhân viên, yêu cấp dưới như con, đã tạo nên sự gắn bó giữa các thành viên trong tập đoàn. Tuy nhiên ai vi phạm kỷ luật sẽ bị xử phạt không chút nơi tay và luôn lấy kỷ luật làm nền tảng quán triệt chấp hành, nên thúc giục mọi người phải làm việc hết mình. Do vậy tập đoàn đã xây dựng được thể chế quản lý linh hoạt như: chế độ tiền thưởng đã khuyến khích được công nhân viên, phúc lợi ưu đãi đã hấp dẫn được nhân tài ưu tú, tạo điều kiện cho mọi người đều được hưởng các quyền lợi, tạo nên sự gắn kết trên dưới một cách chặt chẽ. Phương pháp tự quản được thực hiện, tức là quản lý từ dưới lên, không dựa vào mệnh lệnh, mà trong phạm vi công tác cá nhân phát hiện đề xuất rồi tìm cách giải quyết. Nó tạo cho con người tính tự giác, tự giải quyết vấn đề trong việc làm rất cao. Qua chế độ quản lý của tập đoàn ở Đài Loan ta thấy được sự duy trì của mối quan hệ gia đình, huyết thống rất chặt chẽ. Do đó quyền lực của chủ tịch tập đoàn bị hạn chế nhiều so với các Chaebol của Hàn Quốc.
Như vậy, có thể thấy sự khác biệt lớn nhất giữa TĐKT của Trung Quốc với TĐKT của TĐKT của Hàn Quốc và Đài Loan đó là vấn đề sở hữu của các tập đoàn. Các TĐKT Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước hoàn toàn hay công ty mẹ trong tập đoàn là DNNN, do vậy mọi hoạt động kinh doanh của tập đoàn đều hướng đến mục tiêu hiệu quả kinh tế xã hội, tập đoàn trở thành phương tiện để nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô, nhà nước gián tiếp thông qua tập đoàn để định hướng phát triển kinh tế. Trong khi đó TĐKT ở Hàn Quốc và Đài Loan đều thuộc sở hữu gia đình. Các Chaebol ban đầu là các tổ hợp công nghiệp thuộc sỡ hữu gia đình nhờ sự “ cưng chiều” của chính phủ mà phát triển nhanh chóng và trở thành lực lượng nòng cốt đưa nền kinh tế Hàn Quốc phát triển hùng mạnh. Nhưng chính sự cưng chiều của chính phủ Hàn Quốc đã làm nảy sinh những tác động không tốt của Chaebol đối với nền kinh tế như: làm mất cân đối cơ cấu kinh tế, bất chấp trách nhiệm xã hội và nảy sinh tệ quan liêu. “Bàn tay hữu hình” của chính phủ trong quá trình công nghiệp hoá đã đem lại sức mạnh cho các Chaebol, tạo nên sự độc quyền thị trường dẫn tới sự thải loại các công ty vừa và nhỏ khỏi nền kinh tế. Những ưu đãi mà chính phủ Hàn Quốc đưa ra cho các Chaebol là tập trung phần lớn sinh lực và tài nguyên quốc gia vào tay một nhóm người trong xã hội, tạo nên sự bất bình đẳng và những bất ổn trong nền kinh tế. Sự phá sản cuả các Chaebol từ năm 1997 đến nay là kết quả tất yếu của tư tưởng quy mô hoá và đa dạng hoá, dẫn đến sự khủng hoảng trong các khoản vay và thanh toán tín dụng và phá vỡ những lợi thế tương đối “giả tạo” mà chính phủ đã đưa ra cho các Chaebol. Ngược lại trong khi Hàn Quốc quá chú trọng đến sự phát triển cảu các Chaebol thì Đài Loan phổ biến phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ có mói quan hệ mật thiết với các tập đoàn lớn, trong đó lấy tập đoàn lớn làm bộ khung và các xí nghệp vừa và nhỏ là chủ thể. Chính vì vậy trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua nền kinh tế Đài Loan vẫn tăng trưởng 6% và các xí nghiệp vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất, ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Cũng từ những ưu nhược điểm của các mô hình TĐKT như vậy chính phủ Trung Quốc đã phát triển những TĐKT của nhà nước đồng thời sử dụng chúng như một chỗ dựa cho hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, đây có thể coi là ưu điểm vượt trội của các TĐKT Trung Quốc.
Tuy nhiên, xét về tiềm lực kinh tế và khả năng cạnh tranh quốc tế thì các TĐKT của Trung Quốc vẫn thua kém các TĐKT của các nước trên. Do các TĐKT của nhà nước vốn xuất thân từ một thành phần kinh tế kém năng động nhất lại được đặt trong môi trường cạnh tranh ngày càng cao nên chưa thể một bước thực hiện được mục tiêu lý tưởng mà chính phủ Trung Quốc đã đề ra. Hơn nữa ngay trong quá trình hình thành và phát triển TĐKT ở Trung Quốc cũng tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục.
2.2. Thực trạng hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước của Trung Quốc.
2.1.2. Các nguyên tắc thành lập tập đoàn.
Tập đoàn được thành lập với mục đích tăng cường hiệu quả quản lý, nâng cao khả năng cạnh tranh, tranh t...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top