Download miễn phí Đề tài Thực trạng của việc cổ phần hoá các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.Theo ý anh (chị) muốn thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp của nước ta hiện nay ta phải làm gì





 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ 2

1. Khái niệm ,sự hình thành và vai trò của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 2

1.1. Cổ phần hoá là gì ? 2

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần 2

1.2.1. Hình thái kinh doanh một chủ 2

 1.2.2. Hình thái kinh doanh chung vốn. 3

 1.2.3. Hình thái công ty cổ phần.3

1.3. Vai trò của cổ phần hoá các DNNN. 4

 2.Tình hình cổ phần hoá ở một số nước và kinh nghiệm thu được.4 2.1 Tình hình cổ phần hoá ở một số nước.4

 2.1.1 Cổ phần hoá ở các nước phát triển.4

 2.1.2.Cổ phần hoá ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Châu á.5

 2.1.3 Cổ phần hoá ở các nước Đông Âu thuộc các nước XHCN trước đây 5

 2.2. Kinh ngiệm cổ phần hoá ở các nước trên thế giới.6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ DNNN Ở VIỆT NAM. 7

1.Thực trạng của khu vực kinh tế nhà nước ở nước ta. 7

2. Quan điểm của Đảng về cổ phần hoá 8

3. Qúa trình thực hiện cổ phần hoá ở Việt Nam . 9

3.1 Giai đoạn I (Trước nghị định 28/CP) 9

4. Kết quả đạt được của tiến trình cổ phần hoá 10

4.1.Cổ phần hoá được triển khai đúng định hướng ,từng bước vững chắc 10

4.2. Các mục tiêu cổ phần hoá đều được thực hiện 11

4.3. Những tồn tại ,hạn chế trong quá trình cổ phần hoá thời gian qua 12

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ 14

1. Nhiệm vụ của cổ phần hoá trong thời gian tới ở Việt Nam 14

2. Những giải pháp cơ bản 14

KẾT LUẬN 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ối TBCN bằng quá trình tích tụ ,tập trung ruộng đất và tư liệu sản xuất vào tay một số ít người .Chế độ tư hữu có được nhờ lao động của bản thân ,gắn chặt người lao động cá thể độc lập với những điều kiện lao động của người đó đã dần dần bị thay thế bằng chế độ tư hữu TBCN dựa trên lao động làm thuê .
Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá ,thị trường thế giới ngày càng mở rộng ,qui mô buôn bán và sản xuất đòi hỏi phải tập trung tư bản ngày càng lớn, các nhà tư bản cá biệt không thể tự đáp ứng được nữa. Do đó các hình thức kinh doanh chung vốn lần lượt ra đời và phát triển. Hình thái kinh doanh một chủ ngày càng rút khỏi những ngành chủ yếu và lùi dần về những ngành công nghiệp có cấu tạo hữu cơ thấp ,các ngành nông nghiệp ,dịch vụ buôn bán lẻ ,cần ít vốn đầu tư và thu hồi vốn nhanh
1.2.2 Hình thái kinh doanh chung vốn
Việc hình thành các loại hình kinh doanh chung vốn ,xét về mặt lịch sử ,đó là bước tiến hoá trong chế độ tín dụng từ cách kinh doanh chủ yếu dựa vào vay mượn sang cách kinh doanh chủ yếu dựa vào góp vốn .Vì vậy hình thái kinh doanh chung vốn là điểm xuất phát của hình thái công ty cổ phần với tư cách là sự chung vốn của nhiều người cùng tham gia kinh doanh ,cùng chia sẻ lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ vốn góp .Hình thái kinh doanh này có hai loại hình:hợp tác xã và công ty chung vốn.
+) Hình thái kinh doanh hợp tác xã :là hình thức kinh doanh của những người sản xuất nhỏ .Trên cơ sở góp chung tư liệu sản xuất ,vốn liếng và sức lao động ,các hợp tac xã tiến hành kinh doanh theo nguyên tắc tự nguỵên ,bình đẳng trong hưởng lợi và chịu rủi ro.
+) Công ty chung vốn :là hình thức kinh doanh của các nhà tư bản .Gồm :công ty dân sự ,công ty hợp doanh và công ty hợp tư sản xuất .Đặc điểm chung của các loại hình công ty này là góp vốn thiên về thân nhân ,trách nhiệm pháp lý vô hạn và cơ cấu tổ chức gọn nhẹ ,đơn giản .
1.2.3 Hình thái công ty cổ phần
Sự phát triển của chế độ tín dụng đã tạo cơ sở cho việc hình thành thị trường vốn đầu tư và thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng đã góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời của các công ty cổ phần .Sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán đã giúp các công ty mở rộng và xâm nhập ngày càng mạnh mẽ ra hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế thị trường TBCN.
Sự ra đời và phát triển loại hình công ty cổ phần đánh dấu sự chuyển hướng nền kinh tế từ trạng thái vay mượn là chủ yếu qua ngân hàng hay chung vốn sang huy động vốn trên thị trường tài chính .Các công ty cổ phần là nguồn cung cấp sản phẩm cho sự phồn vinh cua thị trường này.
Trải qua thời gian ,hình thái công ty cổ phần ngày càng được hoàn thiện, phát triển và đa dạng hoá.Có thể nói công ty cổ phần là một phát minh quan trọng nhất trong lịch sử phát triển các hình thái tổ chức doanh nghiệp kể từ cuộc cách mạng trong công nghiệp của TBCN,chứ không đơn thuần chỉ là sản phẩm của sự phát triển nền kinh tế thị trường .
1.3 Vai trò của cổ phấn hoá các DNNN
Công ty cổ phần đã đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế thị trường TBCN.Có thể hình dung vai trò ở một số điểm sau :
+) Là sản phẩm của xã hội hoá sở hữu phản ánh quá trình tích tụ và tập trung tư bản ,công ty cổ phần ra đời đã góp phần đẩy nhanh hơn quá trình này về tốc độ và qui mô và làm xuất hiện những xí nghiệp mà với tư bản riêng lẻ không thể nào thiết lập được .
+) Công ty cổ phần ra đời cho pháp mở rộng qui mô sản xuất nhanh chóng mà không bị giới hạn bởi tích luỹ của từng tư bản riêng biệt ,tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất
2.Tình hình cổ phần hoá ở một số nước và kinh nghiệm thu được
2.1 Tình hình cổ phần hoá ở một số nước
2.1.1 Cổ phần hoá ở các nước phát triển
Việc cổ phần hoá ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển không phải là để xoá bỏ những chức năng đặc biệt về kinh tế mà chỉ có khu vưc kinh tế Nhà nước mới đảm nhận được mà là nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này.
Xét về qui mô , sau khi tiến hành cổ phần hoá ,khu vực kinh tế Nhà nước ở các nước công nghiệp phát triển có sự thu hẹp theo các chỉ số về việc làm ,tỷ trọng trong tổng tư bản cố định và thu nhập quốc dân Theo điều tra đưa ra tại Đại hội lần 2 của CEEP họp tại Pháp tháng 10 năm 1990 trong các doanh nghiệp nhà nước có 100%vốn Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước có vốn hỗn hợp nhà nước –tư nhân của các nước EC ,có 7370000người làm viẹc chiếm gần 10,6%số việc làm trong các ngành kinh tế .Tỷ trọng các doanh nghiệp này trong tổng đầu tư tư bản cố định la17,3%,còn trong thu nhập quốc dân là 12% tính trung bình trong khối EC.
Qúa trình cổ phần hoáđược thực hiện dưới các hình thức bán cổ phiếu của công ty quốc doanh hay các DNNN qua các sở giao dịch chứng khoán ,bán đấu giá có giới hạn người mua hay bán trực tiếp cho những người mua được lựa chọn một phần hay toàn bộ cổ phần doanh nghiệp.Mức độ cổ phần hoá ở từng công ty là tuỳ từng trường hợp vào ý đồ của Chính phủ muốn duy trì ảnh hưởng đến mức độ nào trong việc kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp .
Các công ty quốc doanh sau khi cổ phần hoá ,hình thành dạng công ty cổ phần hỗn hợp Nhà nước –tư nhân đã chuyển sang sử dụng và huy động các nguồn vốn khác thay vì nhận qua ngân sách Nhà nước như trước đây.Điều đó cho phép Nhà nước giảm bớt gánh nặng tài trợ ngân sách nhưng vẫn duy trì được khả năng kiiểm soát hoạt động của chúng.
2.1.2.Cổ phần hoá ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Châu á
Mục tiêu chính của cổ phần hoá là Nhà nước rút khỏi các lĩnh vực hoạt động xét thấy không cần thiết phải nắm giữ và duy trì sự độc quyền của Nhà nước mà chuyển giao cho khu vực tư nhân nhằm thực hiện sự cạnh tranh để nâng cao hiệu quả.Mục tiêu cổ phần hóa ở các nước này là phát triển thị trường chứng khoán trong nước, thể hiện nổi bật là ở các nước Hàn Quốc, Singapore, ĐàiLoan, Malaysia, Thái Lan.Điều này cho phép cùng với việc bán cổ phần của Nhà nước cho tư nhân thì việc mở rộng thị trường vốn và huy động vốn qua đăng ký và phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng đã trở nên phổ biến ,và do đó ,số lượng và các loại hình công ty cổ phần tăng lên nhanh chóng ở các nước này.Số tiền thu được từ quá trình bán cổ phần của Nhà nước ở các doanh nghiệp nhà nước sẽ được bù vào khoản ngân sách dành đầu tư cho các cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế chiến lược mà Nhà nứoc thấy cần có sự tham gia và kiểm soát.
2.1.3 Cổ phần hoá ở các nước Đông Âu thuộc các nước XHCN trước đây
Đối với các nước này,việc tiến hành cổ phần hoá được đặt trong một chương trình cổ phần hoá rộng lớn hơn và do đó các chương trình tư nhân hoá và cổ phần hoá được thực hiện theo những cách khac nhau ở từng nước .Việc tư nhân hoá và cổ phần hoá hàng ngàn cửa hàng ,nhà hàng và các xí nghiệp nhỏ của Nhà nước ở địa phương được diễn ra nhanh hơn ,ít vấn đề hơn so vơi việc thực hiện ở các công ty lớn.Tuy các nước đều ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng hoạt động của tổ chức Tài Chính Vi Mô CEP Luận văn Kinh tế 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng quan hệ công chúng của Unilever đối với bột giặt OMO Marketing 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của người nhiễm HIV/AIDS Văn hóa, Xã hội 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0
D THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ CỦA BAN DÂN VẬN TỈNH ỦY THÀNH PHỐ CAO BẰNG Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng công tác phòng chống dịch bệnh covid19 của người dân tại phường nhật tân quận tây hồ - Hà Nội Y dược 1
D Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của Tập đoàn viễn thông quân đội (VIETTEL) - Thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top