Download miễn phí Asean - Quá trình hình thành và phát triển





Vào cuối những năm 1960 tình hình Đông Dương có sự diễn biến phức tạp. Cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Dương chống can thiệp Mỹ và tay sai đang ngày một lớn mạnh. Hiệp hội các nước Đông Nam Á ra đời năm 1967 trong bối cảnh Đông Nam Á đang có sự đối đầu giữa các thế lực khác nhau. Các nước trong ASEAN đều ít nhiều có sự dính líu tới cuộc chiến tranh Việt Nam. Philippin và Thái Lan là hai nước có quân tham gia lực lượng Mỹ tại Việt Nam. Các căn cứ ở hai nước này là địa điểm xuất phát của lực lượng Mỹ đánh phá Việt Nam.

Do vậy, cho tới khi có sự biến chuyển về chiến tranh, thắng lợi về mặt chiến lược của cách mạng Việt Nam diễn ra không ngừng (Tổng tiến công 1968, đánh bại chiến tranh phá hoại ở miền Bắc của không quân Mỹ v.v.) làm cho thế lực của Mỹ ngày càng giảm sút, ảnh hưởng của Trung Quốc và Liên Xô tăng lên ở khu vực. Tình hình đó làm cho ASEAN phải xem xét, đổi mới, tính toán lại chiến lược của mình. Sự can thiệp ngày càng lớn của Trung Quốc cùng với việc Mỹ rút dần quân khỏi Thái Lan v.v. làm cho hơn lúc nào hết chính quyền các nước ASEAN bị gây áp lực, đe doạ tới sự ổn định của đất nước. Tháng 11 - 1971 tuyên bố ZOPFAN được ký kết, tuyên bố này chính là sự thay đổi về đường lối đối ngoại của các nước ASEAN. Mong muốn đạt mục đích tách các nước ASEAN khỏi sự can thiệp của các nước lớn, đặt ASEAN đứng ngoài cuộc tranh chấp giữa các thế lực khác. Biến ASEAN thành khu vực tự do và trung lập, không liên kết. Mặt khác tuyên bố ZOPFAN còn tạo điều kiện để các nước ASEAN thăm dò khả năng quan hệ với Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


độc lập, chủ quyền, bình đẳng toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các nước.
b. Quyền của các dân tộc, quốc gia được tồn tại mà không có sự cạn thiệp, lật đổ hay sức ép từ bên ngoài.
c. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
d. Giải quyết tranh chấp hay bất đồng bằng biện pháp hoà bình
e. Không đe doạ, sử dụng vũ lực.
f. Hợp tác có hiệu quả giữa các nước. Như vậy chứng tỏ ASEAN là một liên minh hợp tác về chính trị, quân sự, không phải là một liên minh quân sự.
3. Cơ cấu tổ chức của ASEAN
Theo điều 2 tuyên bố Băng Cốc 1967, được bổ sung và cụ thể hoá bằng các văn kiện khác, bộ máy cơ cấu tổ chức của ASEAN bao gồm:
+ Cơ quan cao nhất là hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên (lãnh đạo chính phủ) có chức năng vạch ra đường lối cho từng thời kỳ.
+ Hội nghị bộ trưởng các ngành chuyên môn.
+ Các uỷ ban thường trực ASEAN do Bộ trưởng ngoại giao các nước đăng cai làm chủ tịch và đại sứ các nước thành viên khác, có nhiệm vụ chuẩn bị cho các cuộc họp hàng năm và hội nghị bất thường của Hội nghị cấp Bộ trưởng nói trên.
+ Các uỷ ban chuyên môn (gồm viên chức và chuyên gia của các nước thành viên).
+ ASEAN có 5 uỷ ban kinh tế: Thương mại và du lịch công nghiệp năng lượng và tài nguyên, lương thực và nông nghiệp. Liên lạc và giao thông vận tải, tài chính và ngân hàng. Có 4 uỷ ban về văn hoá là:
- Khoa học kỹ thuật
- Văn hoá và thông tin
- Phát triển xã hội.
- Ngân quỹ
+ Ban thư ký: Được thành lập năm 1978 (theo chương trình hoạt động 1976); trụ sở đặt tại Giacacta, có nhiệm vụ phối hợp theo dõi và tạo điều kiện để tiến hành hoạt động của ASEAN.
* Từ cơ cấu tổ chức của ASEAN ta có thể nhận thấy tổ chức này không phải là một tổ chức siêu quốc gia chỉ đạo các nước thành viên mà là cơ quan phối hợp các hoạt động của các nước hội viên, dung hoà quyền lợi dân tộc của mỗi nước với quyền lợi của tất cả các nước thành viên.
III - Vai trò của ASEAN với sự tồn tại, phát triển của khu vực Đông Nam á và sự ổn định của thế giới.
1. Trong lĩnh vực chính trị:
+ Với tư cách là tổ chức của các quốc gia Đông Nam á. ASEAN đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định, tồn tại của khu vực và thế giới. Với đường lối đối ngoại hoà bình, tạo lập mối đoàn kết giữa các nước trong khu vực, tăng cường tiếp xúc với các nước và tổ chức quốc tế, tất cả các nước Đông Nam á giờ đây đều tích cực tham gia vào quá trình hợp tác vì hoà bình ổn định và phát triển. Với chính sách đối thoại, hợp tác cùng nhau giải quyết mâu thuẫn bằng con đường chính trị ASEAN đã biến khu vực Đông Nam á từ một điểm nóng trở thành một trong những khu vực có nền an ninh - chính trị - ổn định nhất trên thế giới, mối xung đột giữa các quốc gia thông qua vai trò của ASEAN đã được giải quyết êm thấm bằng con đường đối thoại. Thông qua ASEAN, các nước Đông Nam á đã có tiếng nói, quan trọng trên trường quốc tế, với tinh thần đoàn kết khu vực, bằng hành động của mình ASEAN trở thành một lực lượng đủ mạnh để ngăn chặn mưu đồ thống trị của các thế lực bên ngoài, giữ gìn được bản sắc của khu vực, bảo vệ được nền độc lập, tự chủ của các quốc gia thành viên.
2. Trong lĩnh vực kinh tế:
+ Các quốc gia Đông Nam á trong ASEAN là những nước vừa và nhỏ. Nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Sức mạnh kinh tế của hầu hết các nước thành viên chưa đủ để có thể có tiếng nói quyết định trong nền kinh tế thế giới. Với cơ chế hợp tác, ASEAN đã trở thành một thị trường to lớn đầy hứa hẹn đối với mỗi nước thành viên. Hợp tác kinh tế khu vực góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của mỗi nước, đồng thời ASEAN với sức mạnh của sự tập trung của nhiều nền kinh tế trở thành cánh cửa để các nước thành viên bước ra bên ngoài hợp tác với các khối, tổ chức kinh tế lớn trên thế giới.
Với tiềm năng to lớn về nhiều mặt, ngày nay ASEAN với tư cách là khu vực kinh tế năng động và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới đang trở thành một khu vực có sức hấp dẫn đầu tư của nước ngoài. Qua đó sự vững mạnh về kinh tế của các nước thành viên càng được củng cố, sức mạnh kinh tế của khu vực tăng lên góp phần đẩy mạnh quá trình liên kết kinh tế của ASEAN với các nền kinh tế khác. ASEAN trở thành một mắt xích quan trọng, không thể thiếu trong chuối liên kết kinh tế thế giới và có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của khu vực.
3. Trong một số lĩnh vực khác:
- ASEAN là cầu nối hợp tác giữa các nước thành viên trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật. Sự giao lưu, hợp tác, trao đổi của các nước trong ASEAN củng cố thêm tình đoàn kết khu vực, đưa sự tiến bộ của khối lên ngang tầm thế giới, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và tiến bộ của nhân loại.
Chương II
Hợp tác kinh tế ASEAN - Việt Nam.
I - Việt Nam gia nhập ASEAN.
Cùng nằm trong khu vực Đông Nam á. Qua từng thời kỳ quan hệ Việt nam - ASEAN có sự thăng trầm khác nhau, tuỳ tình hình và hoàn cảnh quốc tế trong chiến tranh lạnh và sau chiến tranh lạnh ASEAN luôn có những vị trí khác nhau, quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước ta.
1. Quan điểm của chính phủ Việt Nam về tổ chức ASEAN và mức độ quan hệ của chúng ta với tổ chức này.
a. Giai đoạn 1967 - 1978.
- Vào cuối những năm 1960 tình hình Đông Dương có sự diễn biến phức tạp. Cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Dương chống can thiệp Mỹ và tay sai đang ngày một lớn mạnh. Hiệp hội các nước Đông Nam á ra đời năm 1967 trong bối cảnh Đông Nam á đang có sự đối đầu giữa các thế lực khác nhau. Các nước trong ASEAN đều ít nhiều có sự dính líu tới cuộc chiến tranh Việt Nam. Philippin và Thái Lan là hai nước có quân tham gia lực lượng Mỹ tại Việt Nam. Các căn cứ ở hai nước này là địa điểm xuất phát của lực lượng Mỹ đánh phá Việt Nam.
Do vậy, cho tới khi có sự biến chuyển về chiến tranh, thắng lợi về mặt chiến lược của cách mạng Việt Nam diễn ra không ngừng (Tổng tiến công 1968, đánh bại chiến tranh phá hoại ở miền Bắc của không quân Mỹ v.v...) làm cho thế lực của Mỹ ngày càng giảm sút, ảnh hưởng của Trung Quốc và Liên Xô tăng lên ở khu vực. Tình hình đó làm cho ASEAN phải xem xét, đổi mới, tính toán lại chiến lược của mình. Sự can thiệp ngày càng lớn của Trung Quốc cùng với việc Mỹ rút dần quân khỏi Thái Lan v.v... làm cho hơn lúc nào hết chính quyền các nước ASEAN bị gây áp lực, đe doạ tới sự ổn định của đất nước. Tháng 11 - 1971 tuyên bố ZOPFAN được ký kết, tuyên bố này chính là sự thay đổi về đường lối đối ngoại của các nước ASEAN. Mong muốn đạt mục đích tách các nước ASEAN khỏi sự can thiệp của các nước lớn, đặt ASEAN đứng ngoài cuộc tranh chấp giữa các thế lực khác. Biến ASEAN thành khu vực tự do và trung lập, không liên kết. Mặt khác tuyên bố ZOPFAN còn tạo điều kiện để các nước ASEAN thăm dò khả năng quan hệ với Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trước chính sách đối ngoại ngày một tiến bộ của các nước ASEAN cùng với hoạt động giảm bớt sự can thiệp vào công việc nội bộ của ...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top