chjken_b0y2904

New Member

Download miễn phí Đề tài Giải pháp thực hiện công tác di dân, tái định cư thủy điện Sơn La​






LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ 3

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ QUY HOẠCH TỔNG THỂ DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SƠN LA 3

1. Cơ sở pháp lý: 3

2. Mục tiêu , nhiệm vụ di dân TĐC dự án thủy điện Sơn La 3

2.1. Mục tiêu. 3

2.2. Nhiệm vụ. 4

3. Phương án quy hoạch di dân TĐC. 4

3.1. Về thiệt hại và số dân phải di chuyển đến năm 2010. 4

3.2. Dự kiến phương án bố trí TĐC. 4

II. Cơ sở khoa học của vấn đề di dân tái định cư thủy điện Sơn La: 11

1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề di dân: 11

1.1. Định nghĩa điểm TĐC, khu TĐC, vùng TĐC. 11

1.2. Các hình thức di dân TĐC : 11

2. Nội dung công tác di dân: 12

2.1. Bồi thường thiệt hại : 12

2.1.1. Thiệt hại về đất đai: 12

2.1.2 Bồi thường thiệt hại tài sản. 13

2.1.3. Bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi. 13

2.2. Công tác đầu tư xây dựng, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nơi có hộ tái định cư: 15

2.2.1. San nền: 15

2.2.2. Thủy lợi và giao thông, điện, nước: 15

2.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng khu tái định cư tập trung tại đô thị: 18

2.3. Công tác hỗ trợ ổn định đời sống kinh tế xã hội cho các hộ TĐC. 18

2.3.1. Hỗ trợ lương thực: 18

2.3.2 Hỗ trợ y tế: 19

2.3.3. Hỗ trợ giáo dục: 19

2.3.4. Hỗ trợ tiền sử dụng điện: 19

2.3.5. Hỗ trợ chất đốt: 19

3. Những vấn đề cần quan tâm đối với việc quy hoạch khu TĐC thủy điện Sơn La: 19

3.1. Xây dựng quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội của những vùng dự kiến di dân TĐC gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương và cả nước. 20

3.2. Gắn di dân TĐC gắn với việc bố trí lại dân cư, chuyển đổi cơ cấu kinh tế đồng thời góp phần củng cố đảm bảo an ninh tổ quốc. 21

3.3. Tính hợp lý trong việc kết hợp các cách di dân. 21

Chương II.:THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ DI DÂN THỦY ĐIỆN SƠN LA: 24

I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KT-XH KHU VỰC DI DÂN: 24

1. Đặc điểm tự nhiên vùng dân cư chịu ảnh hưởng của dự án thuỷ điện Sơn La: 24

2. Tình hình KT-XH dân cư khu vực chịu ảnh hưởng. 25

II. TÌNH HÌNH DI DÂN TĐC: 26

1. Kết quả công tác quy hoạch: 26

1.1. Kết quả quy hoạch tổng thể. 26

1.2. Kết quả công tác triển khai quy hoạch chi tiết. 29

2. Xây dựng nơi TĐC mới. 30

2.1 Xây dựng nhà ở cho người dân. 30

2.2 Xây dựng các công trình công cộng. 30

3. Công tác bồi thường, hỗ trợ TĐC 32

3.1. Công tác bồi thường. 32

3.2 Công tác hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ đời sống kt-xh của người dân. 33

3.2.1. Hỗ trợ đời sống: 33

3.2.2. Hỗ trợ sản xuất: 34

3.3 Giải quyết vấn đề đất ở và đất sản xuất. 35

4. Kết quả di dân đến các khu TĐC đã quy hoạch. 38

5. Tiểu kết. 38

III. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC DI DÂN THỦY ĐIỆN SƠN LA. 40

1. Một số hạn chế và tồn tại trong thời gian qua: 40

2. Nguyên nhân: 43

2.1. Nguyên nhân khách quan. 43

2.1 Những nguyên nhân chủ quan. 43

Chương III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THÀNH TỐT CÔNG TÁC DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA 45

I. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƯ CỦA TỈNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (NĂM 2009-2010). 45

1. Phương hướng thực hiện công tác di dân, tái định cư của tỉnh Sơn La đến năm 1010: 45

2. Nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong giai đoạn hiện nay. 46

II. CÁC GIẢI PHÁP GIÚP HOÀN THÀNH NHỮNG MỤC TIÊU DI DÂN ĐÃ ĐẶT RA. 48

1. Giải pháp về mặt cơ chế, chính sách: 49

1.1. Thay đổi một số văn bản nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, đẩy nhanh tốc độ di dân, TĐC. 49

1.2. Điều chỉnh lại một số chính sách nhằm ổn định tốt hơn đời sống nhân dân. 51

2. Giải pháp trong quá trình tổ chức thực hiện di dân, TĐC: 56

2.1. Nhóm giải pháp phục vụ công tác di chuyển. 56

2.2.Giải pháp giúp ổn định sản xuất cho người dân: 58

KẾT LUẬN. 60
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2005 Dự án thủy điện Sơn La chính thức được khởi công, theo tính toán thì mức nước dưới cos 214m sẽ gây ngập hơn 15000 ha đất, và ảnh hưởng đến hơn 12500 hộ dân của 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Để hoàn thành công trình thủy điện thế kỷ của đất nước theo đúng tiến độ đã đề ra thì công tác di chuyển và hỗ trợ cho những hộ dân bị ảnh hưởng là rất cần thiết. Theo kế hoạch thì đến năm 2010, ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu phải hoàn thành toàn bộ công tác di dời đền bù giải phóng mặt bằng cho dự án thủy điện. Trong những năm vừa qua (2004-2008), Tỉnh Sơn La mà thay mặt là BQL dự án tái định cư, Hội đồng thẩm định dự án tỉnh Sơn La… đã có nhiều lỗ lực trong công tác di dân, giải phóng mặt bằng nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà Chính Phủ đã đề ra. Tuy nhiên, theo đánh giá thì tiến độ di dân vẫn còn rất chậm, theo bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn thì khả năng công tác di dân sẽ không thể hoàn thành đúng kế hoạch là rất cao.
Đề tài: “Giải pháp thực hiện công tác di dân, tái định cư thủy điện Sơn La.” Tập trung phân tích, làm rõ những nguyên nhân, tồn tại trong việc thực hiện công tác di dân, tái định cư và đưa ra một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ của công tác di dân đồng thời nâng cao, ổn định đời sống cho người dân sau khi chuyển đến nơi ở mới.
Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương chính:
Chương I. Nội dung của công tác di dân, tái định cư.
Chương II. Thực trạng công tác di dân, tái định cư Thủy điện Sơn la.
Chương III. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thành tốt công tác di dân tái định cư thủy điện Sơn La.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về mặt thời gian, khả năng phân tích và kiến thức nên đề tài khó tránh khỏi được những sai sót, vì vậy rất mong được sự góp ý của các thầy cô để em nhận thức được rõ hơn đề tài và học hỏi thêm những kiến thức còn khuyết.
Em xin chân thành Thank các thầy cô giáo trong khoa Kế hoạch và phát triển, đặc biệt là cô giáo Vũ Thị Ngọc Phùng, cùng các chú, các anh trong Sở KH&ĐT tỉnh Sơn La đã giúp em hoàn thành đề tài này.

Chương I. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ QUY HOẠCH TỔNG THỂ DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SƠN LA
1. Cơ sở pháp lý:
- Nghị quyết số 44/2001/QH10 Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá X và Nghị quyết số 13/2002/QH11 Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XI về công trình thủy điện Sơn La;
- Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đầu tư Dự án thủy điện Sơn La;
- Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định về bồi thường, di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La; Quyết định số 1251/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2004 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của của Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính Phủ.
- Quyết định Số: 196/2004/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2004 của thủ tướng Chính Phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La.
2. Mục tiêu , nhiệm vụ di dân TĐC dự án thủy điện Sơn La
2.1. Mục tiêu.
Di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La phải tạo được các điều kiện để đồng bào tái định cư sớm ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác tiềm năng về tài nguyên và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.
2.2. Nhiệm vụ.
Đến năm 2010 tổ chức thực hiện bồi thường, di chuyển và tái định cư cho hộ gia đình và cá nhân thuộc đối tượng di dân tái định cư; bồi thường di chuyển và xây dựng lại kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc - văn hóa xã hội của các tổ chức, đơn vị trong mặt bằng thi công và vùng ngập của hồ chứa Dự án thủy điện Sơn La.
3. Phương án quy hoạch di dân TĐC.
- Cử cán bộ kỹ thuật giỏi, hiểu biết về tập quán canh tác của người dân xuống hỗ trợ, hướng dẫn bà con kỹ thuật canh tác sao cho đạt được hiệu quả cao. Nhằm khuyến khích cán bộ giỏi về những vùng tái định cư khó khăn công tác. Đề nghị tỉnh, huyện có những chính sách khuyến khích đối với cán bộ làm công tác di dân tái định cư: Nâng cao mức trợ cấp đối với những cán bộ công tác tại khu tái định cư mới, trực tiếp tham gia giúp nhân dân ổn định đời sống và sản xuất.
- Lập ra các hội nông dân, hội phụ nữ cùng giúp đỡ nhau phát triển sản xuất.
- Dùng các nguồn vốn ưu đãi, cho vay và hỗ trợ người dân sản xuất.
- Thực hiện lồng ghép việc sản xuất của người dân với những dự án của tỉnh đang tiến hành: dự án trồng cây cao su hay các dự án trồng rừng phòng hộ.
- Thực hiện giao đất giao rừng cho người dân chăm sóc và bảo vệ.
b. Thực hiện chính sách hỗ trợ về vốn, cây, con giống cho người dân trong những năm đầu tiên đến định cư:
- Thực hiện chính sách hỗ trợ 50% giá cây, con giống cho người dân trong 3 năm mới chuyển đến tại những khu tái định cư mới.
- Hỗ trợ 30% giá cây trồng, con giống đối với những hộ tái định cư xen ghép có điều kiện kinh tế khó khăn.
c. Hỗ trợ người dân trong quá trình tìm đầu ra cho sản phẩm:
- Huyện, xã thay mặt cho người dân kí kết hợp đồng với các công ty, xí nghiệp sản xuất trên địa bàn như: nhà máy mía đường ở Mai Sơn, Công ty Chè ở Mộc Châu, Công ty sữa Mộc Châu, hay công ty cao su Sơn La… nhằm tạo một đầu ra ổn định cho người dân an tâm sản xuất.
- Đối với những sản phẩm thủ công mĩ nghệ: Tổ chức thành những hội nghệ nhân có tay nghề cao, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tìm kiếm khách hàng.

KẾT LUẬN.
Di dân tái định cư là một vấn đề phức tạp và lâu dài. Nó ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của người dân khu vực di chuyển cũng như dân cư khu vực bị ảnh hưởng. Để làm tốt công tác di dân đòi hỏi phải có sự phối hợp nhiều mặt, chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan. Từ cơ chế, chính sách – là căn cứ để triển khai công tác di dân, đến quá trình triển khai thực hiện đều phải được thực hiện một cách quy củ và không ngừng được đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế.
Hiện nay, công tác di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Sơn La đang được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của vấn đề nên theo đánh giá của nhiều cơ quan báo chí, cơ quan chức năng thì việc di dân diễn ra vẫn còn chậm so với yêu cầu. Đề tài « Giải pháp hoàn thành công tác di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La » được em viết trên quan điểm của tỉnh Sơn La. Mặc dù có nhiều cố gắng, tìm tòi, nghiên cứu song do điều kiện có hạn về thời gian và thông tin nên chắc chắn đề tài còn có nhiều thiếu sót. Em mong được các thầy, cô giáo quan tâm sửa chữa và bổ sung góp ý để đề tài của em được tốt hơn.
Cuối cùng em xin Thank cô giáo hướng dẫn : Vũ Thị Ngọc Phùng, cùng các chú ở phòng Thẩm định dự án tái định cư Thủy điện Sơn La tỉnh Sơn La, các cô chú ở phòng Kế Hoạch BQLDA TĐC Thủy điện Sơn La đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Bùi Hạnh

New Member
Mình đang cần tham khảo một số nội dung trong luận văn "Giải pháp thực hiện công tác di dân, tái định cư thuỷ điện Sơn La". GIúp mình tải luận văn này nhé!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp hoạt động bù trừ thanh toán và lưu ký Chứng khoán ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp đàm phán trong kinh doanh hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý Khoa học Tự nhiên 1
D Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Trường mầm non xã Kim Sơn – Huyện Lục Ngạn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top