ximuoi17_bmt

New Member

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính ở Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Dương





Thực tế về mặt pháp lý, mô hình công ty mẹ – công ty con đối với hình thức sở hữu tư nhân hiện nay chưa được quy định và hướng dẫn chi tiết. Trong luật doanh nghiệp 2005 hiện hành có quy định về nhóm công ty, tuy nhiên chưa có các văn bản hướng dẫn tạo được hành lang pháp lý cho việc hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Vì vậy trước mắt Nhà nước cần sớm ban hành các quy định, các nguyên tắc, các mô hình về việc hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Nhà nước cũng nên có các nghiên cứu cụ thể từ các nước phát triển, đặc biệt là các nước có điều kiện tương tự Việt Nam để có những hoạch định về chiến lược này.

Về phía Công ty TNHH Hoàng Dương

Công ty TNHH Hoàng Dương cần đào tạo phát triển đội ngũ nhân lực quản trị có đủ trình độ và chuyên môn đáp ứng được yêu cầu quản lý của cả tổ hợp với mục tiêu hoạt động sản xuất đa ngành, đa lĩnh vực, trên địa bàn rộng lớn. Đây được nhìn nhận như là một chiến lược lâu dài của cả tổ hợp. Để thực hiện tốt giải pháp này, Công ty TNHH Hoàng Dương cần thực hiện một số điểm cơ bản sau đây:

- Quy hoạch đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất quản trị để đưa vào các vị trí tương ứng của công ty mẹ và các công ty thành viên trong tổ hợp.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ệt len Hà Đông
Hàng dệt len, may mặc
14.000
1.000
7,14%
Tổng cộng
40.000
14.550
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất nhóm Công ty Hoàng Dương năm 2007)
2.2.1.2 Nguồn vốn tự bổ sung
BảNG 2.3: TổNG HợP CƠ CấU NGUồN VốN KINH DOANH
(NHóM CÔNG TY HOàNG DƯƠNG)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
2007
1
Vốn chủ sở hữu
7.176
9.128
36.214
48.139
62.337
76.922
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu
- Tự bổ sung
- Vốn khác
5.000
2.176
5.000
4.128
29.000
7.214
39.000
9.139
39.000
23.337
45.000
31.922
2
Nợ phải trả
12.145
23.015
27.877
46.378
46.079
45.866
Vốn vay tín dụng
3.330
4.800
14.735
28.665
31.046
34.557
Tổng cộng nguồn vốn
19.321
32.143
64.091
94.517
108.416
122.788
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất nhóm Công ty Hoàng Dương các năm 2002 -2007)
Vốn tự bổ sung của Công ty chủ yếu được hình thành từ nguồn lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận được chia của các Công ty liên kết, thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm Đối với nhóm Công ty Hoàng Dương, nguồn vốn tự bổ sung từ hoạt động sản xuất kinh doanh là một nguồn vốn cực kỳ quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn của toàn nhóm.
2.2.1.3 Nguồn vốn huy động
a) Nguồn vốn vay từ các tổ chức, cá nhân
Bảng 2.4: NGUồN VốN CHO ĐầU TƯ PHáT TRIểN GIAI ĐOạN 2002-2007
(nhóm CÔNG TY HOàNG DƯƠNG )
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Chi tiết hoạt động
SXKD& Đầu tư
Tổng cộng
Chia ra theo từng năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
1
Vốn đầu tư ngành dệt may
101.062
12.027
16.133
22.034
15.347
18.446
17.075
2
Vốn đầu tư sản xuất,
kinh doanh ngành thép
153.848
22.144
30.064
37.466
64.174
3
Nhu cầu khác
18.644
855
1.226
2.477
2.870
3.027
8.189
Tổng cộng
273.554
12.882
17.359
46.655
48.281
58.939
89.438
( Nguồn: Kế hoạch sản xuất kinh doanh nhóm Công ty Hoàng Dương các năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006,2007).
Qua bảng ta thấy nhu cầu vốn qua từng năm ngày càng tăng lên, nếu như năm 2005 nhu cầu vốn chỉ là 48.281 triệu đồng thì đến năm 2006 nguồn vốn cần đáp ứng đã là 89.438 triệu đồng ( tăng gấp 6,94 lần so với năm 2002). So sánh với nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm, ta có thể thấy nhóm Công ty Hoàng Dương phải nỗ lực rất lớn để huy động vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và đầu tư.
Bảng 2.5 cho thấy nhu cầu vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh của nhóm Công ty Hoàng Dương từ 2008 đến 2010 tăng lên rất cao. Để giải bài toán về huy động vốn trong giai đoạn này, đòi hỏi công ty phải xây dựng một kế hoạch và định hướng cụ thể, đáp ứng kịp thời cho phát triển và đầu tư.
Bảng 2.5: NGUồN VốN CHO ĐầU TƯ PHáT TRIểN GIAI ĐOạN 2008-2010
(nhóm CÔNG TY HOàNG DƯƠNG )
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Chi tiết nhu cầu vốn
Tổng cộng
Chia ra theo từng năm
2008
2009
2010
1
Vốn đầu tư ngành may
30.500
14.200
7.500
8.800
2
Vốn đầu tư ngành dệt
54.500
15.700
16.800
22.000
3
Vốn đầu tư sản xuất,
kinh doanh ngành thép
251.000
75.500
85.500
90.000
4
Vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh
Chai nhựa PET
28.000
8.500
9.500
10.000
5
Nhu cầu khác
15.000
4.500
5.000
5.500
Tổng cộng
379.000
118.400
124.300
136.300
(Nguồn: Kế hoạch kinh doanh Nhóm Công ty Hoàng Dương 2008 – 2010)
Nguồn vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư là rất lớn, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ bé, vì vậy đòi hỏi tất yếu là công ty phải tìm kiếm các kênh huy động vốn khác nhau. Công ty đã sử dụng nguồn vốn vay từ các tổ chức, cá nhân như: Vay vốn lưu động và vốn đầu tư từ các ngân hàng thương mại, tín dụng người mua, vay của các đối tác có quan hệ sản xuất kinh doanhTuy nhiên, việc vay vốn của công ty gặp khá nhiều khó khăn do:
Các đối tượng cho vay yêu cầu các điều kiện về tài sản thế chấp đảm bảo, nhưng tài sản của nhóm công ty không đủ lớn để có thể tạo hạn mức vay đủ lớn cho nhu cầu.
Nhóm Công ty Hoàng Dương là các công ty vừa và nhỏ, vì vậy không đủ điều kiện tiếp nhận được các nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Nguồn vốn huy động từ các cá nhân nhỏ, không đủ đáp ứng nhu cầu của nhóm công ty.
Đối mặt với những khó khăn như vậy, đòi hỏi Công ty phải xây dựng được một chiến lược sản xuất kinh doanh cũng như một cơ chế tài chính linh hoạt, đồng bộ để có thể huy động đủ nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư.
b) Các hình thức huy động vốn khác
- Huy động vốn giữa các công ty thành viên trong nhóm công ty: Do tính chất sản xuất kinh doanh của từng công ty trong nhóm công ty khác nhau, do đó có những lúc công ty này tạm thời có vốn lưu động nhàn rỗi, trong khi đó công ty khác lại tạm thời thiếu vốn. Vì vậy giữa các công ty có thể điều chuyển vay vốn của nhau khi cần thiết.
- Tín dụng thương mại cũng là một nguồn vốn huy động khá hữu hiệu của công ty trong thời gian qua, cụ thể như việc mua trả chậm nguyên vật liệu (sợi các loại, khóa, cúc, tiền in), máy móc thiết bị (máy may, máy dệt)
- Nguồn vốn chiếm dụng của khách hàng: Đó là khoản công nợ mà Công ty phải thanh toán cho khách hàng, tuy nhiên do nhiều lý do khách quan và chủ quan mà Công ty chưa kịp thanh toán nên đã tạm thời chiếm dụng.
2.2.1.4 Một số nhận xét về cơ chế tạo lập và huy động vốn ở Công ty TNHH Hoàng Dương trong thời gian qua
Qua phân tích thực trạng cơ chế tạo lập và huy động vốn kinh doanh của nhóm Công ty Hoàng Dương trong thời gian vừa qua, chúng ta thấy rằng ngoài những nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty còn có những nỗ lực rất đáng kể trong công tác tạo lập và huy động vốn kinh doanh. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao trong các năm vừa qua nhưng nguồn vốn chủ sở hữu vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng nguồn vốn kinh doanh. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển liên tục, Công ty TNHH Hoàng Dương đã thực hiện huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như: tự bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh, vay của các cá nhân, tổ chức tín dụng, sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi của các công ty thành viên trong nhóm công ty, vốn của người bánTuy nhiên, cơ chế tạo lập, huy động vốn của Công ty TNHH Hoàng Dương vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như:
- Chưa có nhiều phương án huy động vốn: Hình thức công ty TNHH do các thành viên đều là các cá nhân, vì vậy việc huy động vốn chủ yếu là từ nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh và vốn vay. Luật quy định điều kiện tăng vốn điều lệ đối với hình thức Công ty TNHH tương đối chặt chẽ, mặt khác do yêu cầu trong sản xuất kinh doanh chưa cấp bách, do đó từ khi thành lập đến nay công ty chưa tăng vốn điều lệ lần nào. Các nguồn vốn khác như huy động từ các nguồn vốn tài chính quốc tế, vốn cấp từ ngân sách nhà nước hay các nguồn vốn ưu đãi đều không khả thi do điều kiện hình thành và năng lực của công ty không đáp ứng được. Các công ty thành viên trong nhóm cũng là các công ty vừa và nhỏ, thành lập chưa lâu, mặc dù loại hình công ty có khác nhau (công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần), nhưng chưa có đủ điều kiện để tiếp cận và huy động các nguồn vốn một cách đa dạng .
- Chưa chủ động trong việc điều hòa nguồn vốn giữa các công ty thành viên trong nhóm công ty: Hiện nay nhóm công ty Hoàng Dương bao gồm công ty TNHH Hoàng Dương là công ty mẹ, 3 công ty con và 1 công ty l...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác quản trị về cơ sở vật chất kỹ thuật tại nhà hàng luxury, khách sạn luxury Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện định vị sản phẩm của công ty trên thị trường mục tiêu tại công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh hưng yên Y dược 0
D Hoàn thiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Niinh Văn hóa, Xã hội 0
V Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu Luận văn Kinh tế 2
G Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại nhà máy cơ khí Hồng Nam Luận văn Kinh tế 0
G Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng Luận văn Kinh tế 0
V Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top